Monday, April 19, 2010

Dân oan Nghệ An biểu tình phản đối chính quyền địa phương

2010-04-16

Trong hai ngày qua, nhiều dân oan tại Nghệ An biểu tình phản đối chính quyền địa phương cưỡng chiếm đất đai, nhà cửa của họ.

Ảnh do thính giả gửi RFA

Công an cản trở không cho người dân vào Tỉnh Ủy

Không những thế, chính quyền địa phương còn thực hiện hành động mà họ cho là “nhiều sai phạm” của giới cầm quyền trong các vấn đề từ tiền lương, tù đày oan trái cho tới tình trạng thiệt thòi của thương binh liệt sĩ trong tỉnh.

Nhiều nỗi oan trái

Cũng giống như mọi khi, và mọi nơi trong nước, khoảng 60 dân oan từ nhiều huyện trong tỉnh Nghệ An, thậm chí từ vùng xa xôi giáp ranh với Lào, đã bị đùn đẩy từ Ủy ban Nhân dân Tỉnh đến Trụ sở Tỉnh Ủy, nơi họ cáo giác là bị tiếp đón bằng súng, bị công an xô đẩy, không cho vào bên trong các cơ quan đầu não của tỉnh để khiếu kiện.

Một cư dân ở Nghệ An đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết cho dân oan, là chị Hồ Thị Bích Khương, mô tả: “Đúng là Trụ sở Tiếp dân của Tỉnh Ủy đã tiếp dân bằng súng. Họ đem súng ra cản nhân dân, đe dọa nhân dân”.

Một dân oan khác, ông Trần Văn Huy, nhận xét: “Những người thương binh biểu tình hôm qua (thứ Năm 15/4) và hôm nay, có những người bị mất một chân, một cánh tay, đi khiếu kiện để đòi lại công bằng cho chính họ và cho xã hội nói chung, nhưng CS ngày nay, sau khi giành được chính quyền rồi, thì quay lại tiếp chúng tôi bằng súng.”

Nhân dân Nghệ An đứng lên đấu tranh cho CS có được ngày hôm nay. Nhưng 35 năm sau chính CS quay ngược lại cướp đất đai của chúng tôi.
Dân oan Trần Văn Huy

Theo lời kể lại của các dân oan, thì sau cùng rồi một quan chức từ trong cơ quan Tỉnh Ủy cũng xuất hiện, hứa hẹn suông rằng sẽ chỉ đạo cho Ủy ban Nhân dân tỉnh giải quyết, và yêu cầu họ sang bên đó. Tới giờ hẹn, người dân khiếu kiện kéo sang bên đó thì chỉ thấy “Cửa Quan” im ỉm, trong tình trạng cửa đóng then gài.

Bà Nguyễn Thị Ngọc, một dân oan đến từ huyện Nghĩa Đàn của tỉnh Nghệ An than phiền rằng: “Hôm nay tôi đi biểu tình. Bên Tỉnh Ủy có nói với dân oan là sẽ tiếp dân. Tôi chờ cho mãi đến tối, nhưng không vào cơ quan này được.”

Và bà cho biết thêm về nỗi gian truân của mình trong 5 năm khiếu kiện sau khi nhà của bà bị giới cầm quyền địa phương cho người đập phá: “Tôi đi kiện đã 5 năm rồi. Nhưng thực tế thì ông chủ tịch Lê Phúc Anh thị xã Thái Hòa cấp một lúc 5 miếng đất cho ông Hồ Bá Điều.

Hothi-BKhuong01.JPG
Một dân oan Nghệ An khiếu kiện hôm 15/4/2010. Ảnh do thính giả gửi RFA
Hiện tại là cướp mất đường, rồi phá nhà, xây một khách sạn cao tầng. Trong khi phá nhà tôi, tôi chạy kêu CA thì họ bảo là đất của ông Điều, nên không can thiệp. Nhà tôi bị ông Chủ tịch Lê Phúc Anh cho ông Hồ Bá Điều cắt mất nửa nhà tôi. Tôi đi kiện 5 năm nay từ địa phương lên trung ương, nhưng thực tế là họ đùn đẩy, không giải quyết.”

Trường hợp bà Dư Thị Lúc gặp rắc rối từ năm 1995 khi giới chức địa phương cướp mất 5 sào đất mà gia đình bà khai hoang và sở hữu từ năm 1974, khiến bà và nhiều người con lâm cảnh túng thiếu. Bà Dư Thị Lúc cho biết: “Mẹ con tôi quá là oan trái. Mẹ con tôi làm đơn khiếu kiện lên nhờ cấp trên giải quyết. Nhưng chính quyền thì “trắng trở làm đen còn đen thì làm trắng”. Mẹ con tôi không biết kêu van vào ai.”

Hoặc trường hợp ông Hồ Văn Thái sau bao nhiêu năm canh tác hoa màu thì bị điều mà ông gọi là “kẻ xấu phá hoại”, khiến ông bị mất đất, mất trâu, con bị tù tội. Ông Hồ Văn Thái nói thêm: “Nhà cầm quyền CS đã cướp thêm toàn bộ gần gấp hơn 5 lần mà tòa án đã quy tội phi pháp cho Hồ Văn Phán (con trai) và gia đình tôi. Cho đến nay tôi đã mệt mõi vì khiếu kiện, mất hết tài sản. Giới cầm quyền CS chưa có ai đứng ra giải quyết cho tôi.”

Vừa rồi là những trường hợp dân oan tiêu biểu ở tỉnh Nghệ An. Dân oan Trần Văn Huy nhận xét về hành động của giới cầm quyền địa phương: “Thực chất sự việc ở đây đều liên quan đến đất đai. CS bằng mọi cách dụ dỗ và bằng mọi phương pháp cướp đoạt quyền sử dụng đất của chúng tôi để trao cho người khác dưới danh nghĩa xây dựng một dự án. Nhưng dự án này 3-4 năm sau vẫn nằm đó, và đất bị cưỡng chiếm vẫn bị bỏ oan.”

