Tuesday, April 6, 2010

Lê Thị Công Nhân Dự Lễ Phục Sinh Tại Thái Hà, Công An Cho Du Đảng Theo Phá Đám

Luật sư Lê Thị Công Nhân tham dự Thánh lễ vọng Phục sinh tại Thái Hà

Chúng tôi đến Thái Hà tham dự Thánh lễ vọng phục sinh cuối cùng dành cho mọi người sau Thánh lễ dành cho các học sinh và trẻ nhỏ, Thánh lễ bắt đầu khi 9 giờ đêm. Khi chúng tôi đến, Thánh lễ dành cho các cháu chưa xong nhưng hàng ngàn người đã đến để chuẩn bị tham dự Thánh lễ đêm, dưới trời mưa phùn nhỏ hạt. Những hạt mưa bay li ti như điểm thêm chút không khí mong đợi, ngóng chờ của mỗi tín hữu Ki tô tới giờ phút vui mừng đón biến cố Phục sinh sau chuỗi ngày thương khó và thanh luyện.

Bỗng tôi thấy Lê Thị Công Nhân đang đứng dự lễ tại bậc thềm nhà Dòng, bên cạnh có một cô bé đang nói liến thoắng. Nhận ra tôi, cô định hỏi chuyện thì cô bé mang chiếc áo khoác vàng bên cạnh liên tục gọi điện và rủ cô đi ra ngoài. Nhưng Lê Thị Công Nhân bảo đang giờ lễ không đi được, cô bé gọi điện thoại hỏi “chúng mày còn ở nơi ấy nữa không” và chạy ra ngoài.

Tôi cứ tưởng là hai người đi cùng với nhau. Một số giáo dân thấy vậy hỏi cô: “Em này cùng đi với em à?” nhưng Lê Thị Công Nhân lắc đầu nói: “Em đến đây bằng taxi một mình, đến nhà thờ dự lễ một lúc thì thấy cô bé này xuất hiện và bảo không phải người công giáo nhưng đến đây gặp chị và rất hâm mộ, em có mấy đứa bạn em ở ngoài nữa, mời chị ra đây uống cafe với bọn em, nhưng đang giờ lễ nên em không đi được”.

Một lúc sau cô bé lại vào mấy giáo dân hỏi cô ta từ đâu đến, cô trả lời mình là Hương, sinh viên năm thứ 4, đang đi học và đến đây đi chơi, rồi rối rít rủ Công Nhân đi ra ngoài quán cafe. Cô bé có những biểu hiện rất lạ là khi các giáo dân giơ máy ảnh lên, thì cô ta ngăn lại và quay mặt hoặc chạy trốn sau lưng ai đó, thái độ đó làm nhiều người nghi ngờ.

Mấy giáo dân thấy vậy đi cùng Công Nhân ra đến cuối sân nhà thờ thì một đoàn mấy thanh niên cả nam lẫn nữ đang đứng đợi phía ngoài hàng rào. Đến đó Công Nhân quay trở lại dự lễ đám thanh niên đứng trao đổi một lúc thì đi ra ngoài, một số giáo dân đi ra đường Nguyễn Lương Bằng thì thấy cả đoàn đến một chiếc xe 7 chỗ không biển số. Tất cả đứng gọi điện thoại và chờ một lúc nữa thì lên xe đi.



Lê Thị Công Nhân vào tham dự Thánh lễ đêm vọng Phục sinh với mọi giáo dân, một Thánh lễ sốt sắng và đầy sự tôn nghiêm, linh thiêng trong mọi nghi thức được cử hành.

Cuối lễ, khi mọi người ra về, rất nhiều giáo dân thấy Công Nhân đã đến hỏi thăm và nói chuyện vui vẻ, để đảm bảo an toàn cho cô một mình đêm hôm khuya khoắt, rất đông giáo dân đã hộ tống cô về tận nhà.

Thật vui và cảm động khi nhìn thấy sự quan tâm lẫn nhau hết tình của các tín hữu Kitô ở đây.

Một đêm Thánh ân đã về, mừng Chúa Phục sinh, xin Ngài đổ tràn muôn ơn xuống cho mọi người, cho Giáo hội và Đất nước ngày càng tiến bộ về mọi mặt.

Hà Nội, Đêm Phục sinh 2010
J.B. Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : Vietcatholic.net
Reply  With Quote

Nhân một vụ đình công lớn, thử đặt lại vấn đề “Công Đoàn” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

GSTS Nguyễn Thu

BVN cho đăng bài phân tích của GSTS Nguyễn Thu về hiện tượng 10.000 công nhân ở Đồng Nai đình công kèm với bản tin về vụ đình công gây chấn động dư luận này trên báo Tuổi trẻ ngày 5/4/2010 của H. Mi, Anh Thoa, Hữu Danh, qua đó mời bạn đọc chiêm nghiệm về kết luận rút ra của tác giả: “Mâu thuẫn nội tại của hệ thống “công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động)” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay nằm ở điểm các công đoàn cơ sở đã triệt tiêu những chức năng lẽ ra phải có của nó. Nó không còn đại diện cho lợi ích chỉ của người lao động làm thuê như trên danh nghĩa, tức là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ“.

Trong khi đó, Hiến pháp và Luật pháp của nước CHCNXHVN vẫn không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác của người làm thuê ngoài “công đoàn” của nhà nước.

Đó quả là một thực tế nan giải, một chỉ dấu báo hiệu rằng giai cấp công nhân, đội ngũ tiên phong của Đảng hiện nay, rốt cuộc chỉ còn được tôn vinh trên danh nghĩa”.

Bauxite Việt Nam

Tờ Tuổi trẻ on line ngày 5 tháng 4, 2010 chạy hàng tít trang đầu tin sau:

TTO – “Sáng nay 5-3, khoảng 10.000 công nhân Công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen VN (trụ sở đóng tại xã Hóa An, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công sang ngày thứ ba.

Một bất ngờ đã xảy ra khi toàn bộ công nhân đã ngưng làm việc buổi sáng, kéo xuống quốc lộ 1K, đòi quyền lợi đã khiến giao thông ra vào khu vực này bị ùn tắc.

Nhiều công nhân cho hay công ty đã ép công nhân làm việc quá giờ, chậm tăng lương, không trả tiền thâm niên và chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chưa hợp lý…

Lực lượng cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự ở khu vực này yêu cầu công nhân đình công có trật tự và tổ chức phân luồng giao thông. Khoảng 9g30 phút, một thanh niên trong đám đông đã bị cảnh sát bắt giữ khi được cho là quá khích, tham gia tấn công cảnh sát.

Vào thời điểm này, công nhân đã tràn lên đoạn chợ Hóa An bao vây cảnh sát và yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ thả ra. Sau đó, hàng ngàn công nhân tiếp tục quay trở lại trụ sở Công ty, tiếp tục đứng tràn ra quốc lộ và kéo băng rôn “Công nhân đại đoàn kết”.

Một quan chức có trách nhiệm ở tỉnh Đồng Nai cho hay trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực yêu cầu giới chủ giải quyết quyền lợi cho công nhân thì xảy ra sự việc trên.

Đây là Công ty chuyên sản xuất giày da, 100% vốn nước ngoài. Yêu sách mà công nhân đưa ra là yêu cầu Ban giám đốc công ty tăng lương cho công nhân, đồng thời cải thiện khẩu phần ăn cho công nhân. Nhiều công nhân cho biết: suất ăn của công ty hiện nay chỉ khoảng 4.000 đồng/suất, không đủ chất tái tạo sức lao đông”.

Nếu ta nhìn lại hàng chục vụ đình công lớn xảy ra trong vài tháng qua, như đình công toàn diện ngày 26/12/2009 tại Cty TNHH Matrix (100% vốn Trung Quốc, chuyên sản xuất các sản phẩm may mặc, đồ chơi và bóng da với hơn 3.000 công nhân), của 8.000 công nhân đình công ngày 13/1 /2010 tại Cty TNHH Taekwang Vina ở Khu công nghiệp Biên Hòa tỉnh Đồng Nai (100% vốn Hàn Quốc, sản xuất hơn 7 triệu đôi giày mỗi năm, từng gia công giày thể thao thương hiệu Nike của Mỹ) và vụ đình công mới đây xảy ra tại Công ty TNHH Endo Stainless Steel (100% vốn Nhật Bản) tại Khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội) v.v. thì vụ đình công ba ngày liền của 10.000 công nhân tại Pouchen nói trên là điển hình với những đặc trưng sau:

- Công ty lớn, 100% vốn nước ngoài, sử dụng hàng ngàn công nhân người Việt Nam.

- Đình công mang tính tự phát với những “Đai diện công nhân” thương lượng trực tiếp với chủ nhân nước ngoài thuê lao động, dưới sự trọng tài của chính quyền và Liên đoàn lao động địa phương.

- Hầu hết các lý do mà các công nhân đưa ra để họ tổ chức đình công ở tất cả các doanh nghiệp đều tập trung vào các vấn đề như làm tăng ca, điều kiện làm việc, sinh hoạt không đảm bảo, lương thướng quá thấp không lo đủ cho cuộc sống, thực hiện một số nội quy, quy định quá khắc nghiệt đối với người lao động không những không khuyến khích người lao động tăng năng suất mà còn có tác động ngược trở lại…, rồi cuối năm không có lương tháng 13 hay tiền thưởng Tết theo như truyền thống thuê công nhân tại nước VN.

Theo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm 2010, cả nước đã xảy ra 64 vụ đình công. Riêng tháng 2, số vụ đình công là 26.

Còn tính cả năm 2009, cả nước xảy ra 216 vụ đình công. Số vụ đình công hầu hết vẫn diễn ra ở những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với 157 cuộc, chiếm 72,6%. Xếp theo vùng, đình công chủ yếu diễn ra ở khu vực phía Nam với 155 cuộc, chiếm 71,7%. Xếp theo ngành, chủ yếu các cuộc đình công diễn ra ở các doanh nghiệp dệt may với 114 cuộc, chiếm 52,7%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực lao động, con số thống kê này chưa thể đầy đủ bởi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho thấy các cuộc đình công vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo số liệu thống kê của ngành lao động thì từ năm 1995 đến năm 2006 ở Việt Nam đã xảy ra 1.250 cuộc đình công. Trong đó khu vực doanh nghiệp nhà nước có 87 cuộc, chiếm 7%; khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có 838 cuộc, chiếm 67%; khu vực doanh nghiệp dân doanh có 325 cuộc, chiếm 26%. Như vậy rõ ràng số vụ đình công hầu hết diễn ra ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Các vụ đình công kể trên hợp pháp hay bất hợp pháp ? Vai trò của Công Đoàn (nhà nước) nằm ở đâu ?

Mặc dầu không công nhận quyền lập các “công đoàn tự trị” của công nhân nhưng, trên nguyên tắc, luật lao động của nhà nước VN cho phép người lao động đình công.

