Friday, April 9, 2010

Lo ngại Đảng ‘tự diễn biến’


Báo Quân đội Nhân dân cảnh báo nguy cơ ‘tự diễn biến’ trong chính trị Việt Nam vì Đảng cầm quyền gặp nhiều vấn đề từ tham nhũng, tiêu cực đến lý luận thiếu tính khoa học. Tờ báo cũng nhắc lại bài học Liên Xô và Đông Âu cũ để cho rằng đang có những “thế lực” muốn tấn công Việt Nam vì đây là một tronmg những quốc gia ‘xã hội chủ nghĩa cuối cùng’.


Trong lúc dư luận quốc tế quan tâm đến những biến động tại Thái Lan và gần đây nhất là Kyrgyzstan, nơi phe đối lập nói đã giành được chính quyền sau chỉ vài ngày đụng độ, tờ báo của quân đội tại Việt Nam nhắc đến các nguy cơ trước kỳ Đại hội Đảng cầm quyền dự kiến vào đầu 2011.


Nội bộ có vấn đề?

Tuy vẫn lên án “chủ nghĩa đế quốc” và “các thế lực thù địch” dù không nêu tên quốc gia hay tổ chức nào cụ thể, bài chính luận của tác giả Lê Văn Bảo cũng cảnh báo về những căn bệnh nội bộ.
Ông viết:

“Mảnh đất màu mỡ nhất để chúng thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tình trạng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước chưa được đẩy lùi, ngăn chặn; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội còn nhiều mặt bị buông lỏng…”


Đặc biệt, trong bài viết đăng trên trang Quân Đội Nhân dân 4/4 vừa qua, Tiến sĩ Lê Văn Bảo gián tiếp xác nhận cuộc khủng hoảng về tư tưởng hiện nay, rằng “việc công tác nghiên cứu lý luận chưa giải đáp có căn cứ khoa học, thuyết phục những vấn đề mà thực tiễn đặt ra”.

Theo ông, chất lượng cán bộ, kể cả cấp chỉ đạo cũng là một vấn đề: “…một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ trì… thiếu kiên định, vững vàng, phẩm chất và năng lực hạn chế, thiếu tu dưỡng rèn luyện, chạy theo lợi ích cá nhân…”


Trong kỳ hội nghị trung ương 12 bế mạc hôm 28/03 vừa qua, các tiêu chí lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam không có gì thay đổi so với trước, nghĩa là vẫn kiên định con đường “chủ nghĩa xã hội” nhưng bằng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần với chế độ công hữu là chủ đạo.

Về mặt thể chế, hội nghị cũng chỉ nhắc lại câu về “Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo” chứ không nêu điểm gì mới về cải cách hiến pháp hay bộ máy công quyền ở Việt Nam vẫn theo mô hình Leninist.


Trong khi các hệ lý luận chính trị trên thế giới đã đi sâu vào phân tích tác động của toàn cầu hóa đến các quốc gia, diễn văn bế mạc Hội nghị của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh không hề đề cập đến chủ đề này.

Nhưng nay, nhà phân tích Lê Văn Bảo xác nhận “chính trị tư tưởng” là một vấn đề nghiêm trọng, mà theo ông có thể dẫn đến sự sụp đổ thể chế.

“Tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị…Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.”


Tác giả cũng chỉ trích việc “trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng”.


Ông gián tiếp phê phán hiện tượng “về hưu rồi mới phát biểu mạnh” của không ít quan chức cao cấp:

“Có một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây…”

Nhưng Tiến sĩ Lê Văn Bảo không nêu ra hướng đi về tư tưởng cho Đảng là gì, mà chỉ nhắc lại các giải pháp mang tính cụ thể như “chủ động phòng ngừa” ngay từ nội bộ.


Ông cũng đề nghị “chủ động tổ chức các cuộc phản công, tiến công bằng nhiều hình thức, qui mô, lực lượng, trên nhiều lĩnh vực nhằm làm giảm sức chống phá, tiến tới đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ được mình.”

Cũng tờ Quân Đội Nhân dân trong một bài hôm 15/03 nói để chống “Diễn biến hòa bình” cần thúc đẩy “thế trận lòng dân” và “xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh”.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/04/100408_vn_party_self_evolu

http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1467/1467

TS Cù Huy Hà Vũ: Tham vọng của TQ trong cuộc tranh chấp biển Đông quá rõ ràng


Tuần trước, Tiến sĩ Ralf Emmers thuộc Khoa Quan hệ Quốc tế Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đưa ra với VOA một số ý kiến về cuộc tranh chấp biển Đông. Tuần này, Tiến sĩ Luật khoa Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội có một số nhận xét về ý kiến của Tiến sĩ Emmers và đưa ra các ý kiến riêng của ông liên quan đến cuộc tranh chấp này.

VOA: Thưa Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông nghĩ thế nào về nhận định “Biển Đông khó trở thành một điểm xung đột lớn ở Đông Á” của Tiến sĩ Emmers?

TS Cù Huy Hà Vũ: Nhận định này của Tiến sĩ Emmers hoàn toàn sai lầm bởi ông xuất phát từ những nhầm lẫn phải nói là rất nghiêm trọng.

Thứ nhất, ông ấy coi Trung Quốc cũng là một quốc gia Đông Nam Á khi nói về phản ứng của các nước Đông Nam Á “khác” trước sự gia tăng sức mạnh của hải quân Trung Quốc để từ đó cho rằng yêu sách của Trung Quốc đối với biển Đông hay vùng biển Đông Nam Á là có thể hiểu được.

Thứ hai, ông ấy cho rằng chỉ từ khi Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) của Philippines bằng vũ lực vào năm 1995 thì Trung Quốc mới thực sự gây lo ngại cho các nước ven biển Đông trong khi hải quân Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng hòa quản lý vào ngày 19/1/1974 và đến tháng 3/1988 lại tiếp tục tiến đánh quần đảo Trường Sa và kết cục đã chiếm được một đảo nhỏ.

Thứ ba, ông ấy cho rằng sự gia tăng nhanh chóng sức mạnh hải quân của Trung Quốc không trực tiếp liên quan tới tranh chấp biển Đông mà là kết quả từ việc Trung Quốc đang trỗi dậy, trở thành một cường quốc trên thế giới, chủ yếu nhằm bảo đảm sự an toàn các tuyến hàng hải của nước này vận chuyển khoáng sản tự nhiên từ Trung Đông và châu Phi về. Nhận định này bản thân nó đã mâu thuẫn với việc Tiến sĩ Emmers thừa nhận Trung Quốc đánh chiếm bãi đá Vành khăn của Philippines, đó chưa kể trên thực tế hải quân Trung Quốc tập trung sắm tàu ngầm, tàu đổ bộ, thậm chí có kế hoạch đóng tàu sân bay – những phương tiện chiến tranh mang tính chất tiến công hơn là phòng thủ.