Bây giờ dân bị oan ức kinh khủng, còn bọn cán bộ làm hại dân khắp cả nước rồi. Tôi đại diện cho đảng CS đi kêu oan cho dân. Nó ăn cướp đất của dân.
Đảng viên Phạm Văn Minh

Và ông cay đắng nhận xét đó là “một nỗi nhục cho một dân tộc. Truyền thống Nghệ An là một truyền thống đấu tranh, không bị lệ thuộc ngoại bang. Nhân dân Nghệ An đứng lên đấu tranh cho CS có được ngày hôm nay. Nhưng 35 năm sau chính CS quay ngược lại cướp đất đai của chúng tôi.”

Những đảng viên cũng bất bình

Hothi-BKhuong02.JPG
Ông Nguyễn Quang Doãn, một dân oan khiếu kiện gần 20 năm đã bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản. Ảnh do thính giả gửi RFA
Tình cảnh của dân oan, và nhiều nỗi oan trái khác, khiến cả những đảng viên đảng CS cũng không khỏi bất bình, trong số đó có đảng viên Phạm văn Minh. Ông Minh cáo giác: “Cán bộ của Đảng CS bây giờ đã hỏng hết rồi. Họ biến Đảng CS thành “ma qu”, làm cho dân khổ. Nói tóm lại chế độ của CS bây giờ hỏng hết rồi. Bây giờ dân bị oan ức kinh khủng, còn bọn cán bộ làm hại dân khắp cả nước rồi. Tôi đại diện cho đảng CS đi kêu oan cho dân. Nó ăn cướp đất của dân.”

Có lẽ đó cũng là một trong những lý do mà chị Hồ Thị Bích Khương lâu nay ra sức giúp dân oan tranh đấu phục hồi những quyền chính đáng của họ. Và chị lưu ý về mục tiêu của cuộc biểu tình hai ngày qua nhằm phản đối tất cả sai phạm của giới cầm quyền CS, từ đất đai, tiền lương cho tới tù đày oan sai, những thiệt thòi của thương binh liệt sĩ…”

Chị Hồ Thị Bích Khương cho biết thêm là chị “rất bất bình với chế độ này. Hiện tại dân oan cả nước tràn lan” và chị “đã gia nhập Khối 8406 đấu tranh cho quyền tự do, dân chủ, quyền làm người của dân tộc VN để làm sao đất nước đổi mới, nhân dân có được quyền con người.”

Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.

Định hướng dư luận, công lý ra sao? (phần 2)

2010-04-19

Theo giới quan sát các diễn biến thời sự tại Việt Nam, dư luận là tác nhân chính khiến hệ thống chính trị ở Việt Nam buộc phải xét lại vụ án liên quan đến bà Trần Ngọc Sương.

Photo courtesy of vietnamnet

Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa sơ thẩm tháng 8/2009

Việc này nhằm xoa dịu sự bất bình, cũng như khôi phục niềm tin của công chúng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thông tin theo chỉ đạo, nhằm thực hiện công việc “định hướng dư luận” vẫn là điều bình thường, bất kể đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy, việc “định hướng dư luận” gây nguy hại cho việc thực thi công lý.

Chỉ đạo rồi... chối

Suốt từ năm 2008 đến nay, không chỉ có công chúng và báo giới bày tỏ sự bất bình về việc khởi tố vụ án Nông trường Sông Hậu, cũng như chuyện hệ thống tư pháp kết án bà Trần Ngọc Sương. Trong giai đoạn vừa kể, còn có hai nhân vật được cả chính trường lẫn xã hội kính trọng đã công khai phản đối cả quyết định khởi tố, lẫn những bản án liên quan đến bà Trần Ngọc Sương. Đó là ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng Việt Nam và bà Nguyễn Thị Bình, cựu Phó Chủ tịch Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại sao hệ thống tư pháp Việt Nam lại khởi tố vụ án Nông trường Sông Hậu và cố gắng làm cho bằng được những điều mà mãi tới đầu tháng này, mới được Viện Kiểm sát Tối cao, xác định là “sai lầm, thiếu sót nghiêm trọng”, cho nên cần phải hủy cả hai bản án để điều tra lại?

Tôi không rõ có những lý do gì bên trong để các đồng chí giải thích cho việc này: Cơ quan Đảng chỉ đạo Cơ quan Điều tra khởi tố án.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Theo báo chí Việt Nam, năm 2007, lãnh đạo Thành ủy Cần Thơ đã từng khuyên bà Trần Ngọc Sương xin về hưu, vì Cần Thơ cần đất của Nông trường Sông Hậu, nhằm xây dựng một khu đô thị mới nhưng bà Sương không nghe theo lời khuyên này.

Năm sau, Công an Cần Thơ khởi tố vụ án. Tháng 5 năm 2008, ông Võ Văn Kiệt, cựu Thủ tướng Việt Nam, gửi một lá thư cho Thành ủy Cần Thơ. Trong thư, ông Kiệt viết, ông được biết, Công an Cần Thơ khởi tố vụ án do có công văn chỉ đạo của Thành ủy Cần Thơ, thậm chí Thành ủy Cần Thơ còn chỉ đạo phải khởi tố về tội gì.

Ông Kiệt nêu thắc mắc: Tôi không lầm thì thông thường việc này phải do Cơ quan Điều tra hoặc Viện Kiểm sát tiến hành. Tôi không rõ có những lý do gì bên trong để các đồng chí giải thích cho việc này: Cơ quan Đảng chỉ đạo Cơ quan Điều tra khởi tố án.

Phải chăng bà Sương là đối tượng cần “dọn dẹp”, trước khi Cần Thơ biến Nông trường Sông Hậu thành một khu đô thị mới?

