Sunday, April 18, 2010

Hợp tác chiến lược là thế nào đây ?

Một lần nữa quân đội, cảnh biển Trung Quốc lại bắt tàu cá Việt Nam, trực tiếp gọi điện đến thân nhân người bị bắt đòi tiền chuộc.
http://phapluattp.vn/20100418121557770p0c1013/trung-quoc-lai-bat-giu-ngu-dan-o-hoang-sa.htm

Bài báo này còn gọi '' vùng biển Trung Sa''. Không biết đó có phải là tên của VN gọi vùng biển đó hay tên TQ ?

Việc Trung Quốc gọi điện đến thân nhân ngư dân Việt Nam đòi tiền chuộc xảy ra quá nhiều lần. Tuy nhiên chưa hề bao giờ TQ nhắc đến vai trò của chính phủ VN trong những lần như vậy. Phải chăng TQ coi thường nhà nước VN hay họ cho rằng nhà nước VN hoàn toàn không liên quan, dính dáng gì tới việc ngư dân VN bị bắt giữ . Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được VN khẳng định là quan hệ khăng khít, hợp tác toàn diện. Vậy nếu đã hợp tác toàn diện thì lẽ nào chuyện bắt ngư dân nước bạn , rồi ngang nhiên đòi tiền chuộc không hề thông qua hay nhắc đến chính phủ nước bạn thì toàn diện ở cái gì ?

Hành động tàn bạo bắt bớ, bắn giết này của TQ đối với ngư dân VN phải chăng nằm ngoài chiến lược quan hệ ngoại giao, hợp tác toàn diện hi bên. Hay là một phần của cái gọi là '' đối tác chiến lược, hợp tác toàn diện''


Việt Nam vẫn khẳng định với nhân dân trong nước rằng vị thế đất nước đang lên, có tiếng nói trọng lượng trên quan hệ quốc tế .. chủ tịch Nguyễn Minh Triết khi đi gặp tổng thống Mỹ có nói với Việt Kiều
http://www.youtube.com/watch?v=sYlztYM72NQ

.mình tư thế mạnh mẽ, tiếng nói mạnh mẽ, phê phán cấm vận Cu Ba..mình ngang hàng với người ta, nói năng cũng đàng hoàng...

Đã đến lúc ông Nguyễn Minh Triết cần phải đứng ở tư thế mạnh mẽ, ngang hàng, phê phán Trung Quốc đối xử với ngư dân Việt Nam chứ không phải bà Phương Nga nữa. Chuyện của nhân dân Cu Ba tận bên kia bán cầu ông còn mạnh mẽ bênh vực , về kể hào hùng, lẫm liệt như vậy tại sao nhân dân của ông, trách nhiệm của ông quản lý mà chả thấy ông nói câu gì ? Ông phải chứng minh rằng vị thế đất nước đến đâu rồi một cách rõ rệt, thiết thực gắn bó với quyền lợi của người dân mình. Chứ đi hội nghị quốc tế naỳ nọ rồi nói chung chung như chúng tôi phản đối vũ khí hạt nhân, phản đối khủng bố, phá hoại môi trường... rồi về khoe khoang là tư thế nước mình lớn lắm rồi.

Giờ người ta bắt dân mình đòi tiền nộp phạt, không hề đếm xỉa đến vai trò nhà nước mình thì xin hỏi cái vị thế đang lên, mạnh mẽ của đất nước giờ ở đâu ?

Khi động đến vấn đề chủ quyền, tôi và nhiều người bạn từng '' bị'' khuyên.

- Hãy quan tâm đến gia đình mình , chuyện đất nước đã có nhà nước lo.

Nay tôi cũng xin chuyển lời khuyên ấy đến cho ông.

- Ông hay quan tâm đến nhân dân mình nước mình, đất, chuyện quốc tế hạt nhân, khủng bố, bị cấm vận đã có Liên Hợp Quốc người ta lo.


Cách hành xử bắt người đòi tiền chuộc của chính quyền Trung Quốc khiến người ta liên tưởng là Trung Quốc không hề biết có chính phủ Việt Nam. Vậy không rõ hai nước hợp tác chiến lược toàn diện cái nỗi gì.

http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/447/447

Blogger Anh Ba Saigon lại bị bắt

2010-04-18

Trong vòng chưa đầy 4 tuần, blogger Anh Ba Saigon, tức ông Phan Thanh Hải, bị công an ở Saigon bắt 2 lần, với cách bắt bớ gây nhiều chú ý.

