Tuesday, May 25, 2010

Nợ công của Việt Nam đã lên đến mức báo động

Nợ công của Việt Nam đã lên đến mức báo động
Thanh Phương , RFI
Hôm thứ năm tuần trước, trong ngày khai mạc kỳ họp thứ bảy của Quốc hội Việt Nam, các đại biểu đã nghe báo cáo về dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, chủ đầu tư của dự án, muốn Quốc hội thông qua ngay trong kỳ họp lần này. Một số bộ trưởng cũng lên tiếng ủng hộ dự án. Nhưng rất nhiều chuyên gia kinh tế đã không đồng tình, vì dự án này được cho là không cần thiết, rất tốn kém và nhất là sẽ làm tăng thêm công nợ của Việt Nam, hiện đã lên đến mức báo động.

Số vốn sơ bộ của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam được thẩm định là 55 tỷ đôla, nhưng theo ông Đặng Vũ Minh, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, phát biểu hôm khai mạc kỳ họp, tổng số vốn đầu tư sẽ vượt quá mức dự kiến nói trên. Ông Đặng Vũ Minh lưu ý là với tổng mức đầu tư của giai đoạn đầu là 21 tỷ đôla, như vậy là mỗi năm Việt Nam cần tới hơn 2,6 tỷ đôla, trong đó, 2/3 là vốn vay nước ngoài.
Ông Đặng Vũ Minh cho biết, trong bối cảnh nợ công của Việt Nam ngày càng tăng, tích lũy nội địa và dự trữ ngoại tệ thấp, việc vay thêm vốn đầu tư cho dự án này sẽ làm tăng gánh nặng nợ quốc gia. Cũng theo ông Đặng Vũ Minh, với thu nhập quốc dân GDP của Việt Nam chỉ vào khoảng 110 tỷ đôla và với tốc độ tăng trưởng hàng năm kể từ nay chỉ vào khoảng 6 hoặc 7% thì Việt Nam chưa đủ vốn đầu tư cho nhiều ngành kinh tế, trong khi đó nhu cầu về vốn của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam quá lớn.
Cho tới gần đây, nợ công của Việt Nam vẫn là một trong những thông tin bí mật Nhà nước. Nay các số liệu về các món nợ khác nhau đã được Bộ Tài chính Việt Nam đăng công khai trên trang web. Luật về quản lý nợ công cũng đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1/1/2010. Nhưng các số liệu được công bố vẫn chưa đầy đủ và nói chung bức tranh tổng thể về nợ công của Việt Nam cũng chưa thật sự rõ ràng, để chính phủ, Quốc hội và người dân có thể biết được các nguồn vốn vay được dùng vào việc gì, chi tiêu ra sao, có hiệu quả hay không. Với nạn tham nhũng tràn lan ở mọi cấp, với những cơ quan Nhà nước đua nhau bày ra những dự án tốn kém, nợ công của Việt Nam có nguy cơ tăng nhanh nếu không được kiểm soát chặt.
Trên Tạp chí Tài chính điện tử eFinance.vn, vào đầu tháng ba, ông Nguyễn Thành Đô, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính đã nhận định về những bất cập trong hệ thống quản lý nợ công của Việt Nam : « Quy định nợ công/GDP không quá 50% nhưng lại không chỉ rõ nợ công gồm những khoản vay nào. Trong khi Việt Nam cũng chưa thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất: nợ nước ngoài, nợ trong nước, nợ nước ngoài do doanh nghiệp và các địa phương tự đi vay khiến công tác quản lý nợ phân tán, không thống nhất, chi phí giao dịch, chi phí vay cao, thiếu sự phối hợp trong điều hành vĩ mô. »
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Thành Đô, « Việt Nam cũng chưa xác định rõ mục tiêu quản lý nợ, mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu huy động mà chưa quản lý nợ một cách chủ động (về chi phí và rủi ro), thường chạy theo các chủ nợ để vay, dẫn tới tiền vay về không giải ngân được bị ứ đọng mà vẫn trả lãi ». Ông ông Đô cho rằng : « Nợ như “con dao hai lưỡi”, chúng ta phải chủ động vay nợ và không nên chạy theo các chủ nợ, bởi nếu quản lý không tốt thì con cháu chúng ta sẽ nhận họa... »
Hiện giờ, theo số liệu của Bộ này, tổng số dư nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2009 được ước tính khoảng 44,7% GDP . Nhưng đó là theo khái niệm nợ công của Việt Nam, hẹp hơn là khái niệm phổ biến của quốc tế, cho nên nợ công của Việt Nam trên thực tế chắc chắn là cao hơn, hay ít ra là cao hơn so với tỷ lệ của các nước đang phát triển, theo như nhận định của Quỹ tiền tệ quốc tế. Theo tài liệu World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam trong năm 2008 chỉ ở mức hơn 38% GDP, nhưng đến năm 2009 đã tăng vọt lên hơn 52%, đứng hàng thứ 44/129 quốc gia về nợ công.
Một số quan chức Việt Nam so sánh tỷ lệ nợ của Việt Nam với những nước như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, để khẳng định rằng nếu nợ công của Việt Nam cao hơn nữa thì cũng không sao. Nhưng theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh, tỷ lệ trên 44% GDP là đáng báo động vì đã gần bằng mức an toàn 50% theo quy định của Ngân hàng thế giới. Mời quý vị nghe phần phỏng vấn với tiến sĩ Lê Đăng Doanh từ Hà Nội.