Mãi đến tháng 11 năm 2009, sau khi ông Kiệt đã “mồ yên, mả đẹp” và sự chỉ trích của dư luận càng lúc càng mạnh mẽ, ông Nguyễn Tấn Quyền, Bí thư Thành ủy Cần Thơ mới phân bua với báo chí rằng, Thành ủy Cần Thơ không có công văn nào chỉ đạo về vụ án Nông trường Sông Hậu.

Ngày hôm sau, tờ Tiền Phong công bố một công văn, do Văn phòng Thành ủy Cần Thơ phát hành hồi đầu năm 2008, khẳng định việc Thành ủy Cần Thơ yêu cầu phải khởi tố vụ án xảy ra ở Nông trường Sông Hậu vì tại đó có các hành vi phạm tội “cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng”, nhằm chứng minh ông Nguyễn Tấn Quyền, Bí thư Thành ủy Cần Thơ đã nói dối.

Trên số ra ngày 25 tháng 11 năm 2008, tờ Tiền Phong còn công bố thêm một công văn, theo đó, sau khi Thành ủy Cần Thơ phát hành công văn chỉ đạo khởi tố vụ án, thậm chí chỉ đạo cả việc xác định tội danh khi khởi tố, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành một công văn khác, chỉ đạo Thanh tra Cần Thơ và Công an Cần Thơ thực hiện chỉ đạo của Thành ủy Cần Thơ.

Nhờ ... “định hướng dư luận”

tanquyen-tienphongonline.jpg
Ông Nguyễn Tấn Quyền, Bí thư Thành ủy Cần Thơ. Photo courtesy of tienphongonline
Cuối tuần trước, trước sự kiện Viện Kiểm sát Tối cao kháng nghị hủy cả hai bản án của hệ thống Toà án ở Cần Thơ, vì có nhiều sai lầm và thiếu sót nghiêm trọng, trả lời báo giới, ông Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư Thường trực của Thành ủy Cần Thơ, bảo rằng, đó không phải là trách nhiệm của Cần Thơ. Chuyện khởi tố vụ án Nông trường Sông Hậu là do... Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương chỉ đạo.

Đến nay, Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương chưa lên tiếng xác nhận thực hư.

Tuy nhiên, hồi cuối tháng 11 năm ngoái, trả lời tờ Tiền Phong, ông Vũ Tiến Chiến, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Phòng chống tham nhũng Trung ương, từng bảo rằng, ông đánh giá rất cao công lao, cống hiến của bà Trần Ngọc Sương. Lúc đó, trước thông tin về sự kiện Thành ủy Cần Thơ ban hành văn bản chỉ đạo khởi tố, thậm chí chỉ đạo cả về tội danh, ông Chiến khẳng định: Bất cứ cơ quan nào cũng phải tuân thủ pháp luật. Chúng ta phải hết sức tôn trọng việc truy tố, xét xử của các cơ quan tư pháp, chỉ thực hiện theo pháp luật. Ngay Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng cũng chỉ phối hợp với các cơ quan để đẩy nhanh các vụ án, chứ không bao giờ chỉ đạo cụ thể tội danh.

Về nguyên tắc, việc chỉ đạo các cơ quan điều tra, cơ quan kiểm sát, các toà án phải làm chuyện này hoặc không được làm chuyện kia là vi phạm pháp luật. Song thực tế thì ngược lại. Vụ án Nông trường Sông Hậu là một trong vô số dẫn chứng minh hoạ cho thực tế tuy đáng ngại nhưng rất phổ biến ấy.

Để có thêm thông tin, chúng tôi đã gọi điện thoại, phỏng vấn ông Nguyễn Tấn Quyền, Bí thư Thành ủy Cần Thơ:

Trân Văn: Thưa ông Nguyễn Tấn Quyền phải không ạ?

Ông Nguyễn Tấn Quyền: Ờ! Ai đó?

Trân Văn: Thưa ông tôi là Trân Văn ở Đài Á Châu Tự Do. Thưa ông, báo chí Việt Nam và một số viên chức có trách nhiệm ở Cần Thơ cho biết, Thành ủy Cần Thơ chỉ đạo việc truy cứu trách nhiệm hình sự của bà Trần Ngọc Sương và việc xét xử vụ án tại Nông trường Sông Hậu. Còn ông Phó Bí thư Thành ủy thành phố Cần Thơ thì bảo rằng, Cần Thơ làm theo chỉ đạo của Trung ương.

Ngay Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng cũng chỉ phối hợp với các cơ quan để đẩy nhanh các vụ án, chứ không bao giờ chỉ đạo cụ thể tội danh.
Ô. Vũ Tiến Chiến

Do vấn đề này còn nhiều điểm chưa rõ ràng nên ông có thể cho thính giả của chúng tôi biết ý kiến của ông không ạ?

Ông Nguyễn Tấn Quyền: À! Cái chuyện đó bây giờ tôi chưa trả lời được anh à!

Trân Văn: Dạ nhưng vì ông là...

Ông Nguyễn Tấn Quyền: À, thôi vậy nghe...

Trước khi ông Nguyễn Tấn Quyền bảo với chúng tôi rằng, chưa thể trả lời được về việc nơi nào đã chỉ đạo khởi tố vụ án Nông trường Sông Hậu, hôm 9 tháng 4 vừa qua, thay vì trả lời chất vấn của báo giới về những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Thành ủy Cần Thơ, ông Phạm Thanh Vận, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ, dõng dạc tuyên bố rằng, Cần Thơ đang đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương “định hướng dư luận” về vụ án Nông trường Sông Hậu.

Theo một vài nguồn thạo tin, đầu tuần này, hôm 13 tháng 4, trong cuộc họp định kỳ với lãnh đạo các cơ quan truyền thông, Bộ Thông tin – Truyền thông đã chính thức ra lệnh cho hệ thống truyền thông Việt Nam, tạm ngưng thông tin về vụ án Nông trường Sông Hậu cho đến khi có kết quả điều tra lại.