Tôi không cho rằng Tiến sĩ Emmers yếu kém đến mức mắc phải những nhầm lẫn rất không đáng có kể trên. Nghĩa là tôi ngờ Tiến sĩ Emmers đang phục vụ lợi ích của Trung Quốc với vai trò đánh lạc hướng hay ru ngủ sự cảnh giác của các nước ven biển Đông, Việt Nam trước hết, đối với tham vọng thật sự của cường quốc phương Bắc này.

VOA: Như Tiến sĩ nói, tương lai của biển Đông phụ thuộc vào tham vọng của Trung Quốc. Vậy theo ý ông, tham vọng đó là gì?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Tham vọng của Trung Quốc biến biển Đông thành bộ phận lãnh thổ của nước này là quá rõ ràng với sơ đồ gồm 9 đoạn hình “lưỡi bò” bao trọn 80% diện tích biển Đông đi sát bờ biển của Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei và Philippines mà họ gửi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 7/5 năm ngoái, 2009.

Thực ra tôi cho rằng tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc về phương Nam không chỉ dừng lại đó bởi sự bành trướng trên biển Đông suy cho cùng cũng chỉ là bàn đạp để nước này bành trướng trên đất liền. Thực vậy, một khi Trung Quốc đã kiểm soát hoàn toàn biển Đông thì việc đặt các nước ven biển dưới sự đô hộ của họ, trực tiếp hoặc gián tiếp, chỉ còn là vấn đề thời gian.

Điều đáng lưu ý là nếu không có Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ không có cái “lưỡi bò”. Vì vậy Trung Quốc phải chiếm hữu hai quần đảo này của Việt Nam bằng mọi giá và chuyện đó đã xảy ra khi hải quân Trung Quốc đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa vào tháng 1/1974 và một phần Trường Sa do vào tháng 3/1988 như trên đã nói tới.

Vì vậy, dùng vũ lực để chiếm nốt Trường Sa của Việt Nam là vấn đề có tính nguyên tắc đối với Trung Quốc và thực tế cho thấy Trung Quốc đang “chạy nước rút” để đạt mục tiêu này, để nói xung đột quân sự lớn tại biển Đông chắc chắn sẽ nổ ra tại đây, tại Trường Sa, mà Trung Quốc là kẻ châm ngòi. Chắc chắn là như vậy.

VOA:
Ông vừa nói Trung Quốc đang “chạy nước rút”, nhưng theo các chuyên viên quốc tế thì Hải quân Trung Quốc chưa thật đủ mạnh để tiến hành một cuộc chiến dài ngày trên biển. Vậy theo Tiến sĩ, vì sao Trung Quốc lại không đợi đến lúc đủ mạnh để chắc chắn thành công trong việc đánh chiếm Trường Sa mà lại “chạy nước rút”?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Đúng là Hải quân Trung Quốc chưa phải là một cường quốc quân sự trên biển để có thể kết thúc chiến trận trên biển với Việt Nam một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng trong vòng dăm năm tới mà họ không chiếm được toàn bộ Trường Sa của Việt Nam thì sẽ không bao giờ chiếm được, đồng nghĩa tham vọng của họ làm chủ biển Đông để từ đó “Trung Quốc hóa” các nước Đông Nam Á sẽ mãi là bong bóng xà phòng!

VOA:
Ông có thể nói rõ hơn vì sao Trung Quốc lại “sốt ruột” đánh chiếm Trường Sa đến như vậy?

TS Cù Huy Hà Vũ: Rất có thể Trung Quốc nghĩ rằng Đảng cộng sản Việt Nam hiện phụ thuộc vào họ hơn bao giờ hết, không chỉ do Trung Quốc có người của họ trong cấp lãnh đạo cao nhất của đảng, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đứng vào hàng đầu xếp hạng tham nhũng ở châu Á, mà còn vì Đảng cộng sản Việt Nam không còn sự bảo trợ về ý thức hệ nào khác ngoài Trung Quốc sau khi Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu sụp đổ cách đây hai chục năm, mà sự bảo trợ này là tuyệt đối cần thiết để tiếp tục duy trì vị trí cầm quyền ở Việt Nam.

Nói cách khác, Trung Quốc chỉ có thể đánh chiếm Trường Sa mà không sợ Việt Nam chống trả quyết liệt chừng nào Việt Nam còn do Đảng cộng sản lãnh đạo. Thế nhưng rất có thể Trung Quốc cho rằng tình hình này sẽ không kéo dài vì nạn tham nhũng, quyền lợi của nông dân và ngay cả của công nhân bị hy sinh cho lợi ích của các công ty “sân sau” của giới cầm quyền đã ở mức “báo động đỏ”, thêm nữa người dân ngày càng ít ngoan ngoãn vâng lời đảng bởi Internet đã đưa lại cho họ những sự thật phũ phàng của chế độ chính trị hiện hành…

Ngoài ra, không kể tại thời điểm hiện nay lực lượng phòng thủ biển của Việt Nam là vô cùng yếu kém mà bằng chứng là Quốc hội Việt Nam, một cách vô cùng hài hước buộc ngư dân phải tự bảo vệ mạng sống của họ khi ra khơi, cũng như thay hải quân bảo vệ chủ quyền biển quốc gia. Trong nhiều năm tới Việt Nam dù cố gắng đến đâu cũng khó có thể sở hữu được những phương tiện chiến tranh khả dĩ đánh bại sức mạnh của hải quân Trung Quốc.

VOA: Vậy trước tình hình Trung Quốc quyết bành trướng lãnh thổ ở biển Đông mà trước hết đánh chiếm Trường Sa trong một tương lai gần, Việt Nam có thể đối phó ra sao, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng có thể giải quyết xung đột ở Biển Đông nói chung, với Trung Quốc nói riêng bằng công pháp quốc tế hoặc bằng cách quốc tế hóa xung đột, cụ thể là tìm cách nâng Tuyên bố chung về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 lên thành Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông có tính ràng buộc nhiều hơn.

Tuy nhiên tôi cho rằng quan điểm trên của Bộ Ngoài giao Việt Nam là sai lầm chết người vì cha ông ta có câu: “Mạnh vì gạo, bạo vì tiền” hay cái “lý” luôn thuộc về kẻ mạnh. Thực vậy, giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hoặc bằng toà án quốc tế chỉ có thể diễn ra khi sức mạnh quân sự của hai bên đối địch ở thế cân bằng hoặc xấp xỉ để không bên nào có thể dám chắc sống sót sau cuộc chiến nếu nổ ra, trong khi tương quan lực lượng vũ trang hiện nghiêng hẳn về phía Trung Quốc. Để lấy lại thế cân bằng với nước lớn phương Bắc này, Việt Nam không còn cách nào khác là phải gấp rút hiện đại hoá quân đội nói chung, các lực lượng phòng vệ biển nói riêng như các hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay trị giá nhiều tỷ đôla mà Thủ tướng và Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ký kết với Nga và Pháp thời gian qua cho thấy. Tuy nhiên nhìn về toàn cục thì giải pháp này hoàn toàn không đủ để giúp Việt Nam giành thắng lợi trong hải chiến với Trung Quốc để bảo vệ toàn vẹn Trường Sa.