Đoạn chót của điều 7 bộ luật Lao động năm 1994 xác nhận : Người lao động có quyền đình công theo sự quy định của luật pháp.

“Quy định của luật pháp” nằm trong các điều 172, 173, 174, 175, 176, 177, 178 và 179 của bộ luật LĐ 1994 nói trên và có thể được tóm tắt như sau :

a) Đình công là sự ngưng việc tạm thời, tự nguyên và có tổ chức của tập thể lao động để giải quyết tranh chấp lao động tập thể. Đình công phải được quyết định bởi Ban chấp hành Công đoàn cơ sở sau khi được đa số lao động chuẩn nhận bằng chữ ký.

Không được đình công ở một số doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm và dịch vụ công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hoặc an ninh quốc phòng, theo danh mục do Chính phủ quy định.

b) Đình công được coi là bất hợp pháp nếu không xuất phát từ tranh chấp lao động. Tòa án nhân dân có tiếng nói sau cùng để chấm dứt đình công và tranh chấp lao động.

c) Nếu đình công trở thành một hiểm họa nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc gia hay cho an ninh công cộng thì Thủ tướng Chính phủ có quyền hoãn lại hoặc chấm dứt đình công”.

Với sự quy định này, 10 điều khoản nói trên đã nằm yên trong bộ luật Lao động của VN từ năm 1994 cho đến ngày 29 tháng 11 năm 2006, mới được sửa đổi và bổ sung do luật số 74/2006/QH11 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.

Đạo luật số 35/2002/QH10 năm 2002 có 56 mục bổ sung và sửa đổi luật Lao động năm 1994, nhưng không sửa đổi các điều khoản về đình công.

d) Luật số 74/2006, ra ngày 29/11/2006, hiệu lực từ 01/7/2007, quy định chi tiết và chặt chẽ hơn về vấn đề đình công, nhưng chặt chẽ hơn đối với người lao động chứ không phải đối với người sử dụng lao động.

Những điều khoản mới của luật 74/2006 có thể viết lại vắn tắt như sau :

‘’Điều 172a: Đình công phải do BCH công đoàn cơ sở hoặc do BCH công đoàn lâm thời tổ chức và lãnh đạo. Đối với doanh nghiệp chưa có BCH công đoàn cơ sở thì việc tổ chức lãnh đạo đình công phải do đại diện được tập thể lao động cử và việc cử này đã được thông báo với công đoàn cấp trên.

Điều 173 bổ sung : Cuộc đình công thuộc một trong những trường hợp sau đây là bất hợp pháp : không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể – không do những người cùng làm việc trong một doanh nghiệp tiến hành – khi vụ tranh chấp lao động đang được hay chưa được giải quyết – không lấy ý kiến của người lao động theo luật định – không tuân theo luật về tổ chức và lãnh đạo đình công – tiến hành tại các doanh nghiệp không được đình công – khi đã có quyết định hoặc ngưng đình công của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 174a: Việc lấy ý kiến để đình công phải theo quy định sau đây: Đối với doanh nghiệp có dưới 300 lao động thì lấy ý kiến trực tiếp của người lao động, – đối với doanh nghiệp có trên 300 lao động thì lấy ý kiến của thành viên BCH công đoàn cơ sở, tổ trưỏng tổ công đoàn và tổ trưởng tổ sản xuất – trường hợp không có công đoàn cơ sở thì lấy ý kiến của tổ trưởng, tổ phó tổ sản xuất.

Điều 174b: Quyết định đình công phải có sự đồng ý của trên 50% tổng số người lao động nếu doanh ngiệp có dưới 300 lao động. Con số này là trên 75% nếu doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có trên 300 lao động.

Điều 175: Tranh chấp lao động tập thể do Hội đồng Trọng tài lao động giải quyết. Nếu một hoặc cả hai bên không đồng ý với Hội đồng Trọng tài thì có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết.

Điều 177: Tòa án nhân dân có thẩm quyền là tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra đình công. Tòa Phúc Thẩm thuộc Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công của tòa nhân dân cấp tỉnh.

Những điều luật nói trên hoàn toàn có lợi cho giới chủ nhân các xí nghiệp vốn nước ngoài và trong thực tế công nhân tại các Cty này hầu như không thể tổ chức đình công nếu tuân thủ đứng các điều luật như vậy.

Mặt khác vì các các công đoàn cơ sở (thuộc TCĐLĐ do Đảng CSVN và Nhà nước kiểm soát) lại ăn lương của giới chủ nhân nước ngoài, thế cho nên về mặt cơ cấu tổ chức trong hệ thống đấu tranh quyền lợi giữa “chủ và thợ”, khi có đình công, BCH công đoàn cơ sở thường đóng vai trò y hệt các “công đoàn vàng” trong nền kinh tế thị trường các nước tư bản.

Điều này dẫn đến hàng ngàn vụ đình công của công nhân trong các năm từ 1990 đến 2010, và hầu hết các vụ đình công này bị coi là bất hợp pháp vì không do “công đoàn” tổ chức. Điều đáng ngạc nhiên là những chủ nhân nước ngoài các Cty vốn nước ngoài đã phải chấp nhận thực tế của các cuộc “đình công tự phát” kể trên trong các xí nghiệp hay các hãng xưởng của họ và chấp nhận thương lượng vớc các “Đại diện công nhân” (chứ không phải với BCH công đoàn cơ sở) nhằm giải quyết những yêu sách liên quan đến quyền lợi của công nhân mà cuộc đình công chỉ ra.

Kết Luận:

Mâu thuẫn nội tại của hệ thống “công đoàn (nghiệp đoàn, liên đoàn lao động)” trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay nằm ở điểm các công đoàn cơ sở đã triệt tiêu những chức năng lẽ ra phải có của nó. Nó không còn đại diện cho lợi ích chỉ của người lao động làm thuê như trên danh nghĩa, tức là “một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mướn họ“.

Trong khi đó, Hiến pháp và Luật pháp của nước CHCNXHVN vẫn không thừa nhận tính hợp pháp của bất kỳ tổ chức nào khác của người làm thuê ngoài “công đoàn” của nhà nước.

Đó quả là một thực tế nan giải, một chỉ dấu báo hiệu rằng giai cấp công nhân, đội ngũ tiên phong của Đảng hiện nay, rốt cuộc chỉ còn được tôn vinh trên danh nghĩa.

NT

HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

——————————————————

Nguyên văn bài báo trên Tuổi Trẻ Online

10.000 công nhân đình công gây ùn tắc quốc lộ

H.Mi – Anh Thoa – Hữu Danh

TTO - Sáng nay 5-3, khoảng 10.000 công nhân Công ty Hưng Nghiệp cổ phần TNHH Pouchen VN (trụ sở đóng tại xã Hóa An, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) đã đình công sang ngày thứ ba.

Một bất ngờ đã xảy ra khi toàn bộ công nhân đã ngưng làm việc buổi sáng, kéo xuống quốc lộ 1K, đòi quyền lợi đã khiến giao thông ra vào khu vực này bị ùn tắc.

Hàng chục ngàn công nhân tham gia đình công - Ảnh: H.MI

Hàng chục ngàn công nhân tham gia đình công - Ảnh: H.MI

Nhiều công nhân cho hay Công ty đã ép công nhân làm việc quá giờ, chậm tăng lương, không trả tiền thâm niên và chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chưa hợp lý…

Lực lượng cảnh sát được huy động để giữ gìn trật tự ở khu vực này yêu cầu công nhân đình công có trật tự và tổ chức phân luồng giao thông. Khoảng 9g30 phút, một thanh niên trong đám đông đã bị cảnh sát bắt giữ khi được cho là quá khích, tham gia tấn công cảnh sát.

Vào thời điểm này, công nhân đã tràn lên đoạn chợ Hóa An bao vây cảnh sát và yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ thả ra. Sau đó, hàng ngàn công nhân tiếp tục quay trở lại trụ sở Công ty, tiếp tục đứng tràn ra quốc lộ và kéo băng rôn “Công nhân đại đoàn kết”.

Công nhân công ty Pouchen đình công - Ảnh: H.MI

Công nhân công ty Pouchen đình công - Ảnh: H.MI

Một quan chức có trách nhiệm ở tỉnh Đồng Nai cho hay trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực yêu cầu giới chủ giải quyết quyền lợi cho công nhân thì xảy ra sự việc trên.

Đây là công ty chuyên sản xuất giày da, 100% vốn nước ngoài. Yêu sách mà công nhân đưa ra là yêu cầu Ban giám đốc Công ty tăng lương cho công nhân, đồng thời cải thiện khẩu phần ăn cho công nhân. Nhiều công nhân cho biết: suất ăn của Công ty hiện nay chỉ khoảng 4.000 đồng/suất, không đủ chất tái tạo sức lao động.

Cùng ngày, Ban giám đốc Công ty đã thông báo sẽ tăng lương cho công nhân 5%. Đại diện Công ty cũng đã ghi nhận ý kiến của công nhân để trình Ban giám đốc xem xét. Ban giám đốc Công ty cũng đã tổ chức cuộc họp để giải quyết các kiến nghị của người lao động, tuy nhiên, đến trưa cùng ngày, yêu sách vẫn chưa được giải quyết nên hầu hết công nhân đã bỏ ra về.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/371918/10000-cong-nhan-dinh-cong-gay-un-tacnbspquoc-lo.html

http://www.boxitvn.net/bai/2596

Kiến nghị xây đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh tại Hoàng Sa-Trường Sa

Mặc Lâm, phóng viên RFA

Như BVN đã đưa tin, ngày 4/3 vừa qua, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ gửi lãnh đạo Nhà nước Việt Nam “Kiến nghị xây dựng Đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam” trong đó đó ông trân trọng đề nghị Nhà nước công nhận Liệt sĩ cho 58 chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh trong cuộc chiến chống hải quân Trung Quốc xâm lược quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/01/1974 và khắc sâu vào Đài tượng niệm tên các Liệt sĩ ấy chung với tên của 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa cũng trước quân xâm lược phương Bắc vào ngày 14/3/1988.

Đề xuất này của ông Cù Huy Hà Vũ, không nghi ngờ gì nữa, là một “cái hích” trọng đại về nhận thức cũng như hành động, bởi một khi được dựng lên, Đài tưởng niệm chắc chắn không chỉ là ngọn Hải đăng lý tưởng thắp sáng Chủ quyền Biển, Đảo của Việt Nam nhất là trong bối cảnh Trung Quốc lăm le xâm chiếm nốt Trường Sa, mà còn là cột mốc đánh dấu sự hàn gắn kỳ diệu của một dân tộc tưởng chừng vĩnh viễn bị xé nát bởi cuộc chiến ý thức hệ đầy máu và nước mắt đằng đẵng hàng thập kỷ.