Điều đó đồng nghĩa với việc báo chí Việt Nam sẽ không thể tìm kiếm thông tin, trả lời những thắc mắc mà ai cũng muốn biết là cơ quan nào, cá nhân nào phải chịu trách nhiệm do đã xâm phạm hoạt động tư pháp.

Trước nay, Việt Nam vẫn thường xuyên khẳng định sẽ kiên trì đeo đuổi tiến trình xây dựng một “xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Diện mạo “dân chủ, công bằng, văn minh” của xã hội Việt Nam sẽ như thế nào khi mọi việc phải tuân theo chỉ đạo của những cá nhân lãnh đạo Đảng các cấp, chứ không phải theo pháp luật hiện hành? Thậm chí muốn góp ý hoặc nêu thắc mắc cũng phải tuân thủ cái gọi là “định hướng” nhằm dẫn dắt dư luận?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-about-the-justice-if-public-opinion-is-always-oriented-part%202-TrVan-04192010121223.html


Định hướng dư luận, công lý ra sao? (phần 1)

2010-04-19

Tìm hiểu về định hướng dư luận trong vụ Nông trường Sông Hậu. Liệu“định hướng dư luận”có gây nguy hại cho việc thực thi công lý không.

Photo courtesy of VTC

Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm hôm 19-11-2009.

Hôm 8 tháng 4, trả lời chất vấn của báo giới về vụ án Nông trường Sông Hậu, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ là ông Phạm Thanh Vận, dõng dạc tuyên bố: Chúng tôi đang đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo định hướng dư luận về vụ Nông trường Sông Hậu.
Và mới đây, một vài nguồn thạo tin cho biết, hôm 13 tháng 4, trong cuộc họp định kỳ với lãnh đạo các cơ quan truyền thông, Bộ Thông tin – Truyền thông đã ra lệnh cho hệ thống truyền thông Việt Nam, tạm ngưng thông tin về vụ án Nông trường Sông Hậu cho đến khi có kết quả điều tra lại.
Tại Việt Nam, thông tin theo chỉ đạo, nhằm thực hiện công việc gọi là “định hướng dư luận” đã trở thành điều bình thường. Có những dấu hiệu cho thấy “định hướng dư luận” gây nguy hại cho việc thực thi công lý. Vì sao? Mời qúy vị nghe Trân Văn tường trình...

Khi dân biết và dân bàn...

Đầu năm 2008, Nông trường Sông Hậu ở Cần Thơ bị thanh tra và Thanh tra kết luận, nơi này đã xảy ra vô số sai phạm trong đủ mọi lĩnh vực, từ quản lý, sử dụng đất và giao đất, nợ phải thu, nợ phải trả, đến cách tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu, thực hiện quy chế dân chủ.
Theo Kết luận Thanh tra, nợ cần phải thu ở Nông trường Sông Hậu lên tới cả trăm tỉ. So số liệu do nông trường báo cáo với số liệu kiểm tra thực tế thì có sự chênh lệch lên tới hơn 26 tỉ. Nông trường Sông Hậu nợ ngân hàng hàng trăm tỉ...

Theo Kết luận Thanh tra, nợ cần phải thu ở Nông trường Sông Hậu lên tới cả trăm tỉ. So số liệu do nông trường báo cáo với số liệu kiểm tra thực tế thì có sự chênh lệch lên tới hơn 26 tỉ. Nông trường Sông Hậu nợ ngân hàng hàng trăm tỉ...

Tháng 9 năm 2008, bà Trần Ngọc Sương – Giám đốc Nông trường Sông Hậu bị khởi tố về tội “lập qũy trái phép”. Công an Cần Thơ xác định đã có 29 tỷ được bỏ vào qũy trái phép và khoản tiền này được chi vô tội vạ vào việc tiếp khách, biếu xén, tặng cho.
Tháng 8 năm ngoái, bà Sương cùng bốn thuộc cấp bị đưa ra xử sơ thẩm tại Toà án huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Toà án huyện Cờ Đỏ phạt bà Sương 8 năm tù, buộc bồi thường 4,3 tỉ.
Do bà Sương và các thuộc cấp kháng cáo, giữa tháng 11 năm ngoái, Toà án thành phố Cần Thơ đưa vụ án ra xử phúc thẩm, tuyên bố giữ nguyên mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bà Sương.
Khoảng nửa tháng sau, Viện Kiểm sát huyện Cờ Đỏ loan báo đã khởi tố bà Trần Ngọc Sương để tiếp tục điều tra thêm về tội “Tham ô tài sản”.
Nếu chỉ căn cứ vào Kết luận Thanh tra, Kết luận Điều tra, Cáo trạng, các bản án thì vụ án Nông trường Sông Hậu và hình phạt mà hai cấp Toà ở Cần Thơ đã tuyên đối với bà Trần Ngọc Sương không có gì cần phải bàn thêm.
Tuy nhiên, khác với nhiều vụ án liên quan đến các tội phạm về chức vụ, vụ án Nông trường Sông Hậu đã tạo ra sự bất bình sâu rộng trong công chúng ở Việt Nam. Cả hệ thống truyền thông chính thống lẫn nhiều diễn đàn điện tử và blog đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc truy cứu trách nhiệm hình sự, kết án bà Sương. Vì sao?
Có lẽ phải bắt đầu từ câu chuyện về Nông trường Sông Hậu. Nông trường này do cha bà Sương là ông Trần Ngọc Hoằng, thành lập năm 1979 và trực tiếp lãnh đạo cho đến khi bà Sương trở thành giám đốc kế nhiệm.
Báo chí Việt Nam đã từng viết rất nhiều về việc, ông Trần Ngọc Hoằng chính là người biến 7.000 héc ta đất hoang, nhiễm phèn trở thành ruộng lúa, cùng với các nhà máy chế biến nông sản, khu dân cư, có hệ thống đường, hệ thống điện, bệnh viện, trường học,... giúp nông dân là nông trường viên có nhà, có thu nhập đủ sống, con cái được đến trường, học hành thành tài,...