VOA: Xin ông cho biết lý do vì sao?

TS Cù Huy Hà Vũ: Cơ bản có hai lý do sau đây:

Thứ nhất, dù có tăng tốc mua sắm phương tiện chiến tranh đến mấy thì hải quân Việt Nam cũng không bao giờ có thể bắt kịp hải quân Trung Quốc mà tốc độ hiện đại hoá luôn được duy trì ở mức chóng mặt.

Thứ hai, chi quá nhiều tiền vào quốc phòng ắt đẩy Việt Nam vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc, biến những mâu thuẫn và bất ổn xã hội vốn đã trầm trọng thành những xung đột phá vỡ Nhà nước và xã hội. Tất nhiên trong bối cảnh đó không chỉ Trường Sa mà ngay cả đất liền của Việt Nam tất cả sẽ là mồi ngon cho một cuộc xâm lăng từ phía Trung Quốc.

VOA: Vậy thưa ông, Việt Nam cần làm gì để có thể bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, thậm chí nền độc lập quốc gia trước tham vọng của Trung Quốc?

Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TS Cù Huy Hà Vũ:Lịch sử cho thấy Việt Nam cộng sản dẫu tự tin đến mấy vào chủ nghĩa dân tộc với học thuyết “chiến tranh nhân dân” cũng không thể chắc chắn giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh vệ quốc nếu không có được liên minh với cường quốc quân sự nào đó. Thực vậy, các cỗ pháo 105 mm và cao xạ của Liên Xô được Trung Quốc chuyển giao và huấn luyện sử dụng là nhân tố quyết định chiến thắng của Việt Minh trước tập đoàn cứ điểm của Pháp tại Điện Biên Phủ vào năm 1954.

Rồi các tên lửa SAM của Nga đã giúp Hà Nội biến cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 của Mỹ kéo dài 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972 thành dấu chấm hết cho sự can thiệp của Mỹ tại Việt Nam mà việc các lực lượng cộng sản tiến vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975 là hệ quả tất yếu.

Và cuộc tấn công của 30 vạn quân Trung Quốc trên toàn tuyến biên giới Việt Nam đầu năm 1979 để ứng cứu Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam đánh tan tác tại Kampuchia, chắc hẳn không bị hất ngược về nơi xuất phát hay dừng ở mức “bài học” theo cách diễn đạt đầy sĩ diện của nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình nếu Việt Nam không nhanh tay ký Hiệp ước liên minh quân sự với Liên Xô một năm trước đó.

VOA:
Vậy để đối phó thành công với cuộc tấn công quân sự có thể có của Trung Quốc trên biển cũng như trên đất liền, Việt Nam có nên liên minh quân sự với một cường quốc nào hay không?

TS Cù Huy Hà Vũ:
Mới đây Việt Nam đã mua hàng tỷ đô la vũ khí của Nga trong đó có 6 tàu ngầm lớp kilo và việc Nga chuẩn bị xây cho Việt Nam căn cứ tàu ngầm tại cảng Cam Ranh dẫn đến đồn đoán rằng siêu cường quân sự này sẽ quay trở lại Việt Nam với tư cách đồng minh quân sự. Tuy nhiên cá nhân tôi bác bỏ khả năng này vì Nga đang phải căng sức đối phó với các cuộc chiến ly khai ở Bắc Kapkaz cùng lúc với NATO ngày càng áp sát biên giới của cựu thành lũy cộng sản thế giới này. Tóm lại, nước Nga trong quan hệ với phần đông các nước khác đang tự hoàn thiện thành một lái súng chuyên nghiệp.

Pháp chăng? Cũng không nốt, không hẳn vì Pháp đã chính thức “giã từ vũ khí” với xứ cựu Đông Dương từ năm 1954 mà chính vì nước này chưa bao giờ lấy đối đầu với Trung Hoa Cộng sản làm chính sách.

Thành thử chỉ còn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để Việt Nam có thể thiết lập liên minh quân sự, nhất là siêu cường quốc quân sự này là quốc gia duy nhất có chính sách kìm hãm sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với sự hiện diện của hạm đội 7 ở Thái Bình Dương.

VOA:
Sau khi nghiên cứu chính sách của các cường quốc, đặc biệt là Hoa Kỳ, theo ông, liệu có trở ngại nào cho một khả năng liên minh quân sự giữa Việt Nam và Mỹ, vì trước đây, hai nước có chiến tranh Việt Nam; và bây giờ hai nước có chế độ chính trị có thể nói tuyệt đối khác biệt chẳng hạn?

TS Cù Huy Hà Vũ: Trong mọi quan hệ, cùng có lợi sẽ chơi với nhau, cái lợi càng lớn thì quan hệ càng phát triển, càng bền vững và ngược lại. Liên minh quân sự với Mỹ thì Việt Nam chắc chắn sẽ bảo vệ được Trường Sa nói riêng, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ nói chung trước mọi cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc và qua đó bảo vệ được nền độc lập của chính mình.

Tất nhiên sẽ có người nói “Đi với Mỹ thì mất Đảng” thì tôi xin thưa rằng nếu Đảng cộng sản Việt Nam thực sự đặt Tổ quốc Việt Nam lên trên hết như Đảng vẫn nói, chắc chắn Đảng sẽ không tiếc mạng sống của mình để Tổ Quốc quyết sinh! Là nói vậy chứ tôi không thấy có lý do gì đi với Mỹ lại mất Đảng cả, bằng chứng là Đảng cộng sản Mỹ hiện vẫn sống khỏe.

Về phía Mỹ, liên minh quân sự với Việt Nam Mỹ sẽ có điều kiện hoàn tất chiến lược quân sự Đông Á của mình, cụ thể là khép kín “vành đai” ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc được cấu thành bởi các liên minh quân sự hiện hữu giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.

VOA:
Xin cảm ơn Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.


http://www1.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-south-china-sea-conflict-04-09-10-90384534.html


http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1467/1467

Đảng Cộng sản cần canh tân

Luật sư Lê Quốc Quân

Gửi tới BBC từ Hà Nội


Đến hẹn lại lên, những người cộng sản rục rịch chuẩn bị đại hội cho riêng mình trong 2 năm Canh Dần và Tân Mão. Ý chí của một nhóm người tiếp tục bao trùm lên toàn bộ dân tộc Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận có đa đảng

Mỗi một câu chữ trong nghị quyết sẽ lại trở thành, thậm chí vượt trên, những điều luật thực định trong vòng 5 năm tới.

Đảng đang bế tắc hoàn toàn về lý luận. Con tàu Việt Nam chới với giữa biển khơi đầy sóng cả. Đảng trở nên “lì” còn dân quẫy đạp trong nghèo túng trở nên rất dễ “liều”. Một Việt Nam phơi ra “sức khỏe” tài nguyên cạn kiệt và một lương tâm xã hội rách nát.