Photo courtesy of blog AnhBaSG

Blogger AnhBaSG (phải) cùng các bạn hữu

Blogger Anh Ba Saigon bắt đầu gặp rắc rối với giới cầm quyền VN từ cuối năm 2007, khi anh đưa lên mạng nhiều bài chú trọng tới những đề tài pháp lý có liên quan đến quyền con người bị vi phạm, đặc biệt là về những sai trái của các cơ quan công quyền VN.

Qua cuộc trao đổi với Thanh Quang từ Bangkok, blogger Anh Ba Saigon Phan Thanh Hải mô tả trường hợp của anh vừa xảy ra hôm thứ Bảy 17/4, như sau:

Mời hay cưỡng chế

Blogger Anh Ba Saigon: Đợt trước tôi bị giam giữ tới 51 tiếng nhưng đợt nầy chỉ có 3 tiếng. Sáng nay khi tôi đi mua đồ ăn sáng, ra tới đầu đường, mới dừng lại mua thì có một người trèo lên yên xe của tôi ngồi, bảo tôi về đồn công an làm việc.

Tôi nhìn quanh thì thấy cũng đám an ninh đợt trước cưỡng chế tôi, họ mới đầu cũng nói nhẹ nhàng thôi. Nhưng tôi không chấp nhận đi, vì ở nhà còn một đứa con gái đang chờ tôi đưa đi học, tôi đòi về nhà để báo cho con, thì họ nhất mực nói là để họ báo cho. Thế tôi bực quá, rút chìa khóa khỏi xe và la lên, và đòi họ rằng mời thì phải có giấy, muốn bắt thì phải có lệnh và người bắt phải có sắc phục. Hơn nữa tôi không biết ai tên gì nữa thì làm sao mà tôi đi được.

Sáng nay khi tôi đi mua đồ ăn sáng, ra tới đầu đường, mới dừng lại mua thì có một người trèo lên yên xe của tôi ngồi, bảo tôi về đồn công an làm việc.

Blogger Anh Ba Saigon

Tôi la lối một hồi lâu ở ngoài chợ thì may mà thấy anh công an khu vực ở đấy. Tôi gọi anh ấy qua, nhấn mạnh rằng anh là người duy nhất có sắc phục và tôi biết anh là ai. Nên yêu cầu anh nói rõ là tôi phải đi đâu, làm việc gì và chừng nào được thả về. Chứ không phải như lần trước là những nhân viên an ninh nầy tự động thò tay vào túi của tôi rồi lấy điện thoại tôi. Và đến bây giờ họ cũng không trả và bảo không biết gì hết.

Thanh Quang: Anh đề nghị như vậy thì phía công an có thiện chí đáp ứng gì không, thưa anh?

Blogger Anh Ba Saigon: Anh công an khu vực tên Vân bảo là tôi chịu khó về làm việc một tí đi và đưa xe máy cho anh ấy giữ. Mấy anh an ninh thường phục kia cũng có đòi tôi đưa xe cho họ, nhưng tôi không chịu. Và tôi yêu cầu bà con chung quanh làm chứng về việc anh công an khu vực giữ hộ chiếc xe gắn máy của tôi. Chứ không thì về sau tôi không biết ai để mà đòi. Cuối cùng thì tôi chịu lên xe cho họ chở đi.

Thanh Quang: Anh bị họ đưa về đồn công an nào?

Blogger Anh Ba Saigon: Họ đưa tôi lên số 4 Phan Đăng Lưu, cơ quan an ninh điều tra, chứ không đến công an phường.

Thanh Quang: Ở đó họ hạch hỏi hay có hành hung gì anh không?

Blogger Anh Ba Saigon: Thực ra thì hai công an cũng la lối dữ lắm, bảo tôi là chuyên gia mời không bao giờ chịu đi. Phải đợi bị cưỡng chế rồi mới chịu đi khiến gây khó dễ cho họ.

Nói qua nói lại thì mấy anh công an mới tức quá, dọa là kỳ sau mời nếu tôi không đi thì bị đập.

Blogger Anh Ba Saigon

Thanh Quang: Nhưng chính kiểu công an gọi là mời anh như vậy thực chất có gây khó dễ không? Nhất là mời có đúng thủ tục chưa?