Xin giới thiệu lại cùng bạn đọc cuộc phỏng vấn Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về Kiến nghị nói trên do RFA mới đây thực hiện.

Bauxite Việt Nam

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston-Texas vào chiều 17  tháng 1 năm 2010. RFA Photo.

Tưởng niệm Anh hùng Tử sĩ Hoàng Sa tại Houston-Texas vào chiều 17 tháng 1 năm 2010. RFA Photo.

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vừa gửi một Kiến nghị lên các cấp cao nhất của Chính phủ VN, yêu cầu xây dựng Đài tưởng niệm 58 binh sĩ quân lực VNCH đã hy sinh tại Hoàng Sa vào năm 1974.

Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông để biết thêm chi tiết về câu chuyện này.

Bày tỏ lòng biết ơn

Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, chúng tôi được biết ông vừa đưa ra môt kiến nghị rất đặc biệt yêu cầu nhà nước cho xây dựng một đài tưởng niệm các liệt sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến với Trung Quốc tại hai quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Xin ông cho biết động lực nào đã thúc đẩy ông làm việc này, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ: Tổ quốc Việt Nam là Tổ quốc chung của mọi người Việt Nam bất kể quan điểm chính trị, bất kể trong triều đại phong kiến hay trong thời đại cộng hòa, bất kể trong giai đoạn hiện tại hay quá khứ. Tổ quốc Việt Nam chỉ có một, cho nên việc bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam mà cha ông ta đã làm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân Việt Nam.

Trước tình hình hiện nay, Việt Nam đang bị Trung Quốc đe dọa xâm lăng, đe dọa thôn tính bằng vũ lực, mối đe dọa này là hiện hữu. Ngoài chuyện năm 1974, Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa mà lúc đó do Quân lực Việt Nam Cộng hòa làm nhiệm vụ trấn giữ thì sau năm 1975 đến năm 1988, Trung Quốc lại cho hải quân đến đánh chiếm quần đảo Trường Sa và tất nhiên vấp phải sự chống cự rất là mãnh liệt của Quân đội nhân dân Việt Nam. Trung Quốc cũng không có thể chiếm toàn bộ như đã chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 nhưng họ cũng đã chiếm đảo Gạc-ma ở quần đảo Trường Sa đó.

Cho đến hiện nay, như chúng ta đã thấy, Trung Quốc gia tăng áp lực đối với Biển Đông của Việt Nam. Mọi tàu thuyền đánh cá của chúng ta đi ra những vùng thuộc chủ quyền của chúng ta, như ở quần đảo Hoàng Sa, đều bị Trung Quốc bắt giữ, đòi tiền chuộc, thậm chí họ còn có hành vi có thể nói là xúc phạm đến nhân phẩm lẫn thể xác của ngư dân chúng ta.

Mặc Lâm: Với sức mạnh của Trung Quốc như vậy thì liệu người Việt làm gì hơn được, thưa Tiến sĩ?

TS Cù Huy Hà Vũ: Bây giờ có một lực lượng duy nhất, thế lực duy nhất có thể bảo vệ được nền độc lập của Việt Nam, bảo vệ được sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, đó chính là chủ nghĩa yêu nước, đó là tinh thần dân tộc của người Việt từ ngàn xưa. Để mà kêu gọi được tinh thần đó thì chúng ta phải biết công trạng của các liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ, để xây dựng và bảo vệ lãnh thổ Việt Nam mà hiện chúng ta đang có.

Bích chương của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng Sa 1974. Photo  courtesy of Wikipedia

Bích chương của Trung Quốc nói về trận chiến ở Hoàng Sa 1974. Photo courtesy of Wikipedia

Mặc Lâm: Xin Tiến sĩ cho biết cụ thể đài tưởng niệm mà ông đề nghị sẽ ghi công cho những ai?

TS Cù Huy Hà Vũ: Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam ở trên biển hiện giờ đang là vấn đề gay cấn nhất thì chúng ta có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vào ngày 19-1-1974 Trung Quốc đã cho quân đánh chiếm Hoàng Sa. Đã có 58 binh sĩ thuộc lực lượng Việt Nam Cộng hòa chiến đấu và anh dũng hy sinh. Họ dũng cảm nhưng thế và lực lúc đó của Trung Quốc mạnh hơn nên đã chiếm được toàn bộ.

Thế rồi đến năm 1988 Trung Quốc tiếp tục cho hải quân đánh chiếm vùng Trường Sa, với sự chiến đấu dũng cảm của Quân đội nhân dân Việt Nam nên Trung Quốc không thể chiếm đóng được nhiều và họ chỉ chiếm đảo Gạc-ma. Hải quân nhân dân Việt Nam cũng đã có 64 chiến sĩ hy sinh anh dũng để bảo vệ nền độc lập Việt Nam. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, hơn lúc nào hết, cần phải có tinh thần tích cực, cần phải có chủ nghĩa yêu nước.

Đặc biệt, trước sự đớn hèn của Chính phủ Việt Nam, để khơi dậy lòng yêu nước của người Việt thì trước hết phải thể hiện lòng biết ơn đối với các liệt sĩ đã ngã xuống cho sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Vì thế, tôi kiến nghị các cơ quan có trách nhiệm của nhà nước Việt Nam xây dựng cái tượng đài gọi là “tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa” với cái ý ban đầu là hãy tỏ lòng biết ơn các liệt sĩ. Từ đó mới có thể kêu gọi những người đang sống tiếp tục ngọn cờ yêu nước mà bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.

Khơi dậy lòng yêu nước

Mặc Lâm: Có một trở ngại mà ai cũng thấy, đó là làm sao để cho nhà nước Hà Nội nhìn nhận những binh sĩ VNCH là những liệt sĩ khi họ đã từng cầm súng chống lại Miền Bắc trong thời gian chiến tranh Việt Nam, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ: Trải qua mấy chục năm chinh chiến, dù có nói gì thì Miền Bắc có sự giúp đỡ của phe cộng sản như là Trung-Xô, hay là Miền Nam có được sự hỗ trợ hay là sự can thiệp trực tiếp của người Mỹ. Dù gì chăng nữa thì cũng vẫn là một cuộc nội chiến, một cuộc nội chiến gây đầu rơi máu chảy, cũng như cuộc nội chiến Nam-Bắc phân tranh thời nhà Nguyễn chẳng hạn. Chuyện đấy thuộc về lịch sử, chúng ta cũng không cách gì tránh được.

Mặc Lâm: Thưa Tiến sĩ, điều gì làm cho ông tin rằng nhà nước phải chấp nhận kiến nghị của ông?

TS Cù Huy Hà Vũ: Từ 1975 đến giờ như vậy là 35 năm rồi thì tôi cho rằng là không có lý gì vẫn căn cứ vào cái hệ tư tưởng để tiếp tục gây hận thù, kể cả trong các thế hệ họ chưa bao giờ biết đến chính cuộc chiến tranh Việt Nam. Cũng nhân kiến nghị xây dựng tượng đài tưởng niệm liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa, tất nhiên tôi viện lý do đầu tiên là khơi dậy chủ nghĩa dân tộc, khơi dậy tinh thần yêu nước của người Việt Nam để khuyến khích tất cả mọi người Việt Nam xông tới để bảo vệ Tổ quốc, còn có lý do thứ hai là chúng ta phải thực sự đi những bước đầu tiên để hòa hợp tất cả những người Việt Nam.

Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm  1974, diễn ra ở Westminster-California. Photo courtesy of thangtien.de

Lễ tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong trận chiến Hoàng Sa năm 1974, diễn ra ở Westminster-California. Photo courtesy of thangtien.de

Chúng ta không bỏ qua quá khứ, có những cái trong quá khứ cần phải xem xét thì chúng ta vẫn cứ phải tiếp tục xem xét, nhưng cái đó không phải là quan trọng nhất trong thời điểm hiện nay, mà quan trọng là chúng ta phải đoàn kết lại để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Và chính vì thế tôi thấy là những chiến binh thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì Tổ quốc Việt Nam thì phải được công nhận là liệt sĩ.

Không có lý do gì mà nhà nước Việt Nam hiện nay, hay nói một cách cụ thể hơn là nhà nước cộng sản Việt Nam hiện nay lấy cái lý do phân biệt giữa hai thể chế chính trị mà không công nhận, thì tôi cho đấy là sự bội phản với xương máu của những công dân Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc.

Mặc Lâm: Xin được hỏi Tiến sĩ câu cuối, bản kiến nghị đã được ông gửi cho những ai, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi đã gởi kiến nghị tới Quốc hội Việt Nam, tới Chủ tịch nước Việt Nam, tới Thủ tướng Việt Nam. Ngoài ra, tôi gởi cho một số những nhân vật với tính cách cá nhân, ví dụ Tổng bí thư Đảng CSVN, Chủ tịch Quốc hội VN chẳng hạn, nhằm yêu cầu phải sớm thực hiện đài tưởng niệm liệt sĩ đó.

Mặc Lâm: Xin cám ơn TS Cù Huy Hà Vũ đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Lawyer-Cu-Huy-Ha-Vu-to-hand-petition-to-build-a-monument-of-Hoang-Sa-martyrs-MLam-04052010150127.html

http://www.boxitvn.net/bai/2583

Một “đề xuất” lạ?

Đinh Kim Phúc

BVN xin đăng bài dưới đây của bạn Đinh Kim Phúc trao đổi lại với TS Vũ Quang Việt về một giải pháp mà ông đưa ra đối với việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa căng thẳng lâu nay mà vừa qua lại được hâm nóng lên trên khắp thế giới do Hội địa lý quốc gia Mỹ ghi chú dưới quần đảo này trong tấm bản đồ thế giới mới in của họ chữ “China”.

Có thể nói trong tâm thức người Việt ở bất cứ đâu, Hoàng Sa là của Việt Nam từ lâu đời còn Trung Quốc là kẻ xâm lược nham hiểm, đón lõng thời cơ để cướp gọn một vùng lãnh thổ nằm trong lãnh hải chúng ta. Bởi vậy, một đề xuất như của TS Vũ Quang Việt mà ta tạm gọi một cách dung tục là “cưa đôi” có lẽ vốn xuất phát từ một ý định thực tế, vì quyền lợi trước mắt của đất nước, nhưng nghĩ cho cùng, đối với tên cáo già có lòng tham vô đáy kia chắc gì đã thực hiện được 1%, trong khi đó sẽ tạo thêm cái lý cho chúng khẳng định rằng việc ăn cướp của chúng là chính đáng. Bởi thế, việc cùng nhau trao đổi hết mọi lẽ để đi đến một sự thống nhất trong nhận thức, làm cho vấn đề thêm sáng tỏ, theo chúng tôi cũng là điều cần thiết.