Xem chừng khó kiếm được ngày khánh thành:
Hầm dìm Thủ Thiêm có 130 chỗ bị thấm nước
VNN- Có khoảng 130 vị trí bị ẩm, thấm nước ở đốt hầm số 1 và số 2 của hầm dìm Thủ Thiêm. Khoảng trống giữa bêtông, những bù loong neo và ống thổi cát là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ẩm, thấm nước của bề mặt bêtông các đốt hầm.
Một trong những vị trí thấm trong đốt hầm số 2 được nhà thầu sơn phủ. Ảnh: Thái Phương

Trong báo cáo mới đây của đơn vị tư vấn giám sát (Oriconsul) dự án đại lộ Đông Tây về tình trạng thấm nước bên trong đốt hầm Thủ Thiêm số 1 và 2 sau khi dìm sông, tình trạng ẩm và thấm nước trên bản đỉnh (mặt trần của đốt hầm) có xu hướng xảy ra ở cả hai khu vực đầu đốt hầm, quanh vị trí tường giữa và bờ mép của đốt hầm.
Trong khu vực này, nhiều thiết bị đã được lắp đặt tại bề mặt của bản đỉnh bằng các bù loong neo - thiết bị dùng để nối dây tời với hầm trong quá trình dìm đốt hầm xuống lòng sông. Còn ống thổi cát (dùng để bơm cát xuống đáy sông giúp cố định đốt hầm) được lắp đặt tại tường giữa và tường trong.
“Chúng tôi cho rằng khoảng trống giữa bêtông và những bù loong neo này và ống thổi cát là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thấm nước hoặc tình trạng ẩm của bề mặt bê tông”, báo cáo của tư vấn giám sát nêu rõ.
Trước đó, ngày 27/4, đơn vị tư vấn giám sát đã kiểm tra tình trạng thấm nước ở đốt số 1 và số 2 và nhận thấy có khoảng 130 vị trí bị ẩm, thấm nước ở khu vực bề mặt bản đỉnh, bản đáy và tường của 2 đốt hầm.
Trước những vấn đề trên, đơn vị tư vấn giám sát yêu cầu nhà thầu không được sơn phủ vết thấm mà cần tiếp tục quan trắc tình trạng thấm nước.
Hiện công trình hầm dìm Thủ Thiêm đã dìm thành công 3 đốt hầm. Đốt hầm cuối cùng (đốt số 4) sẽ được lai dắt và dìm trong hai ngày 4 và 5/6 tới. Theo tư vấn giám sát, đốt hầm số 4 ở bể đúc Nhơn Trạch cũng sẽ được theo dõi và xử lý tình trạng thấm, nếu được đánh giá là có ảnh hưởng đến công tác lai dắt và dìm hầm.
Thái Phương