Blogger Anh Ba Saigon: Mời thì không có cưỡng chế được. Muốn cưỡng chế thì phải kèm theo một quyết định cưỡng chế thì tôi mới chấp hành. Nói qua nói lại thì mấy anh công an mới tức quá, dọa là kỳ sau mời nếu tôi không đi thì bị đập. Tôi mới bảo đấy là bc lộ bản chất của an ninh. Rồi họ chuẩn bị máy quay các thứ, chĩa vào mặt tôi suốt, không một phút nào rời, khiến tôi phát điên bảo họ dẹp ngay máy quay.

Thứ hai tôi bảo rằng hôm trước có 5 an ninh ở đây hứa trả điện thoại di động cho tôi mà mãi không ai trả, thì bây giờ họ phải viết cho tôi tờ giấy là có lấy điện thoại tôi, và hẹn rõ ràng ngày nào trả. Còn nếu không thì tôi từ chối không làm việc gì hết. Cuộc cãi cọ diễn ra một hồi lâu họ mới chịu. Sau đó họ đưa ra mười mấy bài viết của tôi trên blog và bảo tôi ký xác nhận. Tôi nói chỉ xác nhận tựa đề thôi chứ nội dung tôi không nhớ được đâu. Tôi có ký nhận. Xong họ cho về.

Nhưng thực ra tôi mới biết được rằng vợ tôi ra sân bay để đi Bắc, ở nhà chỉ có 2 đứa con nên nếu họ bắt tôi lâu sẽ rối loạn lên hết. Hơn nữa người nhà của tôi có điện thẳng lên xếp của cơ quan an ninh nầy để trình bày hoàn cảnh đó. Tôi nghĩ nhờ vậy họ mới thả tôi sớm chứ không cớ gì mà họ làm như vậy đâu.

Dằn mặt biến cố 30 tháng 4?

Thanh Quang: Theo anh thì việc công an bắt anh liên tục như vậy có nhằm mục đích gì không? Họ có nhằm dằn mặt gì không với những nhà dân chủ khác, nhất là gần tới thời điểm kỷ niệm biến cố 30 tháng Tư?

Blogger Anh Ba Saigon: Thực ra mỗi dịp 30 tháng Tư cũng đúng là có chuyện như vậy. Năm ngoái thì tôi bị lên cơ quan an ninh cũng không biết bao nhiêu bận, và có lần bị giam 3-4 ngày trong đợt 29 tháng Tư hồi năm 2008. Còn năm nay thì thấy rắc rối có liên quan Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Ai trong CLB nầy cũng bị canh, bị mời hết, chứ không riêng gì tôi.

Lần bắt trước


(video Blogger Anhbasg bị bắt hôm đội thi hành án cưỡng chế Văn phòng Luật sư Pháp Quyền
. video do LS Nguyễn Quốc Đạt quay)

Thanh Quang: Còn trường hợp anh bị bắt lần trước?

Blogger Anh Ba Saigon: Hôm tôi bị bắt lần trước là 23 tháng Ba vừa rồi, tức cách nay gần một tháng. Họ cũng bảo là đã gởi tôi 2 giấy mời mà tôi không đi. Nhưng do họ bắt bớ kiểu đấy thì tôi không thể nào chấp nhận được. Bắt rồi giữ lâu quá như thế mà lại không có giấy tờ gì. Tôi thấy họ làm trái luật quá.

Trong khi các điều tra viên ở đó, có mấy người xác nhận rõ ràng với tôi là giấy mời không có sức mạnh cưỡng chế. Nhưng họ cứ viện dẫn là luật an ninh quốc gia. Nhưng tôi bảo phạm trù “an ninh quốc gia” quá ư là khái quát, mập mờ. Tôi chỉ muốn biết tôi bị tội hình sự hay hành chính. Nếu hành chính thì phải chỉ ra tôi phạm tội nào cụ thể rồi lập biên bản, xử phạt. Còn nếu hình sự thì phải khởi tố vụ án rồi theo đó mà xét xử. Chứ bây giờ cứ bảo “an ninh quốc gia” thì làm sao biết ranh giới như thế nào được?

Thanh Quang: Trở lại việc anh bị bắt lần trước, nghe nói anh cũng bị hành hung nặng?

Blogger Anh Ba Saigon: Lần trước họ lên tới trên lu đạp, phá cửa, xong rồi họ bẻ tay bẻ chân khiêng tôi xuống. Lúc đó thì họ làm ghê gớm lắm.

Thanh Quang: Họ hành động ghê gớm đó là tại nhà anh. Còn lúc về cơ quan an ninh Phan Đăng Lưu thì sao?