Báo chí Việt Nam đã từng viết rất nhiều về việc, ông Trần Ngọc Hoằng chính là người biến 7.000 héc ta đất hoang, nhiễm phèn trở thành ruộng lúa, cùng với các nhà máy chế biến nông sản, khu dân cư, có hệ thống đường, hệ thống điện, bệnh viện, trường học,... giúp nông dân là nông trường viên có nhà, có thu nhập đủ sống, con cái được đến trường, học hành thành tài,...

Điểm đáng chú ý nhất là từ giữa thập niên 1980, trong khi hệ thống nông trường, hợp tác xã, vốn được xem như nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu tan rã thì Nông trường Sông Hậu vẫn tồn tại như một trung tâm sản xuất nông nghiệp nổi tiếng.
Nhờ thế, ông Trần Ngọc Hoằng, rồi bà Trần Ngọc Sương – người thay cha mình làm giám đốc, lần lượt được tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”. Riêng Nông trường Sông Hậu có đến hai lần được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”. Chưa kể cá nhân bà Trần Ngọc Sương, còn từng được tặng các “Huân chương Lao động” từ hạng nhất đến hạng 3. Năm 2002, bà được bầu chọn là “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm hôm 19-11-2009.
Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm hôm 19-11-2009.Photo courtesy VTC
Trong mắt công chúng, bà Trần Ngọc Sương không giống như nhiều giám đốc doanh nghiệp nhà nước hay các viên chức đã từng phải ra toà, bị phạt tù cũng vì “lập qũy trái phép”, “cố ý làm trái” hay “tham ô tài sản”.
Cho dù hệ thống bảo vệ pháp luật ở Cần Thơ khẳng định, bà Sương đã vi phạm nhiều qui định pháp luật hiện hành, song công chúng vẫn xem bà là người ngay tình. Với cơ chế phi lý, trái qui luật, việc làm trái các qui định được xem như chuyện đương nhiên để có thể tồn tại và phát triển, thậm chí còn được xem là dũng cảm và đã có một số trường hợp được phong tặng danh hiệu anh hùng.
Đây cũng là lý do khiến hàng trăm nông dân là nông trường viên ở Nông trường Sông Hậu, cùng ký vào một thỉnh nguyên thư, xin đi tù thay giám đốc của họ.
Dư luận đã khiến Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phải gửi văn bản, kiến nghị xem xét lại toàn bộ vụ án ngay sau khi Toà án Cần Thơ công bố bản án phúc thẩm. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam tuyên bố, nếu Toà án và Viện Kiểm sát Tối cao cho rằng, không có cơ sở để xem xét kiến nghị của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thì Ủy ban Tư pháp Quốc hội sẽ “vào cuộc”. Bộ trưởng Công an Việt Nam loan báo đã yêu cầu Công an Cần Thơ báo cáo về quá trình điều tra vụ án. Nếu có sai sót thì Bộ Công an sẽ có ý kiến để sửa.
Cho dù hệ thống bảo vệ pháp luật ở Cần Thơ khẳng định, bà Sương đã vi phạm nhiều qui định pháp luật hiện hành, song công chúng vẫn xem bà là người ngay tình. Với cơ chế phi lý, trái qui luật, việc làm trái các qui định được xem như chuyện đương nhiên để có thể tồn tại và phát triển, thậm chí còn được xem là dũng cảm và đã có một số trường hợp được phong tặng danh hiệu anh hùng.

Mới đây, Viện Kiểm sát Tối cao cho biết, đã hoàn chỉnh kháng nghị gửi Toà án Tối cao. Theo Viện Kiểm sát Tối cao, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều có thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng, do vậy, họ đề nghị Toà án Tối cao xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Quyền được nói: Điều đương nhiên nhưng không hề có

Những người theo dõi sát các diễn biến thời sự tại Việt Nam đều cho rằng, dư luận là tác nhân chính khiến hệ thống chính trị ở Việt Nam phải xét lại vụ án liên quan đến Nông trường Sông Hậu.
Chuỗi sự kiện: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam kiến nghị xem xét lại toàn bộ vụ án, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam tuyên bố, nếu Toà án và Viện Kiểm sát Tối cao cho rằng, không có cơ sở để xem xét kiến nghị của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thì ủy ban này sẽ “vào cuộc”, rồi Bộ trưởng Công an Việt Nam hứa nếu có sai sót thì sẽ có ý kiến để sửa và mới đây, Viện Kiểm sát Tối cao thông báo đã gửi kháng nghị, đề nghị Toà án Tối cao xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm để hủy cả hai bản án, điều tra, xét xử lại từ đầu,... được nhận định là “xưa nay hiếm”.

Bộ trưởng Công an Việt Nam hứa nếu có sai sót thì sẽ có ý kiến để sửa và mới đây, Viện Kiểm sát Tối cao thông báo đã gửi kháng nghị, đề nghị Toà án Tối cao xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm để hủy cả hai bản án, điều tra, xét xử lại từ đầu
Vì sao? Các văn bản cũng như tuyên bố vừa đề cập đều nhắc đến hai yếu tố: Dư luận đang rất bất bình và cần khôi phục lòng tin nơi công chúng.
Liệu bà Trần Ngọc Sương, người được xem là nạn nhân chính trong vụ án Nông trường Sông Hậu, nghĩ gì về vai trò của dư luận và tương quan giữa dư luận với thực thi công lý? Bà có điều gì muốn nói với công chúng? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi dự định sẽ đề nghị bà cho thính giả của Ban Việt ngữ Đài Á châu Tư Do biết...
Trân Văn: Thưa bà, bà là bà Trần Ngọc Sương?
Bà Trần Ngọc Sương: Dạ thưa phải.
Trân Văn: Thưa bà tôi là Trân Văn ở Đài Á Châu Tự Do.
Bà Trần Ngọc Sương: Thôi, xin, xin miễn anh... Tôi, tôi không tiếp đâu anh, xin lỗi anh nhá... Tôi không tiếp những đài ở nước ngoài vì tôi cũng là một đảng viên, thành ra tôi cũng phải rất có trách nhiệm đối với đất nước. Cho tôi miễn trả lời nha anh.
Trân Văn: Dạ rồi, cám ơn bà.
Hiến pháp Việt Nam minh định, Việt Nam tôn trọng tất cả các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên bà Trần Ngọc Sương, người được cho là đã bỏ cả cuộc đời để xây dựng và phát triển Nông trường Sông Hậu, đến cuối đời, mắc nhiều chứng bệnh hiểm nghèo, không chồng, không con, không nhà cửa rồi trở thành bị án chính của một vụ án mà theo bà, nếu không minh bạch, bà sẽ tự tử,... vẫn không dám nói.
Đã có không ít người cho rằng, vì công dân không có quyền tự do bày tỏ ý kiến nên việc thực thi công lý tại Việt Nam trở nên hết sức tùy tiện. Điều đó đúng hay sai? Mời qúy vị đón nghe bài kế tiếp