Tàu bệnh viện Hải quân Hoa Kỳ đến Bình Định
24/05/2010 17:35:45
- Từ 31/5 đến 12/6, USNS Mercy - tàu bệnh viện của Hải quân Hoa Kỳ (gồm 800 thành viên) và tàu Nhật Bản Kunisaki (200 thành viên), sẽ cập cảng Quy Nhơn, Bình Định để tiến hành các hoạt động hợp tác nhân đạo như khám chữa bệnh cộng đồng, xây dựng dân sự, trao đổi nghiệp vụ y tế, giao lưu văn nghệ thể thao.
Hoạt động trên nằm trong khuôn khổ chương trình "Đối tác Thái Bình Dương 2010", UBND tỉnh Bình Định cho biết ngày 24/5.
Ngoài Mỹ, Nhật Bản, chuyến đi này còn có các thành viên mang quốc tịch còn Úc, Canada, Pháp, Singapore, Vương quốc Anh,... và một số tổ chức phi chính phủ, được chỉ huy bởi nữ đại tá Lisa Franchetti (Mỹ).
Trong ngày làm việc đầu tiên, đoàn bác sỹ của tàu Mercy và tàu Kunisaki sẽ tổ chức khám sàng lọc tại BV Đa khoa và BV Mắt Bình Định để chọn bệnh nhân đưa lên tàu phẫu thuật.
Những ngày sau đó, đoàn bác sỹ sẽ tổ chức khám cộng đồng tại các trường THCS Phước Nghĩa, Phước Hòa, Phước An (Tuy Phước); Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Mỹ (An Nhơn) và Nhơn Bình, Hải Cảng (TP Quy Nhơn). Đồng thời đoàn cũng sẽ tổ chức sửa chữa và nâng cấp các Trạm Y tế: xã Phước Thuận, Phòng khám Đa khoa khu vực Phước Hòa (Tuy Phước); Trạm Y tế phường Quang Trung, Trường học chuyên biệt Hy Vọng (Quy Nhơn) và sữa chữa trang thiết bị tại BV Đa khoa tỉnh.
Ngoài ra, đoàn sẽ tổ chức nhiều buổi trao đổi chuyên môn tại BV Đa khoa tỉnh, BV Mắt, BV Lao Phổi, BV Phong Quy Hòa, Trung tâm Y tế Dự phòng, Chi cục Thú y, Sở Xây dựng.
Ông Nguyễn Văn Thiện-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: "Tỉnh Bình Định đã chuẩn bị chu đáo nhằm bảo đảm tuyệt đối về an ninh và những hoạt động đối ngoại trong suốt thời gian đoàn bác sỹ của 2 con tàu nói trên hoạt động tại Bình Định".
Vĩnh Thuận
------------------------------
Viettin: Trong khi những "thế lực thù địch" bận rộn với công việc nhân đạo cho người dân ở trên bờ, thì ngoài khơi, "đồng chí tốt" của Đảng và Nhà Nước CSVN lại ra lệnh cấm ngư dân không được đánh cá ngay trong vùng biển của VN, ai "vi phạm" sẽ bị hải tặc Trung Quốc tông chìm tầu hoặc bắt giam để đánh đập và đòi tiền chuộc.



90% mộ người tử hình bị đào trộm
TTO - Đó là con số được đưa ra sáng nay (24-5) trong báo cáo tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về nội dung dự thảo Luật thi hành án hình sự, trước khi Quốc hội thảo luận dự án luật này.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba - Ảnh: Việt Dũng