Bauxite Việt Nam

Sáng nay, ngày 6/4/2010, VietnamNet cho đăng bài “Quần đảo Hoàng Sa: Chia sẻ chủ quyền Việt – Trung?” của TS. Vũ Quang Việt nhưng sau đó không biết vì lý do gì bài đã bị rút xuống.

Quan điểm chính của bài báo là “Dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế, TS Vũ Quang Việt cho rằng, quần đảo Hoàng Sa nên được chia sẻ chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Cụm đảo An Vĩnh (Amphitrite) có đảo Phú Lâm sẽ do Trung Quốc giữ và cụm đảo Lưỡi Liềm (Crescent) có đảo Hoàng Sa là thuộc chủ quyền Việt Nam, cùng với vùng lãnh hải 12 hải lý bao quanh các cụm đảo”.

Như vậy là TS Vũ Quang Việt nói về khả năng chia đôi: An Vĩnh cho Trung Quốc, Trăng Khuyết cho Việt Nam sẽ phù hợp hơn dựa trên bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế [?]

Chúng tôi xin trao đổi cùng TS Vũ Quang Việt một số ý sau đây:

1. Liệu có phải TS Vũ Quang Việt nhầm lẫn đôi chút về điều được gọi là bằng chứng lịch sử của Trung Quốc và tiêu chí để xem xét “bằng chứng lịch sử” của tác giả.

1.1 Cả ngư dân Việt Nam và ngư dân Trung Quốc (ở đảo Hải Nam) đều qua lại Paracel cũng như nhiều đảo khác trong biển Đông để đánh cá. Nhưng việc hoạt động khai thác của cá nhân không được coi là hành động chiếm hữu nhà nước.

1.2 Người dân Đàng Trong (Cochinchina) hàng năm tổ chức ra các đảo ven bờ và quần đảo Paracels để khai thác tổ chim yến Salagang. Các tài liệu tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan trong thế kỷ XIX đều nói về việc khai thác tổ chim yến và bán cho Trung Quốc để chế biến thành món ăn bổ dưỡng cho giới quí tộc. Mặc dù các tài liệu ghi khoảng cách từ bờ đến đảo là rất khác nhau (20 dặm, 30 dặm, 40 dặm, 60-80 dặm) nhưng chắc chắn không phải là nhầm lẫn Paracel với đảo ven bờ nào vì có tài liệu đã ghi rõ các đảo ven bờ và quần đảo Paracels. Khoảng cách ngày càng tăng dần, có lẽ là do về sau có các chuyến khảo sát kỹ lưỡng xác định khoảng cách chính xác hơn. Nhưng việc ghi rõ khai thác tổ chim yến bán cho Trung Quốc khẳng định rằng Trung Quốc hoàn toàn không mang ý đồ chiếm hữu những đảo này. Thử hỏi nếu họ chiếm hữu thì tội gì phải mua tổ chim của An Nam, thay vì cử người ra nhặt hàng năm?

1.3 Nên nhớ rằng đảo Phú Lâm chính là “căn cứ” của đội Hoàng Sa khi xưa. Theo sử liệu, vua Minh Mạng đã cho quân lính ra xây bia và trồng nhiều cây để thuyền bè đi lại dễ nhận biết mà không bị mắc cạn. Các mô tả của Lê Quý Đôn về núi Phật Tự (tên cũ là Cồn Bạch Sa) với ngôi miếu Vạn Lý Ba Bình, và phía Bắc có Bàn Than Thạch giống y hệt đảo Phú Lâm (woody) và đảo Hòn Đá (Rocky) ngày nay.

Tóm lại nhiều chứng cứ chứng minh đảo Phú Lâm đã được khai thác, quản lý từ thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, và nếu đội Hoàng Sa có từ đảo Phú Lâm tỏa ra các đảo xung quanh trong nhóm An Vĩnh thì cũng không có gì khó hiểu. Không thể có chuyện triều Nguyễn bỏ sót nhóm An Vĩnh, mà Hoàng đế nhà Thanh đã làm chủ nó như lập luận của TS Vũ Quang Việt.

1.4 Các tài liệu Nhật cho thấy là Nhật đã đặt chân khai thác phân chim (một loại phân lân) từ sớm. Các nhân chứng từng làm việc ở Trạm khí tượng Hoàng Sa trên đảo Hoàng Sa (Pattle) cũng kể lại hay gặp người Nhật qua lại xin nước ngọt. Nhưng hoạt động của Trung Quốc chỉ có từ sau 1945 chứ không có một người nào trên đảo Phú Lâm từ trước đó nên không thể nói là Trung Quốc đã làm chủ đảo Phú Lâm và nhóm An Vĩnh một cách khiên cưỡng

2. Trước đây, một nhà nghiên cứu có tên tuổi cũng từng gợi ý là nếu ta đòi cả quần đảo thì rất khó, chỉ nên đòi Trăng Khuyết đã được chính quyền Sài Gòn giữ đến năm 1974, còn phần An Vĩnh “trả” cho Trung Quốc.

Xin thưa rằng, Trung Quốc đâu phải chỉ muốn vài đảo phân chim đó mà nó muốn cả biển Đông. Cái gì mà họ đã chiếm được thì nó coi là sở hữu vĩnh viễn chứ đâu có chịu tự nguyện trả như ai đó hy vọng? Nếu như lập trường chính thức của Việt Nam là như vậy thì đó là một bước lùi vô lý, và Trung Quốc sẽ làm cho phải lùi nốt để chịu mất luôn cả Trăng Khuyết và thực tế TQ đã sử dụng vũ lực để chiêm đoạt vào năm 1974 như chúng ta hằng biết..

Theo Marwyn S. Samuels trong cuốn sách “Contest for South China Sea“, Phú Lâm (Woody Island), một phần của cụm đảo Amphitrite (An Vĩnh) và là hòn đảo lớn nhất tại Hoàng Sa, ít nhất đã được Trung Quốc khai thác từ năm 1911 và có thể từ trước đó. Điều này đã được chứng minh bởi đơn khởi kiện của một nhóm các thương nhân đối với tỉnh Quảng Đông về việc cấp phép khai thác phân chim / khu dự trữ phốt pho năm 1921. Một ủy ban đã được thành lập năm 1928 và thậm chí họ còn cử người đến “Hoàng Sa” để điều tra, trong khi hoạt động khai thác đã được triển khai. Thế nhưng, việc khai thác chỉ hạn chế ở đảo Phú Lâm.

Có thể TS Vũ Quang Việt dựa vào tài liệu này để dẫn đến những nhận định trên chăng?

Các học giả ở nước ngoài góp tư liệu, phân tích về vấn đề chủ quyền biển đảo, thậm chí giới thiệu những quan điểm đa chiều để người trong nước tham khảo… là rất đáng trân trọng và cần được phổ biến rộng rãi. Nhưng như bài sáng nay của TS Vũ Quang Việt đã đi xa hơn thế, đưa ra những xác nhận xa lạ về việc tách ra 2 cụm đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa với những cứ liệu mà TS Vũ Quang Việt cho là “phù hợp với bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế” để xác nhận chủ quyền của Trung Quốc và phần của Việt Nam như trong bài viết thì e rằng ông quá ư chủ quan và có thể dẫn đến những hệ lụy thiệt thòi về lâu dài cho Việt Nam.

Dù là cái gì đã lọt vào tay Trung Quốc thì họ càng củng cố và chẳng bao giờ tự nguyện trả lại, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta “đành” phải quanh co để xin lại một phần kiểu nầy.

Trước nguy cơ nầy, chúng ta còn loanh quanh thì cách đặt vấn đề của TS Vũ Quang Việt chẳng giúp được gì , tung hỏa mù gây thêm rối ren? Xét về lập luận và cứ liệu thì những gì TS Vũ Quang Việt nêu ra về vấn đề chủ quyển của Trung Quốc đối với Phú Lâm không đủ, nếu không muốn nói là cảm tính mà luật pháp quốc tế phải chăng là xét đoán mang tính chất này? Căn cứ vào sử liệu của ai, thời nào? TS Vũ Quang Việt quên rằng nhận thức về biển đảo của người Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam. Mãi đến năm 2009 mới đưa ra bản đồ hình chữ U (lưỡi bò) sau mấy mươi năm ”thập thò” bản đồ mại theo Trung Hoa Dân Quốc vẽ ra năm 1947 để tranh giành với Pháp sau hòa ước San Francisco?

Thông cảm với TS Vũ Quang Việt về việc nghiên cứu chủ quyền trên biển Đông vốn đã là một vấn đề phức tạp, gây tranh cãi, vì vậy có sai sót là chuyện thường tình, nhưng việc đưa ra “sáng kiến” vô tình phụ họa với Trung Quốc một cách gián tiếp như bài viết này là điều cần xem xét và sẽ hoàn toàn bị phủ nhận khi nó đi ngược lại với sự hiểu biết và tâm nguyện của nhiều người. Một nguy hiểm là nếu theo dòng lập luận này thì nước Việt Nam chúng ta cũng phải chia thành nhiều phần lãnh thổ trong đó Trung Quốc sẽ giữ một phần rất lớn theo phương pháp luận về chủ quyền kiểu này của TS Vũ Quang Việt sá gì mấy hòn đảo lon con trên biển Đông!

Không nói là khởi xướng cho việc Chiêm Thành, Phù Nam và Campuchia phải được khôi phục chủ quyền trên lãnh thổ thuộc chúng ta!

ĐKP

Ghi chú: sau khi biên tập xong chúng tôi mới biết tác giả đã gửi một lúc cho cùng nhiều mạng khác nhau, trong đó có mạng BVN.

http://www.boxitvn.net/bai/2579


Phái đoàn Quốc Hội Việt Nam bị phản đối tại Quốc Hội California

Monday, April 05, 2010




Nửa số Nghị sĩ bỏ phòng họp,
Hạ Viện hủy bỏ lễ tiếp đón

Tiffany Lê - Ðông Bàn/Người Việt
SACRAMENTO, Calif. - Chuyến viếng thăm chính thức của phái đoàn Quốc Hội Việt Nam đến Quốc Hội Tiểu Bang California hôm 5 tháng 4 bị hủy bỏ tại Hạ Viện, và gặp phải sự phản đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tại Thượng Viện.
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa (trái), phát biểu tại Thượng Viện trước khi phái đoàn Việt Nam được giới thiệu. Dân Biểu Tiểu Bang Trần Thái Văn gởi thư phản đối đến Chủ Tịch Hạ Viện John Perez. (Hình: Văn Phòng TNS Correa và DB Văn Trần cung cấp)
Phái đoàn Việt Nam do bà Lê Thị Thu Ba, chủ nhiệm Ủy Ban Tư Pháp Quốc Hội Việt Nam , dẫn đầu. Và theo Dân Biểu Trần Thái Văn, ông đã viết thư ngay cho Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang John Perez, "ngay sau khi được biết phái đoàn Việt Nam sẽ được tiếp tại Hạ Viện."