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-about-the-justice-if-public-opinion-is-always-oriented-part1-04192010075129.html

Ngư lôi Trung Quốc dạt vào biển VN

Biển Đông

Ngư lôi 'nước ngoài' dạt vào vùng biển của Việt Nam

Một ngư lôi của Trung Quốc đã dạt vào vùng biển của Việt Nam và lực lượng biên phòng đã có giám định thiết bị này.

Theo truyền thông trong nước, ngày 10/4/2010, trong lúc kéo lưới cá tại vùng biển Thuận An, Thừa Thiên Huế, một ngư dân đã kéo lên được một quả ngư lôi đang trong tình trạng chưa kích hoạt nổ có chiều dài 7m, đường kính 0,6m.

Các ngư dân đã trục vớt quả ngư lôi lên tàu rồi tiếp tục ra vùng biển Quảng Bình và bốn ngày sau đó khi trở về họ nộp ngư lôi cho Trạm kiểm soát Biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh của Quảng Bình.

Nguồn lính biên phòng từ cửa khẩu Cảng Gianh nói với BBC: "Cái ấy dài 7,3m, chu vi 1,7m, đuôi có ba cánh và một cánh phụ nữa là bốn cánh.

"Bọn tôi ở đây khi thuyền đưa vào thì trên chỉ đạo về là phải cách ly và bàn giao cho các lực lượng."

Báo chí Việt Nam cho biết công binh đã cử cán bộ giám định vào Cửa khẩu cảng Gianh và xác định đó là ngư lôi diễn tập của Trung Quốc được sản xuất vào tháng 9/2009. Không thấy bình luận gì tại sao quả ngư lôi trôi dạt vào vùng biển Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/04/100406_viet_torpedo.shtml

8 X phản hồi bài viết trên BB C của bà Đỗ Ngọc Bích

Nhân lướt net, ghé BBC đọc bài viết "Mt cách nhìn khác v tinh thn dân tc" ca ca bà họ Đ tên gi Ngc Bích, đang có học v được gi là "tiến sĩ" về "quan hệ quc tế", bà cho rng, thế h 8 X chúng tôi:


"không nhậ
n ra được rng Vit Nam thc ra cũng là mt phn trong da tht ca Trung Quốc, chia s ngun gc văn hóa và tư tưởng"

1. Chuyệ
n đáng bàn

Đ đã "xướng" lên mt câu nêu trên, và không thèm dẫn chng.

Tuy nhiên, bà lại đặt câu hi liu chúng tôi có nghi ng v nhng hiu biết cũng như tuyên bố ca nhà nước Vit Nam trong 50 năm qua v lch sử nước nhà.

Nghi
ng v cái gì, thì bà cho rng thế hệ 8 X có biết "nước Vit chúng ta có hình thù gì hay không? lch sử 4000 năm dng nước số liu y t đâu ra, và rng thế h 8 X tôi có đọc Đi Vit S Ký Toàn Thư, Vit Nam S Lược hay không? và đc khi chưa ct xén hay không?

Về
câu hi này, tôi phi hi li bà thì mới phi, và khi cn bà tr li, tôi qu quyết bà đc lõm bõm về sử nhà, rồi đc mt ít bài phn bin, nghi vn, sau đó gom nht tư liu ít ỏi ri thành phm là mt bài te toét như trên.

Hẳ
n ai đã từng đc các cun được coi là chính s như đã nêu tên theo nguyên bn gốc hay bn dch t sang ch Vit hin nay, thì đu biết chính sử đã ghi chép theo dạng dã s "ngun gc nước Vit ta có thi kỳ gi là thi Hồng Bàng khong 2879 trước công nguyên, niên đi Kinh Dương Vương, quốc hiu Xích Qy.

Về
sau, đến thi Lc Long Quân, nước Xích Qy được chia thành nhng nước nh, gọi là Bách Việt, đến thi đi vua Hùng thì đt tên nước là Văn Lang. Theo đó, lãnh thổ của nước Văn Lang đông giáp Nam Hải, tây tới Ba Thục (Tứ Xuyên Trung Quc ngày nay), bc ti sông Dương Tử, nam tới nước H Tôn (Chiêm Thành).

Vì chính s
ghi chép theo kiểu dã s như vy, cho nên bà Đ liền nhanh nhẩu đon quăng ngay mt nghi vấn về thời kỳ Hng Bàng có t bao gi, có tht nước Vit có 4000 ngàn năm, các sử gia thế k 14 có viết đúng hay không, hay là s tưởng tượng ca các sử gia y.

Chính vì suy nghĩ thế, bà Đỗ mới có câu hỏi nghi vấn dùm cho 8 X rằng: có bao giờ đọc lại những gì học, biết từ nhà trường, từ các sách lịch sử chính thống do Nhà nước ta chấp thuận phát hành và công bố hơn 50 năm là chính xác hay không?