Blogger Anh Ba Saigon: Về Phan Đăng Lưu thì họ thẩm vấn suốt đêm. Tôi cũng cự tuyệt.

Thanh Quang: Sau cùng, thưa anh, anh nhận xét như thế nào về tình hình các nhà dân chủ trong nước hiện nay?

Giới cầm quyền phải tiếp nhận những người có quan điểm khác về dân chủ, nhân quyền một cách bình thường.

Blogger Anh Ba Saigon

Blogger Anh Ba Saigon: Thực ra tôi nghĩ cách họ gọi là mời những nhà dân chủ như vậy mang tính trấn áp và phòng vệ quá xa. Đa số họ thực hiện rất sai luật, phát xuất từ một tư duy quá ấu trĩ. Giới cầm quyền phải tiếp nhận những người có quan điểm khác về dân chủ, nhân quyền một cách bình thường. Họ phải có tư duy mới thôi chứ cứ làm như thế nầy thì rất tệ, nhất là trong thời hiện nay tin tức truyền đi quá nhanh. Và họ làm đúng hay trái luật thì người dân đều rõ, chứ không nhất thiết phải luật gia mới hiểu chuyện đó.

Thanh Quang: Cảm ơn anh Phan Thanh Hải, tức Blogger Anh Ba Saigon.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Why-vn-crackdown-on-blogger-anh-ba-saigon-tquang-04182010111212.html

Tiến sỹ Đỗ Ngọc Bích: "Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc"

Bà Tiến sỹ này cho rằng "Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc".

Sau đó bà còn khẳng định "suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc."

Có lẽ bà ấy chắc chắn nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt ít nhất là của ông Trương Thái Du và một số người khác.


Tuy nhiên khi bà đặt câu hỏi: "Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) chưa..." - cho thấy bà đã tự nâng cao hiểu biết lịch sử của mình và xem thường hiểu biết của người khác.


Cái học, cái hiểu của bà Tiến sỹ Đỗ Ngọc Bích có thể hơn một số người, nhưng tinh thần dân tộc của bà quả thật là quá xa lạ với dòng máu Việt nam, tôi đang nghĩ như thế.

Tôi còn đang liên tưởng đến sự hiểu biết và tinh thần dân tộc của các nhân vật lịch sử như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống... nhưng thôi, để những bình luận khác cho người đọc.


Anhbasg

*******************


Một cách nhìn khác về tinh thần dân tộc

Tiến sỹ Đỗ Ngọc Bích

Tác giả phản biện các quan điểm được cho là 'bài xích' Trung Quốc từ trong nước.

Trong vài năm gần đây, người dân Việt Nam, ở trong nước cũng như ở hải ngoại thường lên tiếng bài xích nhà nước cộng sản Việt Nam, bênh vực những blogger dũng cảm đấu tranh vì Hoàng Sa - Trường Sa, rên rỉ rằng nhục quá vì Việt Nam dần dần cứ dâng đất cho Trung Quốc, vv.

Dân Việt Nam ở hải ngoại, đặc biệt là những người thuộc chính quyền Việt Nam Cộng Hòa phải tị nạn sau biến cố tháng 4/1975 'ghét' nhà nước cộng sản Việt Nam và nhà nước cộng sản Trung Quốc từ xưa thì rõ rồi.

Trung quốc đã hỗ trợ Bắc Việt Nam rất lớn trong cuộc chiến tranh Việt Nam, 'đánh bại' người Mỹ và 'lật đổ' chính thể Việt Nam cộng hòa.

Vì vậy không rõ là họ bài xích Việt Nam và Trung quốc là do sự thù hằn nội chiến đó, hay là thực sự muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, đau xót uất hận khi thấy Việt Nam “mất đất”?

Song những người dân có tri thức ở trong nước, những blogger gần đây gặp vấn đề về chính trị mà phần đông là những thanh niên đầy tâm huyết và lý tưởng thì có lẽ khác.

Họ có vẻ như không bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Cộng, chỉ đơn giản là yêu nước thôi. Thế mới có chuyện đáng bàn.


Chuyện đáng bàn

Hải quân Trung Quốc

Một tranh cổ động hải quân Trung Quốc tại khu vực tranh chấp Hoàng Sa.

Những thanh niên này hầu hết đều lớn lên vào những năm 1980, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc có điều khiển của nhà nước Việt Nam sau cuộc chiến tranh biên giới 1979, bài xích Trung Quốc, tố cáo Trung Quốc 'hơi nhiều.'