Ông Văn nói với Người Việt, ông đã giải thích với Dân Biểu Perez rằng, sẽ hoàn toàn không đúng đắn nếu "một phái đoàn như vậy, từ một chế độ toàn trị như vậy, lại được tiếp trang trọng ngay trong mùa lễ Tưởng Niệm 35 năm biến cố Tháng Tư Ðen."

Chủ Tịch Hạ Viện Tiểu Bang John Perez, sau đó đã quyết định hủy buổi đón tiếp.
Tuy nhiên, chương trình đón tiếp tại Thượng Viện Tiểu Bang vẫn diễn ra như dự kiến?

Cuộc tiếp xúc của Thượng Viện với phái đoàn Quốc Hội Việt Nam gặp sự phản đối của khoảng một nửa số nghị sĩ tiểu bang.

Phái đoàn đại diện Quốc Hội Việt Nam chờ phía bên ngoài phòng nghị hội của Hạ Viện California . (Hình: Christian Koszka)
Ngay trước khi phái đoàn này, gồm tám thành viên, được chính thức giới thiệu, Thượng Nghị Sĩ Lou Correa lên tiếng phản đối, chỉ trích Hà Nội, và đưa ra một số "gợi ý." Thượng Nghị Sĩ Lou Correa nói với Người Việt rằng, ông khuyên phái đoàn Việt Nam "nên học cách mà chính quyền tiểu bang giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền cá nhân, đến nhân quyền, đến quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, và tự do tôn giáo."

Ngay tại phòng họp của Thượng Viện của Tiểu Bang, với phái đoàn Việt Nam đang đứng phía sau, Nghị Sĩ Correa phát biểu, rằng mặc dầu "không thể ngăn chặn chuyến viếng thăm này, nhưng nếu quý vị đã có mặt tại đây, quý vị cần học tất cả các điều liên quan đến 'quyền,' để hiểu chính quyền tiểu bang California đối xử với quyền tự do ra sao."

Phát biểu xong, ông Correa rời phòng họp. Khoảng một nửa số nghị sĩ, hơn 20 người, đa số là các nghị sĩ Cộng Hòa, cũng rời khỏi phòng họp để biểu thị sự phản đối.
Bản tin của văn phòng Nghị Sĩ Correa cho biết, trong khi tám thành viên phái đoàn Việt Nam được giới thiệu tại Thượng Viện, thêm một số nghị sĩ khác cũng đứng dậy, rời phòng họp.

Phía Thượng Viện, Nghị Sĩ Ellen Corbett chính thức giới thiệu phái đoàn này với các đồng viện.

Phóng viên Người Việt gọi đến văn phòng Nghị Sĩ Corbett. Văn phòng từ chối đưa ra lời nhận định, và chuyển sang văn phòng Nghị Sĩ Steinberg. Thượng Nghị Sĩ Steinberg là chủ tịch Ủy Ban Ðịnh Chế Thượng Viện California . Hồi cuối tháng 3 vừa qua, Nghị Sĩ Correa đã gởi phản đối đến Nghị Sĩ Steinberg khi biết rằng Thượng Viện tiểu bang sẽ tiếp chính thức phái đoàn Việt Nam.

Nói với Người Việt, bà Alicia Trost, phát ngôn nhân của văn phòng Nghị Sĩ Steinberg, giải thích về lý do của chuyến viếng thăm Thượng Viện. "Chuyến thăm này là do Chính Phủ Liên Bang sắp xếp. Văn Phòng Quan Hệ Quốc Tế của Thượng Viện Hoa Kỳ sắp xếp các cuộc thăm viếng lẫn nhau, với nhiều quốc gia khác nhau."

Bà Trost cũng nói thêm, rằng "mọi phái đoàn ngoại quốc đến thăm California đều được giới thiệu trước Thượng Viện. Và đây là phép lịch sự thông thường."

"Nếu chúng ta đến thăm họ, họ cũng sẽ có hành động tương tự."

Thông thường, một phái đoàn nước ngoài đến thăm Thượng Viện là để "học về thể chế dân chủ Hoa Kỳ."

Bà Trost nói văn phòng Nghị Sĩ Steinberg không biết chi tiết của chuyến viếng thăm này.

Thông cáo báo chí của văn phòng Nghị Sĩ Correa viết, có đoạn nói về lời phát biểu của ông trước khi phái đoàn Việt Nam được giới thiệu. Phát biểu có đoạn, "...Tôi đại diện khu vực trung tâm quận Cam, và vùng Little Sài Gòn, nơi có đông người Việt Nam sinh sống nhất, bên ngoài Việt Nam. Chính tai tôi đã nghe nhiều câu chuyện từ cử tri của tôi, về những trường hợp bị tù cải tạo hàng chục năm. Nhiều người bị đi tù cải tạo, không chỉ là những quân nhân, mà còn cả những nhà thơ, nhà báo, ký giả, trí thức, và các lãnh đạo tinh thần..." "Quý vị có thể nói rằng chuyện đó là quá khứ, và hiện tại là khác. Nhưng, những quan tâm về sự thiếu nhân quyền tại Việt Nam vẫn còn và được sự chú ý và quan tâm của mọi giới."

Trong khi đó, bức thư mà văn phòng Dân Biểu Trần Thái Văn gởi Chủ Tịch Hạ Viện John Perez có đoạn, "Cá nhân tôi là một người tị nạn cộng sản. Gia đình tôi được di tản ra khỏi Việt Nam cũng vào tháng này, 35 năm trước. Chúng tôi ra đi để trốn sự đàn áp tiếp ngay sau thời điểm những người cộng sản miền Bắc chiếm đóng miền Nam."

"Và từ thời điểm ấy, Việt Nam luôn là thủ phạm của những vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng mô tả tình trạng nhân quyền Việt Nam là yếu kém..."

Cuối tháng 3 vừa qua, Nghị Sĩ Lou Correa, trong thư phản đối chuyến viếng thăm của phái đoàn Quốc Hội Việt Nam, đã viết tương tự, rằng tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn tồi tệ, và nhiều nhân vật tranh đấu cho tự do bị cầm tù.

Thượng Nghị Sĩ Correa cũng nhắc cho đồng viện của ông tại Quốc Hội Tiểu Bang, là thời điểm tưởng niệm biến cố 30 tháng 4 đang đến gần. Biến cố này đáng ghi nhớ cho cộng đồng gốc Việt, và cho "tất cả chúng ta, về những người đã chết trong cuộc chiến Việt Nam ."

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=111011&z=75
http://hoilatraloi.blogspot.com/2010/04/phai-oan-quoc-hoi-viet-nam-bi-phan-oi.html

VỀ PHÁT SÚNG CHỈ THIÊN CẢNH BÁO CỦA BÁO QUÂN ĐỘI TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI XI ?

Phạm Viết Đào.



Báo Quân đội nhân dân ra ngày chủ nhật 4/4/2010 vừa cho đăng bài chính luận“ Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình: Phòng chống “ tự diễn biến” từ bên trong và bên trêncủa Tiến sĩ Lê Văn Bảo; bài báo có nhiều quan điểm, lập luận khá chi là đanh, mặc dù viết chung chung. Liệu đây có là một phát súng chỉ thiên nhằm cảnh báo của báo Quân đội với các thế lực thù địch và cả đối với những ai thuộc thành phần “bên trong” và “bên trên” đang chơi canh bạc tự diễn biến hòa bình không ?

Để rộng đường dư luận, Blog Phamvietdaonv xin có đôi lời tham góp nhằm: diễn nghĩa nôm na, làm sáng tỏ thêm những quan điểm đánh giá, cùng với những giải pháp của Lê Tiến sĩ và với báo Quân đội nhân dân, nơi đã đăng bài chính luận quan trọng kể trên…

Đọc bài của Tiến sĩ Lê Văn Bảo điều làm cho người đọc băn khoăn: Hình như tác giả đặt thù trong đáng lo hơn giặc ngoài; do đó, bài chính luận này đăng ở báo công an thì có vẻ hợp hơn bởi: công an mới lực lượng chịu một phần trách nhiệm về trật tự an ninh nội địa.

Báo Quân đội nhân dân là báo giành cho lực lượng vũ trang, mà lực lượng vũ trang thì nhiệm vụ chủ yếu là phải đối phó với giặc ngoại xâm. Chính quyền nào, lực lượng nào khi buộc lòng dùng đến lực lượng quân đội để dẹp loạn, đối phó với các xung đột nội bộ thì có nghĩa súng đã bị chính trị hóa, đã được phục vụ cho các lợi ích phe cánh…

Thôi chuyện lệch, lộn sân là chuyện phụ, chuyện quan trọng là ở vấn đề: Ông Tiến sĩ họ Lê này cảnh báo với đất nước, dân tộc về các nguy cơ đe dọa sự an ninh quốc gia, sự toàn vẹn của lành thổ hay những vấn đề thuộc về các xung đột về các quan hệ chính trị nội bộ ở những điểm nào…

Thử nhận diện các thế lực gây nên “ tự diễn biến “ tự bên trong và từ bên trên theo Lê Tiến sĩ

Nhận diện 1:

Chúng tôi nhất trí với Tiến sĩ Lê Văn Bảo ( TSLVB ) có 2 loại thế lực đang chống phá cách mạng nước ta: “ Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã đang đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây chia rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta…”( TSLVB )

Chúng tôi xin cụ thể, làm rõ và bổ sung thêm ý kiến này của TSLVB. Chủ nghĩa đế quốc là thế lực chống phá cách mạng nước ta thì rõ rồi, ai cũng đều nhận ra cả; còn những thế lực thù địch tuy không phải là đế quốc, thế nhưng đôi khi lại còn nguy hiểm không kém hơn cả bọn đế quốc nhưng không phải ai cũng nhận ra. Đáng tiếc trong bài Lê Tiến sĩ lại không chỉ ra. Bởi vì hiện tại một số cán bộ nằm trong bộ máy Đảng và Nhà nước như trong bài của Lê Tiến sĩ đã chỉ ra: vẫn còn mập mờ về lập trường địch-ta trong quan hệ với một số nước, xin lấy quan hệ với Trung Quốc làm ví dụ.

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, có nhiều điểm tương đồng về thể chế kinh tế-chính trị- văn hóa mà như ông Hồ Cẩm Đào đã có lần nhắn nhủ với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia có:Lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan…nên cấn hợp tác toàn diện”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng là người đúc kết và luôn giương biểu ngữ 16 chữ vàng trong quan hệ với Việt Nam. Thế nhưng trong thực tế, Trung Quốc lại đang tiến hành hàng loạt các hành vi có hệ thống và có tính toán nhằm mục đích đe dọa tới an ninh lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh dùng quân đội, dùng vũ lực, Trung Quốc còn có nhiều hành động đơn phương nhằm tác động gây chuyến hóa, thậm chí còn tìm cách phá hoại môi trường sống của Việt Nam và các nước làng giếng khác. Chẳng hạn như xây nhiều đâp thủy điện chặn nguồn sông Mêkông đã làm cho 60 triệu dân của 4 quốc gia hạ nguồn bị điêu đứng trong đó có Việt Nam...