Nế
u người đc s hi ht, hoc gi a dua, hoc giả đầu óc ch đ làm kiểng nghe bà Đ nói thế, t cũng gt gù cho s nghi vấn ca bà.

Như
ng, k đc s bng lương tâm và s công bng, sẽ phải tìm hiu thêm các bng chng xác thực.

Hiện tại ngành Khảo Cổ Hc đã nghiên cứu thời kỳ văn hóa Trống Đồng, ngun gc ca nó, niên đi ca nó, mt ng mà trng đng đ li, đã khẳng định cội nguồn dân Việt có hơn 4000 ngàn năm, và chưa hết theo các khám phá của các nhà nghiên cứu về sinh học, cụ thể gen ADN của của người Việt, cho thấy gốc tích người Việt đã có từ ngàn xưa, và còn di cư sang phương Bắc.


Bên cạ
nh vic quăng mt câu hi 8 X v đọc s nhà hay không? bà Đ cũng công nhiên khẳng đnh thay cho nước láng giềng rng:

"Họ
không nhận ra được rng Vit Nam thc ra cũng là mt phn trong da tht ca Trung Quốc, chia s ngun gc văn hóa và tư tưởng”


Việc bà Đỗ hiểu rằng hay tự cho rằng 1000 ngàn năm Bắc thuộc bị coi là một phần da thịt Trung Quốc, thì quả là não trạng của bà mất đi khả năng phân tích rồi chăng?

Bị đồng hóa, bị ảnh hưởng văn hóa, không có nghĩa rằng đất nước này là một phần của đất nước kia.

Hơn nữa, lịch sử của dân tộc ta cho thấy, trong suốt 1000 năm đô hộ, (t 207 TCN đến 906), dân tộc ta không hề b khut phc, đã có nhiu cuc khi nghĩa đã ni lên, và dành quyn tự trị ít nhiu, k sao cho xiết, nhng B Cái Đi Vương, Mai Hc Đế, Phùng Hưng, nhng Bà Trưng Bà Tru, Ngô Quyn..



Trong 1000 năm bị
đô hộ ấy, kẻ đô h có quyn đt sách, giết hc trò, giết hiền triết, xóa sch ch viết (ch Khoa đu), thì làm sao người Vit chúng ta không bị nh hưởng cho được ch, nhưng chưa bao gi dân ta b mt gc, tt c văn hóa tp tc của dân Nam, người Hán không th xóa b được, chính vì không xóa bỏ được, người Hán bng bơm tư tưởng vào nhng lp người b đô h rng văn hóa ấy, tp tc y là ca người Hán.

Một điu quá đau lòng, nhưng vn phi nói, 1000 năm đã trôi qua, nhưng tàn tích của chính sách, và tư tưởng đô hộ ấy, vẫn còn nh hưởng đến người Vit tận bây giờ, trong đó và điển hình của tháng 4/2010, người b phát hiện là chính bà Đ, tiềm thc b đô h ca bà vn nm sâu và bây gi phác tác, và đnh đim là lời phát ngôn trên.

Than ôi, quả
thc qu thc sc mnh ca 1000 năm đô hộ.

Tạm than van, hãy quay lại bài viết bà Đỗ, bà cho rằng:

Việt Nam ta “ nhn được khá nhiều ân hu t Trung Quc trong sut hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975)".

Tôi tht không rõ, bà đọc được tư liu đâu ra rng Vit Nam ta nhng năm 1950 - 1975 nhận ân hu t Trung Quc nh? tôi thì có hc s hin đi theo sách giáo khoa của nước nhà, và các tài liu lịch sử chính thng khác, không thấy mt ch nào, hay mt ng ý là nước ta nhn ân hu t nước khác.

Theo sách giáo khoa, và sử
liu được nhà nước công b, tôi chỉ biết dân tc tôi đng lòng, sc người nhà nhà người người như một hy sinh c dãy Trường Sơn cũng phải thng nht đt nước.

Vậ
y, ân huệ mà bà Đ nói là ân hu nào? sao người dân, và thế h 8 X tôi không biết nh? nếu bà Đ cho rng bà đc tư liu này là tư liu mt, do cố tình hay vô ý đọc được mà có thông tin y, thì tôi, tôi cho rng, bà Đỗ tự tiện công b bí mt quc gia khi chưa xin phép các cơ quan hu trách của nhà nước.

Như vy, chiếu theo quy đnh ca B Lut Hình S, bà Đỗ đã ngp nghé trong cái phn đi tượng điu chnh ca cái ti Lộ bí mật quc gia (nếu có) hoc "lm dng quyền t do dân chủ" mà nói nhng điều không đúng s tht.

Kế tiếp, bà Đỗ lại oang oang khẳng định kiểu như đinh đóng cột:

"Mộ
t thực tế là lch s Vit Nam sut hơn 2.000 năm t thi Triu Đà đến thời Nguyn, cho dù thnh thong có tuyên b "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Vit Nam vẫn luôn là một phn ca Trung Quc"

Tôi
thc sc, và choáng váng trước cái tệ không cần biết, và không cần chịu trách nhiệm phát ngôn của bà tiến sĩ.

Cái thực tế mà bà Đỗ nói là thực tế nào? ở đâu ra? Một phần của Trung Quốc là phần gì? Phần lãnh thổ, hay thời kỳ bị đô hộ được bà coi là thời kỳ nước ta "vui lòng" chấp nhận phần lãnh thổ và dân Việt là một phần của nước láng giềng?


Nếu bà cho rằng, đất đai hay dân tộc ta từng là một phần của Trung Quốc, thì hẳn bà không bao giờ học qua tiểu học trên mái trường Nhà nước Việt Nam.

Thưở còn cấp 1, tôi được học từ sách giáo khoa, được đọc từ các sử liệu chính thống được công bố bởi các nhà xuất bản có uy tín của Nhà nước, thì trong suốt 2000 năm từ thời Triệu Đà ấy, tính luôn 1000 năm Bắc thuộc như tôi đã nói trên, dân tộc ta không ngừng đấu tranh dành quyền tự chủ dân tộc, vậy phần thực tế đất Việt này là của Trung Hoa là bà lấy ở đâu ra?