Họ không nhận ra được rằng Việt Nam thực ra cũng là một phần trong da thịt của Trung Quốc, chia sẻ nguồn gốc văn hóa và tư tưởng, và nhận được khá nhiều ân huệ từ Trung Quốc trong suốt hơn 20 năm chiến tranh (1950-1975).

Cho dù Trung quốc giúp Việt Nam là vì tính toán chính trị của họ, được giúp đỡ để chiến thắng cũng là điều tốt mà 'mình nên nhớ'. Câu “yêu ai yêu cả đường đi, ghét ai ghét cả tông ti họ hàng” trong tình huống này có lẽ đúng.


Điều này làm tôi liên tưởng tới hàng vạn người Trung Quốc trong những năm 1990 đã là nạn nhân của cái gọi là "state-controlled nationalism" (chủ nghĩa dân tộc có sự điều khiển) khi họ đấu tranh lên án Nhật vì những điều đã xảy ra trong chiến tranh thế giới thứ II, đòi công bằng và chủ quyền với Nhật Bản.

Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao. Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp.

TS. Đỗ Ngọc Bích

Họ cũng đã bị công an Trung Quốc đàn áp, bịt miệng vì khi đó nội các Trung Quốc đang muốn giải quyết “ngoại giao cấp cao” với Nhật Bản và không muốn làm mất lòng các nhà đầu tư Nhật Bản.


Những thanh niên đó đã quá bị ảnh hưởng bởi tư tưởng chống Nhật trong Trung Quốc những năm dưới quyền Mao.

Khi tình hình đất nước thay đổi, họ không thay đổi kịp. Mao đã từng tuyên truyền rằng trong vụ thảm sát Nam kinh, hàng chục vạn người Trung Quốc đã bị giết, nhưng gần đây con số thống kê đó đã được đem ra xem xét lại về tính xác thực của nó.

Những blogger của Việt Nam bị bắt giữ gần đây cũng vậy. Họ không thích nghi theo kịp được môi trường ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong những năm 1990, vẫn tiếp tục sống trong cái “anti-China nationalism” (chủ nghĩa dân tộc chống Trung quốc hay bài Trung) của những năm 1980.


Câu hỏi đặt ra

Bản đồ 'lưỡi bò'

Bản đồ hình 'lưỡi bò' được cho là bằng chứng về chiến lược và tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Có một câu hỏi đặt ra là “Tại sao người dân thanh niên trí thức Việt nam có tư tưởng phê phán, sẵn sàng nghi ngờ, bác bỏ những điều mà nhà nước Việt Nam đang tuyên bố và thi hành, mà lại không sẵn sàng phê phán chính hiểu biết về lịch sử của họ hay những điều mà nhà nước Việt Nam tuyên bố và thi hành từ 50 năm trở lại đây?”


Chúng ta quen nghe “Lịch sử Việt Nam 4.000 năm dựng nước,” liệu có bao giờ tự hỏi xem cái con số 4.000 ngàn năm ấy lấy ở đâu ra? Liệu có đúng như vậy không? Mảnh đất Việt nam có hình thù thế nào trước thời Triệu Vương?


Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2.000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thoảng có tuyên bố "Sông núi nước Nam, Vua Nam ở," thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.


Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký, Đại Việt Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư hay Việt Nam Sử Lược ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?

TS. Đỗ Ngọc Bích


Người dân Việt Nam bắt nguồn từ Trung Quốc, Vua của Việt Nam cũng khởi tổ từ người Trung Quốc, coi vua Trung Quốc như anh như cha... từ Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, hay Lý Công Uẩn, rồi các gia tộc họ Trần, Lê, Nguyễn, v.v...


Chúng ta đã bao giờ tự hỏi mình xem lịch sử Việt Nam mà chúng ta học có đúng là lịch sử không?

Những blogger đấu tranh cho chủ quyền lãnh thổ đã bao giờ đọc Đại Việt Sử Ký (Lê Văn Hưu), Đại Việt Sử Lược (tác giả khuyết danh thời Trần), hay Đại Việt Sử Ký Toàn Thư (Ngô Sĩ Liên), hay Việt Nam Sử Lược (Trần Trọng Kim,) ở dạng nguyên bản, chưa qua biên soạn, cắt xén chưa?