2/ Nhận diện 2:

Chúng tôi nhất trí với nhận định của TSLQB: “ Chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp cả vũ trang và phi vũ trang; kết hợp “nội công, ngoại kích”, trong đánh ra, ngoài đánh vào, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản…”( TSLVB )

Chúng tôi bổ sung thêm: bên cạnh thế lực đế quốc không chỉ có âm mưu tìm cách xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa tươi đẹp của chúng ta như tác giả nêu còn có thế lực khác như Trung Quốc. Trung Quốc đang âm mưu tác động và gây chuyển hóa biến Đảng Cộng sản Việt Nam thành một phiên bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc; tìm cách đưa nhiều người thân Trung Quốc, chịu sự chi phối của Trung Quốc vào trong bộ máy Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện âm mưu: đồng hóa về chính trị, kinh tế, tổ chức, thể chế để trước hết biến Việt Nam trước tiên thành một nước chư hầu, tiến tới bị lệ thuộc hẳn về kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng. Có nhận định như thế thì mới khách quan và công tâm.

Đây là một nguy cơ tự diễn biến có thật mà TSLVB đã chỉ ra là có cơ sở thực tiễn và biện chứng nhưng chưa dẫn chứng một cách toàn diện. Không biết ý kiến bổ sung này có trúng ý của TSLVB không ?

3/ Nhận diện 3:

Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang tiến hành các bước chuẩn bị cho Đại hội XI thì các thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” càng được chúng thực hiện ráo riết hơn…”( TSLVB )

Việc thực hiện ráo riết của các thế lực đế quốc và thù địch với Việt Nam khi Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị đại hội thì quá rõ và thường theo các hình thức: Mua chuộc, gây sức ép về kinh tế, chính trị, vũ trang; cài, cắm những người mà chúng có thể xỏ mũi được để phục vụ cho các lợi ích của chúng.

Điều này, chúng ta dễ dàng nhận biết: mỗi lần Đảng Cộng sản Việt Nam có các hội nghị, các đại hội bàn về nhân sự, quyết các vấn đề nhân sự thì thường thấy một số nước đã cử một số yếu nhân của họ kiếm cớ sang thăm thậm chí còn ăn dầm nằm dề. Vậy đây là hành động để thực hiện âm mưu tác động gây tự diễn biến là gì? Do đó các đại biểu dự các hội nghị, những đồng chí nắm trọng trách của Đảng cần cảnh giác không bị các nhân tố này làm phân tâm, gây nên nạn dịch “tự diễn biến”…

Nhận diện 4:

Thực tế đã cho thấy “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực; nếu lĩnh vực tư tưởng chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng – an ninh khó có khả năng và điều kiện phát triển lành mạnh. Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi…”( TSLVB )

Riêng nhận định này của TSLVB thì chúng tôi không nhất trí vì nó trái với quy luật của phép duy vật biện chứng. Công lao to lớn của Các Mác và Ăngghen là phát triển chủ nghĩa duy vật đến đỉnh cao, vì đã giải quyết một cách khoa học vấn đề sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội và xây dựng quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các ông đã chứng minh rằng, đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã hội trong đầu óc của con người, mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Ph.Ăng ghen viết: “Sự phát triển về mặt chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật v.v đều dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chúng cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế”…

Do đó, những ý kiến mà TSLVB nêu lên phải đặt ngược lại mới không phạm húy, mới không trái với phép duy vật biện chứng. Phép duy vật biện chứng cho rằng:“Tồn tại xã hội quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức xã hội; tồn tại xã hội có trước, ý thức xã hội có sau, tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy”. Sự chệch hướng về văn hóa, kinh tế, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng ( không nhận ra ai là thù, ai là bạn dẫn tới mất cảnh giác ?) sẽ dẫn tới sự chệch hướng về tư tưởng-chính trị; khi chính trị-tư tưởng mà bị chệch hướng nữa thì thể chế sụp đổ, an ninh bị phá vỡ dẫn tới nguy cơ không chỉ mất thể chế chính trị mà còn mất nước…

Theo người viết bài này: mất chủ quyền lãnh thổ mới là nguy cơ số 1 hiện nay cần phải lo trước tiên vì phải lo cái tồn tại trước. Còn thể chế chính trị, ý thức hệ này nếu không đứng vững mà bị thể chế chính trị khác đào thải thì hoàn toàn phù hợp với phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử mà Marx, Ănghen và Lênin đã đề ra. Lênin đã từng phát biểu một câu đại ý: Nếu một thể chính trị nào đó cho dù là tốt đi nữa nhưng cứ tồn tại quá mức cần thiết thì thậm chí gieo đại họa cho cả dân tộc…

Khi giai cấp tư sản đã lên vũ đài chính trị rồi thì một quốc gia nào đó tuyên bố rằng: Dân nước tôi thích thể chế vua quan hơn, phù hợp hơn thì sớm muộn cũng bị phá vỡ nếu không tìm cách cải cách dưới hình thức cải lương hay bạo lực theo hình thức khởi nghĩa, tạo phản…

Nhận diện 5:

Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau, nhưng chúng luôn đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương, chính sách của đất nước. Khi đường hướng không chuẩn thì sự chệch hướng của đất nước là khó tránh khỏi. Khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ sẽ bị xói mòn…” ( TSLVB )

Lập luận này là dựa trên cơ sở sau đây: nếu để mất nước, mất chủ quyền lãnh thổ, để chế độ bị sụp đổ thì thuộc trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ vì đó mới là nơi đang nắm quyền sinh quyến sát, nằm tiến, nắm quân đội, cảnh sát, nhà tù, vũ khí…

Các thế lực đế quốc và thù địch có tấn công, tác động là tác động vào các yếu nhân nằm ở “bên trong” và bộ máy “bên trên” thì mới có hiệu quả, mới có hiệu lực chứ tác động vào dân đen thì được tích sự gì ? Như vậy vấn đề cần phải lo, “con đê” cần phải gia cố, phòng vệ để không bị âm mưu làm cho tự diễn biến của kẻ thù làm cho suy sụp đó chính là “ cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ…”

Lực lượng vũ trang nếu cần để ý, cảnh giác thì phải để ý các cơ quan này; nếu thấy có vị nào đang có dấu hiệu bị tự diễn biến không ? Nếu có nhất quyết phải đòm.

Nhận diện 6:

Trên thực tế, trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây; cổ súy cho những mô hình xa rời thực tiễn Việt Nam v.v” ( TSLVB )

Nhận ra trong bộ máy Đảng và Nhà nước có cán bộ đương chức, đương quyền, tức là bên trong và bên trên mà suy thoái về tư tưởng, chính trị thì mới đáng lo. Điều đáng tiếc ở đây là: Lê Tiến sĩ lại đánh đồng với các cán bộ đảng viên một thời giữ trọng trách nay đã nghỉ hưu có ý kiến lệch lạc là chưa chuẩn xác. Nếu các đồng chí này có ý kiến nào đó lệch lạc thì tác động của nó chẳng qua là những lời nói, trong tay họ có cái gì đâu mà có thể gây nên cái sự tự diễn biến cho xã hội. Cái đáng lo đó là chính là các đồng chí đương quyền to chức trọng; bởi họ mới có khả năng làm chệch đường hướng phát triển của đất nước.

Điều đáng lo ngại hiện nay đó là các đảng viên nắm trọng trách cao, miệng họ hô hào thật to: chống diễn biến hòa bình nhưng lại móc ngoặc , ký tá những dự án gây thất thoát, thiệt hại, ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng. Điều này đáng lẽ báo Quân đội nhân dân phải xoáy vào, Lưu Tiến sĩ khi cho in bài trên báo này cần phải tô đậm thực tiễn này.

Cần phải kiên quyết chống thói xấu: chửi ý thức hệ, lên án tư bản đế quốc hết lời nhưng của cải vốn liếng của người ta thì lại thương, lại vồ vập, lại tít mắt lại. Khả năng tự diễn biến này chỉ có thể xảy ra ở các đồng chí đảng viên có chức, có quyền, còn dân đen, đảng viên thường, những đồng chí đã nghỉ hưu thì muốn ghét chẳng ai sợ, muốn thương cũng chẳng ai cho.

Trong lúc chúng ta kêu gọi cảnh giác với âm mưu tự diễn biến thì lại đi vay, đi mượn, kéo những dự án đầu tư gây hậu họa cho nhân dân cả về môi trường và an ninh quốc gia. Tại sao Lê Tiến sĩ không đề cập đề khía cạnh này; tại sao Báo Quân đội nhân dân không đăng những bài phóng sự điều tra về sự xâm lăng về văn hóa, kinh tế của các thế lực thù địch dưới các hình thức đầu tư cho vay mà chỉ nói chung chung…

Nhận diện 7:

Mảnh đất màu mỡ nhất để chúng thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tình trạng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước chưa được đẩy lùi, ngăn chặn; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội còn nhiều mặt bị buông lỏng; công tác nghiên cứu lý luận chưa giải đáp có căn cứ khoa học, thuyết phục những vấn đề mà thực tiễn đặt ra; một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ trì… thiếu kiên định, vững vàng, phẩm chất và năng lực hạn chế, thiếu tu dưỡng rèn luyện, chạy theo lợi ích cá nhân…” ( TSLVB )

Ý kiến này của TSLVB là chính xác và nếu ý kiến này là chính xác thì tác giả nêu về những đồng chí đã nghỉ hưu, các quần chúng ngoài đảng, cán cán bộ đảng viên thường, các nhà văn nhà báo nếu có ý kiến nào đấy nếu TSLVB cho là lệch lạc thì không đáng sợ. Điều làm cho người đọc cảm thấy ngán khi đọc bài của TSLVB, sở dĩ nếu người viết không dẫn giải nôm na như trên thì khó lòng lĩnh hội được hết chính xác các ý tưởng sâu xa của Lê Tiến sĩ.