“Mừng thọ” 80 năm, nhiều người nói với tôi Đảng CS nay đã quá già.

Học thuyết Mác Lê Nin xây dựng CNXH từ lâu không còn tồn tại trong thực tế.

Chủ nghĩa cộng sản thực sự đang chết dần vì những toan tính lợi ích riêng tư của từng đảng viên khi phấn đấu vào đảng. Nhiều người bạn tôi thú nhận rằng họ đã “ăn gian” khi tuyên bố: ‘Suốt đời hy sinh cho lý tưởng Cộng sản” ngay trong buổi lễ kết nạp đảng viên.

Năm Canh dần và Tân Mão là thời điểm để chúng ta sám hối và Canh Tân. Là đảng cầm quyền lãnh đạo dân tộc, Đảng CS phải đi đầu trong nhiệm vụ khó khăn nhưng tốt đẹp đó.

Với 3 triệu đảng viên, chỉ chiếm hơn 3% dân số, Đảng Cộng sản úp trùm cả dân tộc, không chỉ bằng ý thức hệ mà còn bằng cả một hệ thống cơ sở vật chất và nguồn ngân sách không kém gì Nhà nước. Trụ sở và bộ máy nhân sự của Đảng không nhỏ hơn của Nhà nước từ trung ương đến cấp xã. Cặp nhà nước “song trùng” nghênh ngang “đớp” ngân sách của tất cả chúng ta, công khai ghi rõ tại điều 46 Điều lệ Đảng.

Vậy, canh tân nghĩa là Đảng cần phải thu nhỏ lại và nhường không gian sống cho xã hội dân sự lớn dần lên. Một cơ chế dân chủ phải được thiết lập nơi một Nhà nước nhỏ gọn phải ra đời bằng bầu cử tự do và phổ thông đầu phiếu.

Những đảng viên Cộng sản hiện nay đang tự vo tròn, co vòi lại.

Họ không còn dám xả thân vì nghiệp lớn. Nhiều đảng viên nay né tránh, lười biếng và phủ nhận chính mình.

Lý thuyết cộng sản mất đi tính quyến rũ. Nó trở nên trần trụi và lai căng.

Lê Quốc Quân

Đảng CS không còn đổ mồ hôi sát cánh cùng nhân dân lao động. Đảng viên không còn vò áo cho nhăn đi, sà xuống bên bếp lửa, chia nhau cùng đồng bào điếu thuốc, thao thức về tiền đồ dân tộc ngày mai. Những bản làng trên cao nguyên xa xôi, những ngọn đồi hẻo lánh thưa dần bước chân của những người CS nhưng dày đặc dấu giày của ngoại bang qua dự án Bauxite và Trồng rừng.

Lý thuyết cộng sản mất đi tính quyến rũ. Nó trở nên trần trụi và lai căng.

Tất cả điều đó đã làm cho Đảng Cộng sản trên toàn thế giới chết. Dù GDP có tăng lên, nhiều công trình lớn được khánh thành nhưng đạo đức xã hội cạn dần. Thực tế cho thấy rằng sức mạnh không nằm ở cơ bắp. Vũ khí, cảnh sát và hơi cay như tan đi khi lời kinh Hòa bình được cất lên. Sáu tàu ngầm hạng Kí Lô, tám máy bay Sukhoi chỉ là cá cơm và muỗi mắt giữa biển cả và bầu trời rộng lớn nếu như lòng dân nơm nớp lo sợ, sống không bình an.

Bởi vậy, đảng phải tự ý thức đổi mới là nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất. Đảng phải thẳng thắn sám hối và canh tân từ trong sâu thẳm chứ không chỉ thay đổi bề ngoài rồi lại tiếp tục ngụy biện, chắp vá một cách thiếu cơ sở.

Món nợ dân chủ

Dù bị ràng buộc bởi quyền lợi và danh vọng nhưng ước muốn vươn lên để tốt hơn, dân chủ hơn, lương thiện hơn là đòi hỏi mãi mãi trong tâm hồn của mỗi một chúng ta, cả những người cộng sản lẫn những người chống cộng.

Dự kiến năm 2011 sẽ diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản

Và khát vọng đầu tiên phải là một thể chế dân chủ. Đa nguyên sẽ mang lại cho ta một đời sống rạng ngời và huyên náo, là cơ sở đầu tiên để thiết lập xã hội văn minh.

Nhưng sẽ hỗn hoạn nếu như không xây dựng một Nhà nước pháp quyền.

Vậy, Hiến pháp mới phải mở rộng tối đa nhân quyền. Tên đảng phải thay và tên nước phải đổi. Các điều luật lập lờ, nước đôi, tối nghĩa phải triệt để loại bỏ. Luật hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý vốn đã bị “quy hoạch treo” tại điều 69 của Hiến Pháp gần 20 năm nay, phải được nhanh chóng ra đời…

Tôi đã đi nhiều nơi và tôi đã thấy. Vì đã thấy nên tôi tin.

Tôi tin rằng chúng ta đang có lỗi. Có lỗi với những người dân oan đang mất đất, những công nhân ngộ độc trong nhà máy; có lỗi với tổ tiên khi lãnh thổ bị mất, tài nguyên bị bán; có lỗi khi đạo đức suy đồi, trẻ em bỏ học, thư viện vắng người và chiều cao dân tộc thua kém….

Chúng ta có lỗi vì đã để lại cho con cháu một di sản đầm đìa trong nợ nần và tan hoang về môi trường sống.

Đảng đang mắc nợ vì đã ngoắc cả CNCS và vốn vay ODA lên cổ dân. Nếu sòng phẳng với lương tâm, Đảng phải tự vấn mình và không được xù nợ!

Đảng phải gánh trách nhiệm đó để canh tân chính mình, làm việc một cách rộng lượng và vô tư với mọi thành phần của thế hệ hiện tại để trả nợ và xây dựng đất nước cho thế hệ tương lai.

Có như vậy mới xứng đáng là quân tử và đại hội đảng XI mới được gọi là thành công.

Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống ở Hà Nội.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/03/100312_lequocquan_comment.shtml

Xin đóng góp một việc làm nhỏ

Nguyễn Minh

Tôi là một độc giả thường xuyên của diễn đàn Dân Luận ở TP. HCM. Sự truy cập diễn đàn này có lúc dễ dàng, có lúc khó khăn, nhưng tôi và các bạn vẫn thường chỉ cho nhau những cách vượt tường lửa để không bị các tường lửa vô duyên này bịt mắt chúng tôi nhìn ra thế giới bên ngoài.

Một trong những bài mà tôi thích thú đọc là bài "Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn" của Nguyễn Ngọc. Đúng vậy, nếu mỗi người Việt Nam chỉ cần bắt đầu từng bước nhỏ, thì kết quả chung sẽ rất lớn. Bài viết của Nguyễn Ngọc cũng gợi lại cho tôi một bài học đấu tranh khá lý thú của người dân Chile chống lại chế độ quân phiệt của nhà độc tài Pinochet.