Họ tin rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam trên cơ sở nào, hay chỉ biết thế từ sách giáo khoa lịch sử Việt Nam và từ các thông tin trên đài báo chính thống của Việt Nam lưu hành từ sau năm 1975?


Từ khi nào?

Biểu tình về Hoàng Sa - Trường Sa

Một cuộc biểu tình của thanh niên trong nước đòi chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Chúng ta coi Trường Sa và Hoàng sa thuộc về Việt Nam từ khi nào?


Hiệp ước Tự Đức hiến đất Cochinchina cho Pháp (1862), Hiệp ước nhà Thanh thỏa hiệp với Pháp về quyền cai trị An-nam và Ton-kin (1885), hay các tuyên ngôn độc lập tự chủ sau này có nhắc đến chủ quyền của mấy cái đảo ấy không?

Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa có bao giờ tuyên ngôn chủ quyền các đảo đó không, hay chỉ mãi đến năm 1974 mới điều hải quân ra trấn giữ và bảo vệ? Chúng ta đã bao giờ dành thời gian nghiên cứu xác nhận thông tin trước khi đấu tranh đòi chủ quyền chưa nhỉ?


Chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.

TS. Đỗ Ngọc Bích

Chỉ biết là bắt đầu từ đầu thập niên 1970, khi giá trị của dầu mỏ trở nên rõ ràng, khi thông tin về trữ lượng dầu ở mấy đảo đó được xác nhận, và người ta nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng sân bay, điểm cất cánh trung chuyển và căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, thì một loạt 6, 7 nước cùng xông vào nhận nó là của mình với những “bằng chứng lịch sử” đáng ngờ.


Xét cho cùng, đất nước Việt Nam, lãnh thổ Việt Nam hiện nay có được là nhờ sự “mở mang bờ cõi” Nam tiến vào lãnh thổ Chiêm Thành, Khơ-me.

Lịch sử là vậy, đất đai dân cư di dời, sở hữu chuyển đổi, do thỏa thuận cũng như do xâm lấn.

Rút cục, có thể nói chủ nghĩa dân tộc mù quáng đôi khi cũng tai hại không kém gì chủ nghĩa bành trướng đế quốc vậy.


Bài viết phản ánh quan điểm và lối hành văn của tác giả với chuyên môn là tiến sỹ về Quan hệ Quốc tế và Hoa Kỳ học, hiện đang giảng dạy Việt học và tham gia dịch thuật các công trình sử học cổ, trung đại của VN tại Đại học Yale, Hoa Kỳ.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100417_do_ngoc_bich.shtml


http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1540

Trung Quốc lại bắt ngư dân ở Hoàng Sa táo bạo hơn


Ngày 17/4, tin từ huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho biết thêm một tàu cá (chưa xác định số ngư dân trên tàu) vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang đánh bắt cá tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.


TIN LIÊN QUAN


Theo Pháp luật TP.HCM ngày 18/4, các ngư dân đi trên tàu QNG-66478 TS (do ông Mai Phụng Lưu, ở huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi làm chủ) vừa điện thoại từ quần đảo Hoàng Sa về cho biết ngày 14/4, tại khu vực đảo Đá Lồi (thuộc quần đảo Hoàng Sa), hải quân Trung Quốc đã bắt giữ các ngư dân. Phía Trung Quốc yêu cầu gia đình các ngư dân phải gửi 70.000 nhân dân tệ để chuộc người.

Từ trước đến nay, phía Trung Quốc thường bắt giữ ngư dân Việt Nam khi đến gần đảo Phú Lâm. Nay Trung Quốc đã vươn ra đến đảo Đá Lồi ở gần vùng biển Trung Sa để bắt ngư dân.

Trước đó, ngày 22/3, tàu cá 50362 TS và 12 ngư dân tỉnh Quảng Ngãi cũng bị lực lượng tuần tra Trung Quốc giữ và yêu cầu tiền phạt khi đang hành nghề đánh cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Phía Trung Quốc đòi số tiền khoảng 150 triệu đồng mới thả tàu và người về.


Sau đó, ngày 29/3, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biết đã yêu cầu phía Trung Quốc làm rõ vụ việc, thông báo kết quả cho phía Việt Nam và thả ngay, vô điều kiện, tàu cá cùng toàn bộ số ngư dân nói trên.


N.Đ (Tổng hợp)


http://bee.net.vn/channel/1987/201004/Trung-Quoc-lai-bat-ngu-dan-o-Hoang-Sa-tao-bao-hon-1750223/