Người đọc cần Lê Tiến sĩ và cả báo Quân đội nhân dân chỉ ra được kẻ nào đang ngồi ở cơ quan nào của Đảng, Chính phủ, Quốc hội có dấu hiệu quay quắt, đang bị tự diễn biến biến "người thành ma" thì tốt biết bao. Còn viết cho kêu, cho hàm ý chữ nghĩa nhưng lại không dẫn chứng cụ thể thì khác gì một phát súng chỉ thiên; khi đã bắn chỉ thiên thì một phát đối thủ còn sợ, phát thứ 2 sẽ nhờn…

Hiện nay rất nhiều tờ báo, phóng viên ít khi người ta viết và đăng những bài chính luận rông dài mà viết cụ thể: ông chủ tịch này đang bán rừng cho Trung Quốc đây, ông Chủ tịch kia đang mua dâm con trẻ đây, ông quan chức nọ đang mua nhà cho bồ …đây thì người đọc hiểu được: thẳng cha này đang tự diễn biến đây, đang đào mồ chôn chế độ, phá Đảng và dân tộc đây…

Do đó khi nghe Lê Tiến sĩ nêu giải pháp:”Yêu cầu cơ bản khi thực hiện phương châm này là, cùng với tích cực, chủ động giữ vững ổn định bên trong, phòng ngừa, ngăn chặn các tác động tiêu cực từ phía các thế lực thù địch, cần phải tích cực, chủ động tổ chức các cuộc phản công, tiến công bằng nhiều hình thức, qui mô, lực lượng, trên nhiều lĩnh vực nhằm làm giảm sức chống phá, tiến tới đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ được mình…”

Bắn chỉ thiên nhưn thế này thì hơi phí đạn; Lê Tiến sĩ nên tham gia với đội quân báo chí viết bài chống bọn tự diễn biến bằng các việc làm cụ thể có hại cho đất nước; báo Quân đội nhân dân sau khi cho đăng ý kiến trên cứ tuần nên cho vài thằng “tự diễn biến” bên trong và bên trên lên mặt báo để bà con cùng chứng kiến và từ mặt nó ra tẩy chay, không bầu cho nó nữa. Còn hô và xui người khác chủ động phản công và tiến công chung chung thì ai mà chẳng làm được.

P.V.Đ.

( Bài viết gửi đăng Báo Quân đội nhân dân...)

http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=4609

Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa

Cao Phong

Bày trò khảo cổ tại Hoàng Sa là bày một trò học thuật vô ích. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ tại Trung Quốc trong những năm quan hệ hai nước căng thẳng, đổi bạn thành thù, đã có những nhận định chí lý: đồ gốm sứ của Việt Nam vốn cũng được bán đi nhiều nước Đông Nam Á và Nhật Bản từ rất sớm, chẳng lẽ bây giờ đào thấy một di vật gốm Việt Nam trên đất Nhật cũng có thể kết luận mảnh đất đó là thuộc quyền sở hữu của Việt Nam? Hay như gò Đống Đa chôn biết bao nhiêu xương lính Tôn Sĩ Nghị khi xưa, các nhà khảo cổ Trung Quốc có thể sang Hà Nội đào lên, cho thử ADN rồi nói rằng Ngọc Hồi, Đống Đa vốn thuộc phần đất Trung Quốc? Mượn màu khoa học để làm chính trị là sách lược cũ mèm và chỉ chứng tỏ người cầm đầu Bắc triều đang không từ bất kỳ một thủ đoạn dù vụng về đến thế nào để thực hiện bằng được tham vọng cướp đất cướp biển trắng trợn của nước khác.

Bauxite việt Nam

Trung Quốc thông qua “đề án bảo vệ di vật khảo cổ” tại Hoàng Sa của Việt Nam. Đề án “bảo vệ di vật khảo cổ” này do Cục trưởng Cục Văn vật quốc gia Trung Quốc đệ trình trong “hai kỳ họp” của Trung Quốc, theo đó trong thời gian tới Trung Quốc sẽ đẩy mạnh các hoạt động tìm kiếm khảo cổ trong khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo như đề án được đệ trình “hai kỳ họp” vừa qua, phía Trung Quốc cho rằng, ngay từ thời Tây Hán quần đảo Hoàng Sa đã là “con đường tơ lụa trên biển” quan trọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nhận định do vị trí giao thương trên biển quan trọng nên tại khu vực này sau khi xảy ra các vụ đắm tàu sẽ là một trong những khu vực chứa nhiều tài liệu khảo cổ có giá trị quan trọng. Chính vì vậy, việc đưa khu vực này vào khu vực khảo cổ cần được bảo vệ và nghiên cứu một cách nghiêm túc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động bước đầu khai thác và tìm hiểu khảo cổ tại khu vực biển này của Việt Nam. Đến năm 2007 và 2008, Trung Quốc cũng đã cử tàu “đảo Hoa Quang 1” tới đây tác nghiệp. Tiếp đó, tháng 5 năm 2009 Trung Quốc đã tiến hành khảo sát một khu vực rộng 7.100 km vuông đồng thời phát hiện ra 11 địa điểm có khảo cổ quan trọng. Đồng thời đến tháng 9 năm 2009, một trung tâm bảo vệ di sản văn hóa dưới nước quốc gia của Trung Quốc cũng đã được thành lập. Trung tâm này cùng với trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa có nhiệm vụ xây dựng đề án bảo vệ khảo cổ dưới biển tại Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo các chuyên gia khảo cổ nước này nhận định, khu vực biển này có nhiều tài liệu và hiện vật khảo cổ quan trọng chưa được khai thác. Tuy nhiên do phân bố trên diện tích rộng với số lượng nhiều, bên cạnh đó địa điểm lại cách xa Trung Quốc đại lục… những điều đó chính là một thách thức đối với giới khảo cổ nước này.

Được biết, các hiện vật khảo cổ trong khu vực biển này chủ yếu là đồ sứ và đồ đồng.

Trong công tác bảo vệ mà đề án đưa ra bao gồm hai vấn đề lớn. Một là, tăng cường công tác tuyên truyền pháp quy về tầm quan trọng bảo vệ văn vật dưới đáy biển, áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các hoạt động trục vớt văn vật phi pháp. Thứ hai, kết hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ, địa phương, ngư chính… tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ các hiện vật dưới biển thuộc khu vực Hoàng Sa mà phía Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền của họ.

Hiện tại, tại Hoàng Sa, phía Trung Quốc đã phát hiện ra hơn 50 địa điểm khảo cổ có giá trị, trong đó đặc biệt chú ý là đảo Trung Bắc và đảo Cam Tuyền đã được Quốc Vụ Viện nước này liệt vào khu vực bảo vệ quan trọng.

Theo như đề án trên, Cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc đã đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn nhằm bảo vệ và nghiên cứu khu vực văn vật quan trọng dưới đáy biển thuộc phạm vi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Cụ thể, thứ nhất, tích cực đẩy mạnh và cổ vũ các công trình nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này. Đồng thời liệt công tác bảo vệ văn vật dưới nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào trọng tâm công tác của “kế hoạch 5 năm lần thứ 12”. Thứ hai, đẩy mạnh công tác nghiên cứu chuyên đề và báo cáo liệt kê văn vật cụ thể. Thứ ba, làm tốt công tác bảo vệ văn hiện vật dưới nước thuộc Hoàng Sa. Thành lập trung tâm nghiên cứu bảo vệ di sản văn hóa dưới nước khu vực Biển Đông và trạm công tác khảo cổ Hoàng Sa. Các bộ ban ngành có liên quan làm tốt công tác khảo sát khoa học, định kỳ tuần tra, các tàu ngư chính tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát hộ tống, trục vớt khảo cổ. Thứ tư, áp dụng chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm, trục vớt trái pháp luật các cổ vật. Thiết lập mối liên hệ tương quan giữa các cơ quan liên quan, nghiên cứu và tìm ra phương thức công tác hợp tác có hiệu quả giữa các cơ quan chuyên trách qua đó nâng cao chất lượng hiệu quả công tác.

Những hiện vật khảo cổ (cho dù là có căn cứ khoa học chính xác) là những tư liệu khoa học có giá trị, nhưng nó không là chứng cớ khẳng định chủ quyền một vùng đất hay một vùng biển. Chủ quyền quốc gia đối với một vùng đất hay vùng biển được xác định dựa trên các công ước quốc tế. Việc Trung Quốc đưa quân vào đánh chiếm và chiếm giữ bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là hành động xâm lược, chống lại các công ước quốc tế. Ý đồ đen tối lấy khuếch trương công việc khảo cổ học nhằm lẩn tránh các cuộc đối thoại nghiêm túc là tiền đề cho những hành vi nham hiểm.

Cho dù là dưới hình thức nào, vị khoa học hay không, thì việc Trung Quốc tiến hành tìm kiếm khảo cổ học tại quần đảo Hoàng Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam và Công ước trên biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và Hiệp ước ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN về các vấn đề trên biển.

Nguồn: http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quansu/THSK/LA74990/default.htm

http://www.boxitvn.net/bai/2535

Đại Vệ Chí Dị - Vấn an Thái Thượng Hoàng.

Apr 6, '10 9:27 AM
Đại Vệ Chí Dị Truyện

Kỳ…: Vấn an Thái Thượng Hoàng.

Thương Phu Xứ Bắc (Theo cảm hứng từ Người Buôn Gió)

http://trunglap99.multiply.com/journal/item/9/9

Vệ Vương triều Sản năm ấy là đứa con rơi hiếm hoi của Tiên Đế, khi người dành toàn bộ tài sức đời trai để bình sơn lập quốc mà quên đi việc hạnh phúc cá nhân của bản thân mình. Nhờ ân đức Tiên Đế mà đương kim Vệ Vương có vóc dáng khôi ngô phúc hậu. Vệ Vương là người ba phải luôn tươi vui với nụ cười dễ dãi, chính nhờ vậy mà ngay từ thiếu thời đã được Thúc Phụ quý mến nâng đỡ từng chút một. Thúc Phụ giờ là Thái Thượng Hoàng khi Tiên Đế cùng các bậc công thần xưa kia đã khuất núi. Nhờ Thúc Phụ là bậc tôi trung của Tiên Đế mà Vệ Vương được đào tạo lên người như bây giờ không mấy khó khăn. Việc chính triều tuy không dễ đối với người kém tài như Vệ Vương, nhưng gặp các bậc hiền nhân thì chỉ việc tươi cười, khi thiết triều cứ theo giấy mà đọc. Nước Vệ nhỏ bé, nhưng hiền sĩ xưa nay cũng không tới mức không có, vậy nên việc giao bang với bên ngoài cũng chẳng cần biết ngoại ngữ, hễ cần thì gọi thông ngôn là xong.

Thúc Phụ xưa kia cũng ít học chứ không được sánh tài hàng với Tiên Đế, nhưng đổi lại người nhạy cảm và đa mưu với thời cuộc. Khi chính biến đảo điên khói lửa mịt mùng thì người thấy trong tù là nơi an toàn nhất. Kẻ sĩ nước Vệ chải dài từ bắc chí nam mấy ai nhận ra điều quý báu ấy. Đợi đến thời vận của địch yếu hẳn thì người phá ngục trốn ra ngoài. Làm thế vừa được an toàn mà lại vừa có được trang sử đấu tranh cá nhân mà mọi người nghe thấy đều phải kinh nể. Người luôn biết tự lo cho mình, nhờ vậy mà gần qua tuổi 92, mái tóc bạc phơ mà nhìn người vẫn khỏe mạnh. Người ngự tọa ở hậu cung tĩnh lặng mà quyền lực vẫn vô biên. Tuổi cao, mà bổng lộc người cũng chẳng cần nhiều. Chỉ giữ lại chút lộc ở cửa than thổ phỉ trên núi cao và xa ngoài biên ải, còn lại người trả hết cho bọn trẻ để khỏi phiền hà. Tuổi già người ta mới thấy quý sự yên tĩnh.