Vào đầu thập niên 80, sự cai trị sắt máu của Pinochet đã gieo sự sợ hãi kinh hoàng đối với người dân Chile. Tất cả những ai chống đối đều bị đưa vào tù hay bị thủ tiêu. Đến 1983, để tháo gỡ vòng kim cô sợ hãi vô hình đang xiết chặt trong đầu của từng người dân, những nhà đấu tranh cho dân chủ ở Chile đã có sáng kiến là kêu gọi mọi người phản đối bằng những bước nhỏ. Khởi đầu, họ kêu gọi tất cả người dân biểu lộ sự phản đối của mình bằng cách mọi việc đều chậm lại trong cùng một ngày. Như đi thật chậm trên đường phố, lái xe chậm, làm việc chậm, ăn uống chậm. Điều bất ngờ là ngay ngày đầu tiên kêu gọi, mọi việc ở thủ đô Santiago và các thành phố lớn khác của Chile đều chậm lại hẵn. Rõ ràng, một việc làm rất nhỏ của từng người đã làm rung chuyển chế độ quân phiệt. Vì sau đó, những hình thức chống đối từ từ leo thang, như kêu gọi nhau cùng gõ nồi niêu, xoang chảo vào lúc 20g, đến việc rũ nhau đến cửa nhà tù cắm hoa để tuyên dương tinh thần tranh đấu cho dân chủ của những người đang cầm tù. Từ hành động đi bộ chậm lại, sức mạnh chống đối tăng dần và tất cả đã hội tụ lại để đánh bại Pinochet trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1988.

Bài học đấu tranh của dân Chile làm cho tôi suy ngẫm rất nhiều. Người Việt Nam chúng ta có thể khởi sự bằng những bước nhỏ như vậy hay không? Vì vậy, khi đọc bài của Nguyễn Ngọc, tôi vô cùng tâm đắc. Đúng, chúng ta phải "đặt mục tiêu càng thấp càng tốt", chúng ta phải "làm từ nhỏ, rất nhỏ trong tầm tay" và chúng ta phải tận dụng "mọi lúc mọi nơi mọi đối tượng".

Khởi đi từ những bước nhỏ như thế nào? Chúng ta chưa có những nhà lãnh đạo đối lập lớn, đủ uy tín để kêu gọi mọi người đi chậm lại như ở Chile. Chúng ta chưa có một hệ thống nhân sự như công đoàn solidarnosc ở Ba Lan để giúp ông Walesa chuyển tải chỉ thị và vận động đình công. Như vậy chúng ta phải làm sao? Theo tôi, chúng ta nên gợi ý cùng nhau khuyến khích mọi người cùng làm một số việc nhỏ, có ý nghĩa như ông Nguyễn Ngọc đã đề nghị.

Riêng cá nhân tôi, sự bức xúc lớn nhất là vấn đề lấn chiếm của Trung Quốc đối với Việt Nam. Chúng ta đã mất Hoàng Sa. Chúng ta gần mất hết Trường Sa. Chúng ta mất đất, mất biển và chúng ta đang mất Tây Nguyên, khi chính quyền chấp nhận cho Trung Quốc vào khai thác bô xít tại đây.

Tôi và vài người bạn thường chia sẻ nhau những bức xúc này. Nhưng làm gì đây? Cách đây không lâu, tôi thấy có người vẽ mấy chữ "HS.TS.VN" trên tường ở thành phố Vinh, hay dán trên xe ở Hà Nội. Họ muốn nói lên cho mọi người cùng biết là "Hoàng Sa, Trường Sa vĩnh viễn là của Việt Nam". Nhưng nếu công khai bày tỏ điều này, thì họ sợ sẽ cùng chung số phận như nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà giáo Vũ Hùng,... Vì vậy họ đã viết tắt bằng 6 chữ "HS.TS.VN". Tôi cho đây là một việc làm nhỏ, nhưng có ý nghĩa lớn.

Tôi và vài người bạn đã quyết định cùng làm theo, như là một đóng góp nhỏ của mình cho việc chung. Vào hai ngày 30 và 31 tháng 3 vừa qua, chúng tôi đã tổ chức "hành quân" qua một số địa điểm ở TP. HCM, để xịt lên tường 6 chữ "HS.TS.VN". Tôi muốn chia sẻ các hình ảnh này với bạn đọc của Dân Luận như một hành động hưởng ứng lời kêu gọi "Hãy bắt đầu bằng từng bước nhỏ để đạt một thay đổi lớn" của Nguyễn Ngọc. Tôi mong rằng nhiều bạn khác ở khắp nơi cũng làm những việc nhỏ như vậy, để chúng ta cùng nói lên lòng yêu nước và bày tỏ sự bất bình đối với chính quyền đã và đang có thái độ nhu nhược đối với hành động lấn chiếm của Trung Quốc.

Nguyễn Minh

JPEG - 84.9 kb
JPEG - 52.1 kb
JPEG - 64.3 kb
JPEG - 60.1 kb
JPEG - 82.9 kb
JPEG - 66.9 kb
JPEG - 64.2 kb
JPEG - 72.2 kb

Nguồn: http://danluan.org/node/4606

Cộng sản hay Tư bản?

LinMat, X-Cafe

Đây là câu hỏi khó. Nếu mục tiêu hướng tới là mọi người dân đều bình đẳng, trẻ em đều được chăm sóc đối xử dạy dỗ như nhau, thì với một nước Bắc Âu với dân số 8 triệu người thì thấy được, khả dĩ, còn khi dân số Việt Nam 89 triệu người với đà tăng cấp số nhân thì biết bao giờ mới đạt được mục tiêu trên, hay là sẽ chẳng bao giờ. Mỗi đất nước có bao vấn đề khó giải quyết, những nhà lãnh đạo cộng sản cũng có những nan giải của họ.

Tôi không dám nói cộng sản và tư bản cái nào tốt hơn, vì cái nào cũng có mặt mạnh mặt yếu. Nói Việt Nam theo mô hình cộng sản cũng không đúng, vì nhiều người nhận xét Việt Nam gi
ờ tư bản còn hơn mấy nước tư bản nữa. Nên dùng từ Chống Cộng cũng không đúng, vì Việt Nam có phải là cộng sản thứ thiệt đâu, vì vẫn còn trong giai đoạn quá độ mà, khi nào mới đạt tới mức độ xã hội cộng sản hay là không bao giờ vì có thể đó là chủ nghĩa không tưởng?

Vì theo lý tưởng cộng sản thì giai cấp vô sản, bần cố nông là chính yếu lãnh đạo, trong khi hiện giờ giới lãnh đạo là tỷ phú, còn nông dân, công dân là tầng lớp chót nhất trong xã hội.