“Nhiều trường hợp sau khi xử bắn và mai táng, thân nhân người bị tử hình tìm mọi cách lấy trộm tử thi, ở một số địa phương, tỷ lệ này lên đến 90%. Thực tế đó dẫn đến khó khăn trong quản lý phần mộ của người bị thi hành án tử hình, nhất là trách nhiệm giải quyết trong trường hợp thân nhân của người bị thi hành án tử hình có yêu cầu nhận mà hài cốt không còn” - Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba cho biết.
Trước thực trạng trên đây, với quan điểm “nghĩa tử là nghĩa tận”, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên để cho thân nhân nhận lại thi hài, hài cốt hoặc tro cốt của người bị thi hành án tử hình (trừ những trường hợp gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội, an ninh quốc gia).
Theo giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, “việc thi hành án tử hình bằng hình thức xử bắn như hiện nay đã bộc lộ nhiều bất cập như về pháp trường tổ chức thi hành án, về áp lực tâm lý đối với cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thi hành án và thân nhân người bị thi hành án…
Nhìn chung, trong các hình thức thi hành án tử hình đang được nhiều nước áp dụng, thì hình thức tiêm thuốc độc ít gây đau đớn hơn cho người bị thi hành án, bảo đảm tử thi còn nguyên vẹn và giảm áp lực tâm lý cho người trực tiếp thi hành án”. Lý giải này được đa số các đại biểu Quốc hội đồng tình.
Một nội dung đáng quan tâm trong dự thảo Luật là quy định về chế độ, định lượng ăn, mặc của phạm nhân. “Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại thì được tăng thêm về định lượng ăn, áo quần bảo hộ lao động và căn cứ vào điều kiện công việc cụ thể được cấp thêm các dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác. Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn, mặc và tư trang phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường”- bản báo cáo nêu rõ.
Theo lịch trình, Quốc hội sẽ thông qua dự luật này vào ngày 17-6 tới đây.
LÊ KIÊN
-----------------------
Viettin: Nhìn chân dung của bà Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Thu Ba, người ta không ngạc nhiên tại sao gọi là "Nhà Nước côn đồ"



Sóc Trăng:
Báo động nạn “xã hội đen” trong giới trẻ
(Dân trí) - Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hoàng, Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng, chưa đầy 20 ngày đầu tháng 5/2010, khoa cấp cứu bệnh viện đã tiếp nhận điều trị 101 ca bị thương do đâm chém nhau bằng các loại hung khí, phần lớn các nạn nhân còn rất trẻ.
Qua thống kê, đa số các ca nhập viện cấp cứu chủ yếu là thanh niên trên địa bàn thành phố Sóc Trăng.
Bác sĩ Hoàng cũng cho biết thêm, hiện nay nhân viên y tế của bệnh viện rất hoang mang khi phải tiếp nhận điều trị những ca như thế này vì lúc đưa nạn nhân vào cấp cứu, có không ít trường hợp, đối thủ giả làm người nhà hay người quen của nạn nhân trà trộn vào phòng để tiếp tục truy sát nạn nhân.
Thậm chí, có trường hợp khi đưa nạn nhân đến cấp cứu, những kẻ này còn đuổi theo dùng hung khí chém luôn cả nhân viên y tế, làm náo loạn cả bệnh viện.
Theo bác sĩ Hoàng: “Ngày nào cũng có ca bị thương vào viện cấp cứu do đâm chém nhau. Lãnh đạo bệnh viện đã cho lập hồ sơ các trường hợp này báo cáo lên các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn, đồng thời bảo vệ tính mạng của những nhân viên y tế trước loại tội phạm này”.
Bạch Dương



Cả làng đu dây qua sông
Cách thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi (tỉnh Kon Tum) chừng 10 km dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh là làng Nông Nội, xã Đắk Nông. Người dân muốn qua bờ bên kia sông Pô Kô phải đu dây cáp...
Hai bờ sông Pô Kô cách xa chừng 130 mét, không có cầu qua sông. Ở đây, người dân qua lại sông chỉ đi bằng dây cáp. Khi đã bám dây chỉ vèo một thoáng chừng 10 giây, hai cha con anh Trần Văn Chín đã có mặt bên kia bờ sông. Tôi đứng nhìn theo mà lạnh cả người!
Cả làng cùng đu!
Chơi vơi giữa dòng - Ảnh: Trùng Dương