Thừa Tướng là viên quan đầy tớ xưa nay để sai gánh vác trông nom toàn bộ việc chính triều đến việc xã tắc. Vì là tên nhận nhiều bổng lộc quyền hành nhất, nên hắn sẽ phải gánh vác toàn bộ công việc. Có tên này thì khỏi phải bận việc gì. Từ việc đói việc lo, đến việc có tên nào không nghe lời, cứ đầu tên Thừa Tướng mà gõ. Mọi việc đâu vào đấy hết. Tên nào không nghe, hắn tự biết lôi lên bộ hình triện cho mấy tội rồi tống vào ngục, cần thiết thì đem chảm vài tên làm gương. Nước vệ ngục rộng, lính nhiều đứa nào dám không nghe?

Tiên Đế kiệt xuất tài ba lập lên giang sơn, việc cai quản sau này dễ lắm. Vệ Vương chẳng phải làm gì, ngày một béo tốt. Nhìn Vệ Vương trưởng thành mà Thúc Phụ càng thêm cao gối yên tâm. Triều nhà sản đời đời vững mạnh.

Nhớ hồi năm nọ, chính tên Thừa Tướng người đàng trong được giao quyền hành nhiều nên sinh ngạo mạn, không biết mình là ai quay ra chống đối chê bai. Cho hắn mở giao bang, hắn lại nhân đà gây dựng ổ nhóm ăn nói càn quậy. Tiên Đế sống lại người cũng không tha, huống hồ là Thái Thượng Hoàng nổi tiếng nghiêm khắc thâm nho. Mũi kim rút ra nhanh tới mức tên quan phản đồ không kịp nhận ra ngày tận số của mình. Hắn ngã gục xuống trước khuôn mặt lạnh tanh của Thái Thượng Hoàng. Trong đám tang của hắn, toàn bộ gia khuyến, đồ đệ ai lấy chỉ biết thắp nén nhang mà không ai dám nói gì dù chỉ nửa lời. Cái đó cũng là để răn cho những tên làm Thừa Tướng sau này, được giao việc dù khó cũng cố mà làm chớ có dở trò. Nhờ vậy mà tên Thừa Tướng bây giờ là học trò của hắn xưa kia trở lên ngoan ngoãn lắm. Việc xã tắc lúc bộn bề thì khuôn mặt luôn điềm nhiên hắn tạo ra cho hợp với quan trường chỉ có chút chau lại, chứ hắn chẳng bao giờ dám kêu ca lấy một câu.

Một buổi sớm ban mai khi Thái Thượng Hoàng thức dậy, tôi tớ quây quần bên người. Người nhắc nhở dân con nước Vệ phải biết tự hào dân tộc và nâng cao tinh thần ái quốc trung quân. Người vừa nói đến đoạn: “Nước Vệ ta là nơi địa linh nhân kiệt, thiên địa giao hòa, mọi vương quốc đều phải kính nể, có rừng vàng biển bạc đất phì nhiêu”, người nói chưa hết câu thì có tên lính xộc vào cấp báo:

- “Ngư dân nước Vệ đang đánh bắt cá ngoài khơi thì bỗng đâu có bọn kéo đến đánh đập, tịch thu, vì chúng súy rằng tất cả biển khơi, hải sản quanh đây là của chúng hết. Chúng còn đến chiếm đảo…”.

Tên lính đưa tin lui khỏi triều. Tin báo kia làm cho bao lời vàng ngọc của Thái Thượng Hoàng trở thành sáo rỗng trước đám tôi tớ. Người phút chốc cũng nhận ra mình nói cũng có phần cao hứng. Người nghiêm mặt cũng là để chữa ngượng. Nhưng tôi tớ xưa nay ai lấy đều im lét mỗi khi thấy nét mặt đó của người. Người quay xuống nhìn thẳng viên Thừa Tướng. Viên Thừa Tướng lập cập rút khăn lau mồ hôi vừa định tâu thì lại có một tin cấp báo khác:

- “Mưa lũ miền trung làm sập bao nhà cửa đường sá. Giao thông nam bắc kẹt cứng, bá tánh lầm than khắp nơi”.

Viên Thừa tướng cuống cuồng tâu:

- “Dạ bẩm, thần đã cho cứu trợ nhưng không xuể. Phần vì mưa lũ năm nay lớn chưa từng có, phần vì ngân khố xưa nay vẫn luôn trong tình trạng thâm hụt, nên việc cứu trợ..”.

Thái Thượng Hoàng im lặng. Cái im lặng ấy như muốn nói người chưa bằng lòng về câu trả lời của viên Thừa Tướng. Nhưng không ai biết ý của người thế nào, mà cũng không ai dám hỏi. Sự im lặng phút chốc bao chùm chốn cung đình. ,

- Vậy các ngươi tính cứ để vậy sao? - Người khẽ hỏi.

Câu hỏi của Thái Thượng Hoàng như cởi bỏ thắc mắc về ý của người. Nhưng ngay sau đó đã dồn Thừa Tướng vào chỗ bí không biết tính sao với quốc sự ấy. Thừa Tướng vuốt nhẹ vạt áo, một trong đám phó tướng đang quỳ bên phải sau Thừa Tướng đã có kế sách dâng tâu.

- Ngân khố thâm hụt. Việc cứu trợ thiên tai, đành phải dùng sức dân cứu dân. Dựa vào sức dân là bài học mà thần có được nhờ Tiên Đế anh minh. Dân ta tuy nghèo, nhưng số lượng và mật độ không đến lỗi quá ít. Hơn nữa, thời buổi giao bang sinh ra rất nhiều bọn con buôn giàu có. Thần sẽ cho vinh danh “Doanh Nhân Đất Vệ”, tặng thưởng danh hiệu và tôn vinh ngày kỷ niệm. Thần định sẽ cho bọn truyền thông tổ chức các buổi gặp gỡ, lễ kỷ niệm hoành tráng, và các buổi đấu giá để thu hút ngân lực của con buôn và thương gia. Từ đó lập Quỹ Ủng hộ Người nghèo, chi phí toàn bộ việc cứu trợ từ nay về sau sẽ dùng từ quỹ đó. .

Vệ Vương vốn ba phải thấy cái gì cũng đúng cũng hay, nên sáng mắt thán phục kế sách của viên Phó Tướng. Nhưng chợt chau mày lại tò mò khi nghe Thái Thượng Hoàng vặn lại kế sách viên Phó Tướng:

- Bọn con buôn hẳn là những kẻ không thiếu khôn khoan mà kiếm ra tiền. Lấy gì đảm bảo bọn chúng tin những trò bịp đó của các ngươi?

Vệ Vương vẫn chau nét mặt để xem câu trả lời ra sao. Thái Thượng Hoàng vừa dứt lời hỏi tên phó tướng bên phải, thì tên Phó Tướng bên trái tâu:

- Thần sẽ cho những nữ MC xinh đẹp, văn hay giọng nói ngọt ngào đứng ra tổ chức. Con buôn thành đạt vỗn là những kẻ cầu tiến. Cầu tiến, háo danh, háo sắc thường đi với nhau. Thứ hai, cho dù muốn làm ăn chính đáng thì cũng cần danh tiếng. Làm như thế cũng là tạo cơ hội cho những kẻ cần đẩy danh tiếng lên mà không mất công quảng bá. Quan trọng hơn nữa, vì đó là tiếng gọi của thiên triều. Tham gia nhiệt tình thì được thiên triều biết mặt biết tên, các quan nhỏ từ đó cũng bớt sách nhiễu, làm ăn càng thêm thuận lợi. Thực ra việc ấy có lợi cho đôi đằng, chứ không ai bịp ai đâu ạ! Có kẻ bán nhà bán đất để tham gia thì thần không dám chắc, nhưng một trăm phần trăm xác xuất thành công thì thần xin lấy đầu mình ra đảm bảo đấy ạ!

Nói đoạn, hắn tâu thêm:

- Cùng một chuyến đi, mấy ai tách đàn mà tồn tại được! Hơn nữa, bọn con buôn trăm kẻ cả trăm đều biết luật đời và thời thế.

Vệ Vương sáng mắt há miệng nghĩ thầm, thán phục kế sách của đám phó tướng: “Đúng là Vệ ta lắm danh tài !”. Đôi lúc ngài cảm thấy bực dọc vì tại sao những tài hoa kia toàn nằm vào kẻ khác mà không có lấy một chút cho vào con người mình.

Thái Thượng Hoàng hỏi tiếp:

- Còn vụ ngư dân ngoài khơi? Các ngươi thấy sao?.

Hỏi câu ấy, Thái Thượng Hoàng cứ hỏi vậy thôi. Chứ người đã biết thừa thế sự. Nhân tình, có tiền thì nói mới có người nghe. Quốc sự cũng giống gia sự, Vệ quốc bị lân bang bắt nạt cũng chính vì cái nghèo. Ngân khố dồi dào, binh đao khí giới giàu mạnh, quân lính hùng cường, như thế thử hỏi xem chúng có phải trọng mình không? Và cái chính không được là kẻ quanh năm đi ngửa cổ xin tiền. Xây dựng kinh đô thành quách hào nhoáng bên ngoài để khoe với bá tánh là Vệ cường thịnh. Có động đến bịnh đao khí giới mới nhận ra mình là ai trong cõi bang giao. Người biết việc này có liên quan đến nhiều điều tế nhị. Nghĩ đến thì dài lắm. Ngài lơ đi cho đám tôi trung:

- Thôi, giang sơn xã tắc giao trong tay các người. Tính sao cho hợp trên vừa dưới.

Nói xong, người đứng dậy, vừa phe phẩy chiếc quạt lông vừa đi vào hậu cung. Gấu áo lụa quét dài trên nền cung điện bóng loáng, để lại viên thừa tướng cùng đám cận sự quỳ phía sau đang chau mày suy tính.



Vậy là hai việc, một việc chỉ cái vuốt tay là có ngay kế sách, còn việc kia thì tính mãi không ra. Có gì nặng bằng gánh vác giang sơn!!

Vệ Vương cũng nghiêm mặt hún theo lời nói của Thái Thượng Hoàng rồi rút về phủ mình:

- Các ngươi liệu liệu mà tính!

Hết kỳ.

Thương Phu Xứ Bắc (Theo cảm hứng từ Người Buôn Gió)

Nguon: http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/435/435