Theo lý tưởng CS thì mọi người đều hưởng quyền lợi như nhau, phương tiện sản xuất là của chung, trong khi xã hội Việt Nam thì chênh lệch giàu nghèo rất lớn.

Theo lý tưởng CS thì ai cũng như ai, trong khi nhiều gia đình thành thị Việt Nam đều có người giúp việc, thậm chí mấy người giúp việc, trong khi trong xã hội tư bản, không mấy ai đủ tiền thuê giúp việc.

Theo lý tưởng CS thì làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, nhưng thực tế thì người thất nghiệp ở Việt Nam không hề có trợ cấp thất nghiệp hay trợ cấp xã hội gì cả, người lớn tuổi về hưu nếu không phải đã làm cho cơ quan nhà nước thì không hề có lương hưu gì cả.

Nói tóm lại xã hội Việt Nam không hề là xã hội cộng sản theo đúng nghĩa của nó. Nếu được như những mục tiêu như vậy thì tốt quá còn gì. Để đạt được tầm xã hội cộng sản thì chắc không tưởng vì con người sinh ra đều có bản năng cạnh tranh để sống còn, đều có thiên hướng cơ hội, gom tư lợi về mình (opportunistic). Nên có lẽ vì vậy chủ nghĩa tư bản thì thích hợp với thực tế hơn để phát triển xã hội.

Theo xu hướng lịch sử thì luôn có nhưng tư tưởng, trường phái xuất hiện và thay đổi, phát triển hay suy thoái, triệt tiêu để phù hợp theo hoàn cảnh. Chủ nghĩa cộng sản phát sinh ra phù hợp với giai cấp vô sản, khi giai cấp vô sản không còn nữa thì chủ nghĩa sẽ tự thoái trào.

Nên những nước tư bản, đa đảng như Thụy Điển luôn có Đảng Cộng sản, nhưng khi thành phần vô sản trong xã hội giảm đi thì tự động số lượng đảng viên đảng CS cũng giảm theo, và nhóm theo các Đảng Tư bản tăng lên. Thường thì những người lao động chân tay ở Thụy Điển thuộc giai cấp vô sản, và mục tiêu hướng tới của họ là có được 3V: Volvo, vovve và villa, có nghĩa là có được xe hơi Volvo, có chó cún cưng và có nhà villa. Khi mà đa số đã đạt được 3V này thì họ không còn là vô sản nữa, nên từ từ Đảng CS ở đây sẽ lu mờ đi.

Còn chủ nghĩa tư bản thì đề cao lợi nhuận cho chủ của nguồn vốn tư bản (maximise value for shareholders/owners), nên nó sẽ kéo theo khai thác tối đa sức lao động để có lợi cho chủ doanh nghiệp, phù hợp với cái tính opportunistic của con người. Nếu đúng nghĩa tư bản thì những người già, tàn tật, bệnh tật không có hiệu quả lao động cao sẽ không được tuyển dụng, không có thu nhập, nhưng vì xã hội đã phát triển với tầm phúc lợi xã hội cho mọi người dân, nên những người thiệt thòi trên vẫn có mức sống trung bình.

Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì sáng tạo thêm nhiều cái mới, mà bị chỉ trích là quay lại thời kỳ bóc lột lao động vào đầu thế kỷ 19. Như hình thức flexible organisations, thuê mướn lao động theo giờ, theo công việc, theo dự án, chứ không thuê chính thức, vô biên chế, để khi nào có việc thì người lao động mới có lương, khi nào hết việc thì thôi, công ty không tốn chi phí gì thêm. Hay hình thức hot desks, bàn làm việc xài chung cho nhiều người, ai làm việc nào ngày nào thì vô ngồi một bàn nào đấy, không cố định, để giảm chi phí thuê mướn văn phòng, đễ giữ lượng nhân viên trong biên chế một cách tối thiểu, và tăng lượng nhân viên theo hợp đồng linh động hơn, có lợi cho nhà tư bản, không có lợi cho người lao động. Công ty khi chọn các hình thức đầu tư, củng cố hoạt đồng thì tiêu chí trên hết là lợi nhuận cho chủ công ty, cho dù phải sa thải nhiều nhân viên.

Nên Mỹ hay Thụy Điển cũng là tư bản mà khác hẳn nhau. Tôi thường hay nói đùa là Thụy Điển còn cộng sản hơn Việt Nam nữa. Vì cái gì cũng đòi hỏi mọi người phải bình đẳng, phải như nhau. Vô lớp học thì các học sinh đều được mong đợi là sẽ như nhau, không được khuyến khích là phải ganh đua, hơn bạn bè. Nếu học sinh đọc bài trước và hỏi cô giáo, thì cô giáo sẽ khuyên là không cần phải học trước như vậy. Trong lớp không xếp hạng học sinh, điểm ai thì người ấy biết, không ai biết điểm người khác nên không sợ bị chê bai, chọc ghẹo, đăng bảng điểm thì không đăng theo tên, mà theo số Identity number, nên không ai biết kết quả của ai hết. Cũng không có kỳ thi cấp quận, cấp thành phố để tìm tài năng, vì mục tiêu là ai cũng như ai. Nên những thiếu niên gốc Á hay Đông Âu qua đây thì luôn vượt trội học sinh bản xứ trong học tập.

Công đoàn lao động ở Việt Nam chỉ là hình thức, không giúp gì nhiều cho người lao động, trong khi công đoàn ở Thụy Điển thì có mặt ở mọi nơi mọi chỗ, thật là cộng sản quá đáng. Chủ doanh nghiệp luôn phải được sự thông qua của công đoàn khi muốn giảm lương, giảm giờ làm, muốn thuê mướn nhân viên mới mức lương cũng phải thông qua công đoàn. Người lao động có thể là không hề thích hình thức công đoàn này, nó chỉ gây khó dễ thêm, thà là nhân viên chịu cho công ty thu phí, rồi công ty sẽ tự lo quyền lợi cho nhân viên, đằng này mỗi tháng phải tốn thêm phí cho công đoàn. Đến chuyện cắt tóc, cắt tóc đàn bà dài hơn thì tiền công cao hơn cắt tóc đàn ông, vậy mà cũng hô hào phải bình đẳng nam nữ, giá cắt tóc cho đàn ông, đàn bà phải như nhau.

Công ty ở Mỹ mướn người, thải người dễ dàng thì thúc đẩy sự linh động trong tuyển dụng. Còn ở Thụy Điển, công ty mướn người khó vì phải trả đủ thứ thuế, quyền lợi, khi thải người cũng khó vì phải theo trình tự này nọ, bồi thường này nọ, nên họ không dám tuyển người, công ty thà thuê người qua head-hunters để trốn tránh việc phải thuê chính thức, muốn dừng việc thuê mướn lúc nào cũng được, khỏi phải bồi thường, thiệt hại cuối cùng lại về phía người lao động khi họ bị môi giới head-hunters cắt đi 1/3 lương, và vì mang tiếng nhân viên không chính thức nên không bao giờ được bonus các dịp Lễ Tết. Vậy thì cứ tư bản như Mỹ đi có tốt không.