Năm 2007, 21 hộ dân (hơn 60 nhân khẩu) ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An vào lập nghiệp tại tiểu khu 154, thuộc xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồi. Bên này bờ sông là đường Hồ Chí Minh thuộc làng Nông Nội, xã Đắk Nông. Để “nối” đôi bờ sông hung dữ, những người nhập cư này đã nghĩ ra việc lấy dây cáp buộc vào hai cây cọc đặt hai bên bờ sông, rồi dùng ròng rọc và một đoạn dây dù để treo mình lên đó mà trượt qua sông.
Anh Chín kể: “Qua sông bằng thuyền thì quá nguy hiểm vì nước sông chảy xiết, rất dễ lật. Bơi qua sông thì không thể, nhất là khi nước sông vào mùa lũ. Rồi bà con trong làng bèn nghĩ ra cách qua sông có một không hai như thế này”.
Người dân ở đây cho biết, để có được đường dây cáp treo này, họ đã phải bỏ tiền làm hai đường dây cáp chạy song song, một dây đi và một dây về với cách đấu nối 2 đầu cọc rất đơn giản: bên này cao thì bên kia thấp, nên khi lắp ròng rọc vào nó tự động chạy tuột sang bên kia bờ. Không chỉ nông lâm sản, người lớn được đưa đi - về bằng cách này, mà hầu hết trẻ em bên kia sông cũng phải chấp nhận mạo hiểm đu theo dây cáp để đến trường mỗi ngày.
Cháu Trần Thị Ánh Tuyết, học sinh lớp 2B trường Tiểu học Đắk Nông được anh trai của mình là Trần Khắc Văn dẫn ra bờ sông. Em Tuyết được “treo” lên dây, rồi... thả! Thân hình bé xíu, bờ sông dốc dựng đứng khiến em loay hoay hồi lâu mới thoát ra được khỏi sợi cáp để kịp đến trường. Gặp chúng tôi, em Trần Thị Hương, lớp 7B trường THCS Đắk Nông, nói: “Ngày đầu con đi thế này sợ lắm! Song đi riết rồi thành quen, mà không đi như thế này thì cũng không còn cách nào khác hơn để đến trường. Mỗi khi con đi học chưa về đến nhà, cả gia đình ai cũng lo lắng, chỉ cần một sơ sẩy nhỏ là rơi xuống sông liền, nhưng dù nguy hiểm thế nào đi nữa, con cũng không bỏ học”.
Nguy hiểm rình rập
Cháu Trần Thị Ánh Tuyết một mình đu dây qua sông để đến trường - Ảnh: Trùng Dương

Vụ tai nạn của Phó trưởng Công an xã Đắk Ang, ông A Phin làm nhiều người đến giờ vẫn thấy sợ. Hôm đó, chiều muộn, A Phin trở về từ trên rẫy, khi qua sông còn “kẹp” theo một đứa con. Trượt đến giữa dòng, ròng rọc bất ngờ nứt bể làm cả hai cha con rơi xuống sông. Cái ròng rọc đập mạnh vào đầu khiến A Phin ngất xỉu, đứa con trôi theo dòng nước xiết. Phát hiện có sự cố, ba cha con anh Chín lao mình xuống sông cứu vớt.
“Cả hai cha con ông A Phin đã kiệt sức chờ chết, trên mặt và đầu máu chảy loang lổ, đứa con còn bị gãy tay. May mà chúng tôi đến kịp và khẩn trương đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Ngọc Hồi”, anh Chín nhớ lại. Đến nay có ít nhất 5 vụ người đu dây cáp bị rơi xuống sông trong những tình huống tương tự.
Chủ tịch UBND xã Đắk Nông Xiêng Thanh Tý cho biết: “Hiện nay trên địa bàn xã bà con tự làm ròng rọc tại ba điểm để qua lại sông, trong đó một điểm phía sau UBND xã trước đây có cầu treo nhưng đã bị lũ cuốn trôi. Huyện Ngọc Hồi đang lập dự án để đầu tư xây dựng lại”.
Phó bí thư thường trực Huyện ủy Ngọc Hồi Châu Ngọc Lân cho biết thêm: “Sau trận lũ lịch sử cuối năm 2009, toàn bộ hệ thống cầu treo bắc qua sông Pô Kô thuộc các xã Đắk Ang, Đắk Dục, Đắk Nông... đều bị lũ cuốn trôi. Việc đi lại của bà con nhân dân như vậy là quá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng. Để làm mới các cầu treo cần phải có thời gian, trong khi đó điều kiện của huyện cũng có hạn”, ông Xuân nói.
Theo Trùng Dương
Thanh Niên
Reply With Quote