Sách giáo khoa, và các sách lịch sử chính thống, kể cả không chính thống từ nhiều nguồn, kể cả sử Trung Hoa (lâu lâu có nói đến dân Nam một cách trung thực) thể hiện từ triều Đinh cho tới triều Nguyễn, dân, quan, vua đã nhiều lần “vườn không nhà trống”, nhà nhà người người cùng tụ họp tại “Hội nghị Diên Hồng” để quyết đuổi vó ngựa phương Bắc.

Nói đến đây, tôi nhớ đến hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam vì không dự việc nước, và sau đó quyết thêu 6 chữ vàng báo hoàng ân. Tôi tin lòng yêu nước và tinh thần yêu nước của lớp người trẻ vẫn luôn có, và họ sẽ được đánh thức đúng lúc.

Với cách nhìn không tôn trọng lịch sử, không tôn trọng người Việt, phỉ báng tổ tiên, bà Đỗ tiếp tục:


"Ngườ
i dân Việt Nam bt ngun t Trung Quc, Vua ca Vit Nam cũng khi t từ người Trung Quc, coi vua Trung Quc như anh như cha... t Ngô Quyn, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Un, ri các gia tc h Trần, Lê, Nguyễn, v.v.."

Tôi thực không rõ
cơ s nào bà phán thế nh?



Bà Đỗ đã ngang nhiên thẳ
ng mm nh tot vào mt các vì vua kính yêu của người Vit, trong đó có vua Trn đã nói mt câu thng thiết trong một trn chiến vi quân Tng

"Mộ
t tc đt ca tin nhân, cũng không đ rơi vào tay ca quân xâm lược"

Theo chính sử
chép, theo huyn s, theo văn hóa truyn ming, các đi vua từ Đinh Lý Trn Lê Nguyn phát tích t mnh đt ca dân Vit ta, chưa bao giờ có s c nào là "tráo phng đi long" c, bên cnh đó các vì vua của các triu luôn luôn đề cao tinh thn dân tc, quyết mt lòng đuổi k thù cũ đang tâm giày xéo c nước Nam, và đương nhiên triu đi nào cũng có gian thần, cũng có hôn quân nhu nhược bán nước cu an, và dĩ nhiên đối vi nhóm người này, chúng ta không nên nói nhiu, lch sử luôn công bằng.

Liên quan đến khẳng định vừa rồi, bà Đ quả là đã và đang lm dng quyn tự do dân chủ mà nói bậy bạ quá th, Nhà nước ta không nên, và không được nương tay vi bà này, cũng như không thể khoan hồng.

Quay lại với bài viết bà Đỗ, bà đã đánh động đến vấn đề
nóng bng ca bin đông hin nay. Theo đó, bà Đ nghi ngờ các tài liệu, chng c lch sử, các tuyên cáo ca nhà nước công b .


Bà Đỗ
ng rng các bn triu mc ca nhà Nguyễn, các công hàm gì ca triu Nguyn v Hoàng Sa, Trường Sa là không có nghĩa lý gì cả, và hàm ý cn phi đt li vn đ v giá trị pháp lý của các chng c này.

Và cuối cùng, sau một hồi nói vô trách nhiệm bà Đỗ quăng luôn câu kết luận.

"Rút cụ
c, có th nói ch nghĩa dân tc mù quáng đôi khi cũng tai hi không kém gì ch nghĩa bành trướng đế quc vy"

Kết luận như vậy
nghĩa là sao, hay bà có ý cho rằng, thanh niên thế h 8 X không nên yêu nước quá, yêu quá ko rồi thành ra "ch nghĩa bành trướng đế quc"...so sánh hai khái niêm đó với nhau, vậy mà bà Đỗ so sánh được, bà quá mâu thun trong tư duy quá nhỉ? Hay nỗi bận long về nguồn gốc của bà đã khiến bà có so sánh không ăn nhập gì với nhau thế.

À, hay là bà đang muố
n nhn nh điu gì vi chúng tôi? qu thc tôi chưa hiu n ý qua bài viết ca bà.

2. Cách nhìn khác về
bà Đ

Bài viế
t bà Đ, qu thc thách đ lòng t trng dân tc, thách đ s hiu biết thế h 8 X chúng tôi.

Với
mong muốn suy xét sự việc một cách khách quan, tôi t hi "không rõ bà Đỗ viết vì đng cơ mc đích gì? mc đích xu xa hay mc đích cao c, có khi nào bà Đỗ làm kh nhc kế, chu búa rìu dư lun, nhm kích thích lòng tự tôn dân tc ca thế h tr chăng?"

hay bà Đỗ
"s dng tin nước l, nhm viết bài bêu rếu lch s nước nhà chăng" và điều quan trọng, sắp đến giỗ Tổ, giỗ vua Hùng, bà quăng một bài viết lien quan đến nguồn gốc dân Việt lên BBC là có ý gì?

Nhưng nếu bà Đỗ là kẻ xấu, thì chuyện quan trọng vô cùng, theo BBC hiện tại bà Đỗ dịch thuật các tài liệu cổ sử và dạy Việt học tại Yale, như thế thì quả nguy hiểm lắm thay.

Với kiểu nhận thức hoặc cố tình nhận thức sai sự thật, vu khống, không trung trung thực, phỉ báng tiền nhân như thế, bà Đỗ hẳn sẽ cho người Mỹ cái nhìn sai sự thật về lịch sử dân tộc Việt, và lãnh hải, lãnh thổ của dân Việt, điều này quá là lo ngại.

p/s Bài viết trong 45 phút, th hin s bc xúc mt cách công khai của 8 X đi vi bài viết bà h Đỗ.

http://nguocdonglichsu.multiply.com/journal/item/124/