Nên đa phần các công ty tư nhân ở Thụy Điển có số lượng nhân viên trung bình là 4 người (kể cả giám đốc), trong thời kỳ suy thoái thì giảm xuống 2 người. Vậy thì số lượng việc làm tạo ra là bao nhiêu, khi luật pháp quá nhiều, quá chặt chẽ, với mục tiêu bảo vệ quyền lợi người lao động, nhưng thực ra lại có tác dụng ngược, làm người lao động thiệt thòi.

Thụy Điển còn cộng sản quá đi chứ khi mà chính sách là ai cũng như nhau, ai sức làm được gì thì làm, không làm được thì cuộc sống được chu cấp bằng trợ cấp. Tiền trợ cấp từ đâu ra, chính là tiền từ người giàu cho người nghèo, người giàu bị thuế cao hơn nhiều (có khi tới 60% thu nhập), trong khi quyền lợi thì người nghèo, người giàu đều hưởng như nhau.

Nói trên lý thuyết thì khi thất nghiệp, thời gian đầu được 80% lương, nhưng mức trợ cấp thất nghiệp đều có mức tối đa ceiling, nên thành ra một người luật sư hay một công nhân khi thất nghiệp đều có thu nhập như nhau, vì anh công nhân hưởng 80% lương, nhưng vì lương anh luật sư vượt quá mức ceiling rồi nên anh ta chỉ thực nhận mức cao nhất thôi, bằng 50% lương. Thuế thì người dưới mức thu nhập tối thiểu không phải trả, trong khi về quyền lợi y tế, giáo dục thì ai cũng hưởng như ai, vậy thì chẳng phải tiền người giàu nuôi người nghèo là gì. Nên chẳng ngạc nhiên khi những tỷ phú ở đây, ngôi sao điện ảnh, thể thao đều chuyển qua Mỹ hay nước khác sống.

Tóm lại, Việt Nam nghe tưởng là cộng sản như thực ra không phải, Thụy Điển nghe tưởng là tư bản nhưng chưa chắc. Việt nam sẽ tốt hơn nếu theo cộng sản hay tư bản? Nếu muốn dân chủ thông qua đa đảng và theo đường lối ôn hòa, vẫn tôn trọng Đảng CS thì sẽ là quá trình lâu dài, không biết bao giờ mới đạt tới. Còn muốn lật đổ Đảng CS thì lại phải dùng bạo động, sẽ bị mang tiếng là khủng bố.

Nhưng một điều chắc chắn là khi có thêm các tiếng nói từ các hội, đoàn, đảng khác nhau thì xã hội sẽ dân chủ hơn. Chỉ mong là sẽ đạt được những điều bình thường, nhỏ nhoi: người dân đi đến các cơ quan công quyền được đối xử lịch thiệp, tôn trọng, đi bệnh viện không phải lo lót các y tá, bác sĩ, đi xin lắp đồng hồ điện nước không phải giấm dúi phong bì, đi xin việc không phải cạnh tranh với những con ông cháu cha đã có chỗ dành sẵn...

Cùng suy ngẫm: Chúng ta không thể ngu, ngu nữa, ngu mãi như thế!!!


Chúng ta đã có hơn một ngàn năm nô lệ phương Bắc
Chúng ta đã chịu nhục nhiều đời
Chúng ta đã có những anh hùng nhỏ giọt máu cuối cùng bảo vệ đất nước
Chúng ta bị xem là man di mọi rợ
Chúng ta không thể làm ngơ
Chúng ta đã chịu ngu ngốc quá nhiều
Chúng ta không thể ngu ngốc thêm nữa…


Những thông tin…

Một người dân có chồng, con, cha, mẹ, anh, em làm nghề biển và bản thân cũng làm nghề biển sẽ suy nghĩ gì trong lúc này? Một người dân Việt Nam sẽ suy nghĩ gì trong lúc này? Đương nhiên cách đặt câu hỏi như vậy quá rộng và dễ dẫn đến lan man nhưng không hẳn lạc đường trong trạng huống thông tin đang nóng lên – thông tin về biển đảo đang bị “tàu lạ” xâm nhập, thông tin về những chiếc “tàu lạ” ngang nhiên bắt ngư thuyền Việt và yêu cầu trả tiền chuộc, thông tin về Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng (đã nhiều lần, lặp đi lặp lại đúng một câu) yêu cầu Trung Quốc đưa tàu ra khỏi lãnh hải, khỏi vùng biển đảo thuộc chủ quyền Việt Nam…


Và một công văn số 218/UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn trân trọng “mời đoàn đại biểu Trung Quốc dự Lễ Dâng hương tưởng niệm các liệt sỹ Trung Quốc”:

Kính gửi:
- Các Sở: Ngoại vụ, Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng.
Sau khi xem xét Tờ trình số 21/TTr-SNgV ngày 22 tháng 3 năm 2010 của Sở Ngoại vụ về việc mời Đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc nhân “Tiết Thanh minh”, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có ý kiến như sau:
1. Nhất trí chương trình mời và đón tiếp Đoàn đại biểu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và đại biểu cựu binh Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương tưởng niệm Liệt sĩ Trung Quốc tại huyện Hữu Lũng theo đề xuất của Sở Ngoại vụ.
2. Giao Sở Ngoại vụ làm đầu mối liên hệ mời, chịu trách nhiệm về công tác Lễ tân trong việc đón tiếp đại biểu Trung Quốc vào dự Lễ dâng hương;
3. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Hữu Lũng và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất tổ chức Lễ dâng hương và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo để các Sở, ngành, đơn vị liên quan biết và thực hiện.

Vòng hoa “Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ Trung Quốc”

Và một thông tin khác từ đài RFA cũng không kém phần nóng bỏng, nếu không nói là làm cho người ta phải suy nghĩ rất nhiều về thái độ ứng xử đối với lịch sử… Luật sư Cù Huy Hà Vũ đưa bản kiến nghị lên chính phủ Việt Nam yêu cầu xây dựng Đài tưởng niệm 58 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống để bảo vệ đảo Trường Sa trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lăng Trung Quốc, bảo vệ biển đảo Trường sa, Hoàng Sa những năm trước 1975.


Chúng ta đang cần gì?

Có lẽ cũng đã đến lúc đặt câu hỏi chúng ta đang cần gì, nên làm gì và xem lại hiệu ứng của những thông tin trên cũng như đánh giá một cách khách quan giá trị mỗi thông tin!

Về chuyện những ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắt giữ và yêu cầu trả tiền chuộc, điều này thể hiện sự ngang tàng của người phương Bắc, không tôn trọng chủ quyền Việt Nam và trên hết là xâm phạm một cách thô bạo vào đời sống người dân Việt, xâm phạm vào quyền bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải cũng như quyền tự do mưu sinh trên chính quê hương, đất nước của mình đối với người dân Việt. Nhưng phía chính phủ Việt Nam chỉ lên tiếng như vậy thì e rằng chẳng xi-nhê gì với kẻ đã có bề dày lịch sử hơn ngàn năm xâm lược đất Việt, và càng chẳng ăn thua gì trước sinh mệnh người dân (bị tàu lạ bắt giữ, đe dọa và khống chế…) đang ngàn cân treo cọng tóc với vài câu nước miếng suông, chẳng mang lại kết quả nào ngoài việc tàu Trung Quốc đậu cứ đậu, mình nói là chuyện của mình!

Bình luận về chuyện này, đứa em trai (kết nghĩa) của tôi nói: “… nếu em là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như ông Phùng Quang Thanh, việc đầu tiên em làm sẽ là lên truyền hình, hoặc đứng ra tuyên bố rằng Trung Quốc phải rút tàu ra khỏi lãnh hải Việt Nam ngay tức khắc. Trường hợp bị kỉ luật vì làm vượt chức năng gì đó cũng không sao, cần thiết thì về hưu non, ôm gì cái chức mà để tàu quân sự người ta nghênh ngang như thế, nhục! Còn nếu cần thiết, ông Phùng Quang Thanh tuyên bố từ chức và sẽ đuổi bất kì thằng Trung Quốc nào bắt gặp ngoài đường ra khỏi Việt Nam nếu như hai chiếc tàu kia không rút đi, biển đảo Việt Nam chưa được toàn vẹn… Đương nhiên là cả hai hành động trên đều có vẻ điên rồ nhưng chí ít cũng ném về phía Trung Quốc một thông điệp rằng người Việt Nam xem việc bảo vệ lãnh thổ và dân tộc mình là nhiệm vụ trên hết; người Việt Nam sẵn sàng từ bỏ tất cả để bảo vệ đất nước, quê hương; người Việt Nam vẫn luôn giữ tinh thần, hào khí Đông A một thuở và sẵn sáng nhỏ giọt máu cuối cùng cho đất nước… Đằng này, cứ khư khư ôm ghế mà chả có lời lẽ nào cho ra hồn! Trấn tướng của một đất nước mà sao thấy hèn yếu và lù đù không chịu được…”

Có lẽ thằng em tôi nói hơi quá vì nó không phải là người trong nội bộ nhà nước, trung ương nên không hiểu hết chuyện (?!). Nhưng trong một chừng mực nào đó thì nó cũng có lý, vì thực ra, những người dám đứng ra đấu tranh cho dân tộc, đấu tranh tự do dân chủ, đấu tranh bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải quốc gia thì đã bị vào tù, những người có trách nhiệm thì im hơi lặng tiếng và chẳng đưa ra một thông điệp nào trước nhân dân nhằm kêu gọi tinh thần yêu nước, kêu gọi đấu tranh chống ngoại xâm. Họ chỉ phát ngôn vài ba câu như vậy thì đến tết Công Gô chưa chắc đã được gì!


Nên hay không nên xây Đài tưởng niệm chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa?

Đã là người Việt Nam, đã là người đổ máu xuống để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ lãnh hải thì dù đứng trên đảng phái, ý thức hệ nào đi nữa vẫn là người có công đóng góp cho dân tộc, là người yêu nước, là người đã mang máu xương mình ra để đổi lấy đất đai cho tổ quốc, để bảo vệ phần di kế của cha ông để lại cho con cháu mai sau. Những người như vậy chắc chắn sống làm trung dân, thác làm trung thần. Không thể nhân danh bất kì một chính kiến hay ý thức hệ vớ vẩn nào gạt bỏ họ ra khỏi lịch sử, gạt bỏ họ ra khỏi lòng ngưỡng mộ, lòng tri ân của nhân dân Việt Nam! Chuyện xây Đài tưởng niệm là chuyện thuộc về lương tri dân tộc, chuyện phải làm. Và khi chúng ta xây đài tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cũng có nghĩa là chúng ta đang gửi cho những kẻ xâm lăng một thông điệp: “Việt Nam có chia đôi Nam Bắc một thời, nhưng người Việt Nam là một, người Việt Nam sẽ chung vai đấu cật bảo vệ đất nước, người Việt Nam sẵn sàng hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam. Người Việt Nam là anh em một nhà, không phân biệt…”.

Có một điều lạ là không hiểu tại sao khi luật sư Cù Huy Hà Vũ đưa kiến nghị xây dựng đài tưởng niệm (bằng chữ Việt, ngôn ngữ Việt và bằng tư cách công dân Việt, Luật sư Việt, người Việt yêu nước) thì bị xem là kẻ không bình thường, bị loại ra khỏi Luật sư đoàn, bị phớt lờ kiến nghị… Trong khi đó Bộ ngoại giao Trung Quốc gửi công văn hay thư tín hoặc có khi chỉ một cuộc điện thoại yêu cầu (đương nhiên là bằng tiếng Hoa hoặc tiếng Việt trọ trẹ của mấy ả/ gã phiên dịch) thì cả cái Ủy ban tỉnh Lạng Sơn nháo nhào lên, cắm đầu cắm cổ gửi công văn xuống cấp dưới (huyện Hữu Lũng) yêu cầu chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho kẻ ngoại bang sang Việt Nam làm lễ tưởng niệm vong hồn những kẻ từng vác súng sang bắn dân Việt, từng gây đổ máu, từng có nợ máu với dân tộc Việt?! Và theo như công văn thì đâu chỉ có riêng Ủy ban tỉnh Lạng Sơn đồng lõa việc này?!


Thật sự là tôi không thể hình dung Việt Nam lại có những con người lú lẫn, u mê và mất sĩ khí đến độ như vậy?! Và tôi cũng không thể tin đó là sự thật! Phải chăng cái Ủy ban tỉnh Lạng Sơn đã bị Trung Hoa hóa? Hoặc giả trong Ủy ban đó có cài đặt người Trung Quốc để chiêu dụ, nội ứng cho một công cuộc “khai hóa về phía Nam, đồng hóa Trung Việt”? Và, liệu có nên tin vào những con người đang ngồi trên ghế nhà nước một khi họ có những hành động bán đứng lịch sử, bán đứng lòng tự trọng dân tộc, bán đứng danh dự quốc gia như vậy được không? Một câu hỏi nhức nhối chưa từng thấy!


Và, đã đến lúc người Việt Nam tỉnh thức hơn bao giờ hết, trong một trăm năm, hay một ngàn năm, có thể có rất nhiều chế độ đi qua lịch sử dân tộc. Nhưng lãnh thổ, lãnh hải của một quốc gia thì muôn đời không thể co giãn, thay đổi. Bây giờ là lúc người Việt hơn bao giờ hết, kêu gọi lòng yêu nước của chính mình và lòng yêu nước của cộng đồng. Chúng ta không thể ngu mãi được! Chúng ta không thể ngu ngốc thêm nữa!


Liêu Thái

Nguồn: Tienve.org


http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1463