Wednesday, April 28, 2010

Hai vợ chồng người tỵ nạn Việt Nam bị mất tích ở Thái Lan

2010-04-22

Cách đây khoảng một tuần, vợ chồng người Việt Nam tỵ nạn cộng sản, được Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận, bị bắt cóc ngay tại thủ đô Bangkok.

RFA PHOTO

Thủ đô Bangkok, Thái Lan.

Câu hỏi được nêu lên là ai đã thực hiện hành động này. Và giới chức liên hệ cần có phản ứng ra sao để ngăn chận những hành động như vậy tái diễn ở xứ Chùa Vàng – cũng như đã từng diễn ra ở xứ Chùa Tháp. Mời quý vị theo dõi bài tường thuật từ Bangkok của Thanh Quang như sau:

Mật viên Việt Nam bắt cóc

Ngày 21/04, lúc 10 giờ rưỡi sáng, thì em nhận được cú điện thoại của chú ruột em từ Việt Nam, thông báo rằng ba mẹ bị cầm tù tại Sài n, tại cơ quan công an điều tra.

Em Phạm Bá Tâm

Theo lời kể của người con trai tên Phạm Bá Tâm sau khi nhận được cú điện thoại thoáng qua của mẹ em, thì ba mẹ của em, là ông Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, bị một nhóm mật viên Việt Nam sang tận Thái Lan để thực hiện hành động bắt cóc này.

Em Phạm Bá Tâm cho biết:

Phạm Bá Tâm: “Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 15 tháng Tư vừa rồi, ba mẹ nói là ra ngoài để mua đồ cho gia đình cũng như thường lệ. Đến chiều tối không thấy ba mẹ về, em nghĩ vấn đề có thể là do kẹt xe hay vấn đề gì đó của Thái Lan. Nhưng rồi đến khuya cũng không thấy ba mẹ về, em đã cố liên lạc với Cao Ủy Ty Nạn. Đến chiều tối ngày 16, lúc khoảng 7 giờ rưỡi tối, em nhận được cú điện thoại từ mẹ, cho biết rằng ba mẹ bị cảnh sát Việt Nam bắt. Cú điện thoại này của mẹ thình lình bị cắt. Em đã liên lạc nhiều nơi, với thiếu tá Mark, với phía Cao ủy Tỵ nạn nhằm giúp tìm kiếm ba mẹ.

Bà Phạm Thị Phượng. Hình do gia đình cung cấp.
Bà Phạm Thị Phượng. Hình do gia đình cung cấp.
Sau một thời gian, đến ngày hôm qua thứ Tư ngày 21/04, lúc 10 giờ rưỡi sáng, thì em nhận được cú điện thoại của chú ruột em từ Việt Nam, thông báo rằng ba mẹ bị cầm tù tại Sài n, tại cơ quan công an điều tra. Bây giờ bên phía gia đình không thể gặp mặt ba mẹ được. Và những người thân đều bị bắt”.

Theo lệnh triệu tập khẩn của Cục An ninh Đảng bộ TPHCM mà chúng tôi nhận được, thì – nguyên văn: “Việt Nam yêu cầu tên Phạm Thị Phượng buộc phải trở về Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp chính phủ CHXHCN Việt Nam”. Vẫn theo nguyên văn của văn bản này, thì “bà không thể nào đủ sức để dựa vào cao ủy liên hợp quốc tại Thái Lan khi bà vẫn mang trọng án cao nhất của luật pháp nước CHXHCN Việt Nam”. Lệnh triệu tập này cảnh báo rằng nếu bà Phạm Thị Phượng không tự nguyện trở về Việt Nam thì – nguyên văn - “ Đội an ninh mật đóng tại Thái Lan sẽ thi hành công lệnh không phải thông qua cao ủy liên hợp quốc... kể cả chồng bà và 6 đứa con”.

Trước tình cảnh như vậy, 6 người con của hai người tỵ nạn Việt Nam vừa nói rất khủng hoảng, như em Phạm Bá Tâm cho biết:

Phạm Bá Tâm:“Cháu và các em tất cả 6 người vẫn đang chờ đợi vì chưa biết rằng sẽ đi về đâu. Phía chính quyền Mỹ hay Cao ủy Tỵ nạn sẽ giúp đỡ, bảo vệ cho anh em cháu thoát khỏi sự đe dọa, theo dõi, bắt bớ đưa anh em chúng cháu về Việt Nam. Anh em cháu hiện rất sợ. Đây là một sư đe dọa rất nặng nề, làm tụi cháu bị khủng hoảng”.

Chúng tôi đã tiếp xúc với con trai của ông, bà Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng là em Phạm Bá Tâm như vừa nói để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh khó khăn, nếu không muốn nói là nguy hiểm, của gia đình họ, như quý vị nghe sau đây:

Anh em cháu hiện rất sợ. Đây là một sư đe dọa rất nặng nề, làm tụi cháu bị khủng hoảng.

Em Phạm Bá Tâm

Thanh Quang: Ba mẹ và 6 anh em cháu qua Thái Lan hồi nào?

Phạm Bá Tâm: Tháng 10 năm 2002.

Thanh Quang: Gia đình cháu qua đây thì nói chung triển vọng được định cư ở Mỹ ra sao?

Phạm Bá Tâm: Khi gia đình cháu rời khỏi Việt Nam với mục tiêu là chạy trốn khỏi chế độ cộng sản, thì khi tới đây, mới đầu, chưa có mục tiêu là vào Liên Hiệp Quốc hay tới đâu, mà chỉ mong chạy khỏi đất nước thôi. Bởi vì ba mẹ đã bị tù đày, giam cầm tại đất nước cộng sản Việt Nam.

Thanh Quang: Tù đày như vậy thì riêng mẹ cháu đã bị Việt Nam nhốt bao lâu?

Giấy của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận quy chế tỵ  nạn cho bà Phạm Thị Phượng. Hình do gia đình Bà gởi cho RFA.
Giấy của Cao ủy Tỵ nạn LHQ (UNHCR) ở Thái Lan công nhận quy chế tỵ nạn cho bà Phạm Thị Phượng. Hình do gia đình Bà gởi cho RFA.
Phạm Bá Tâm
: Mẹ cháu vì trước kia là mật viên của Mỹ và làm cho Việt Nam cộng hòa, nên sau 30 tháng Tư năm 1975, mẹ bị bắt giam hết 4 năm tại Mật khu 5 của chế độ cộng sản. Và mẹ được thả ra vào cuối năm 1979. Còn ba cháu là lính không quân Việt Nam cộng hòa. Sau khi cộng sản vào chiếm Miền Nam thì họ bắt cả gia đình đi vùng kinh tế mới tại nông trường Thọ Vực.

Thanh Quang: Trước khi ba mẹ cháu bị bắt cách nay mấy hôm, triển vọng định cư của gia đình cháu đã tới đâu rồi?

Phạm Bá Tâm: Vấn đề định cư của gia đình cháu thật không may mắn, mất rất nhiều thời gian. Có rất nhiều điều đã xảy ra không tốt cho gia đình. Và gia đình cháu vẫn trong giai đoạn chờ đợi bên Cao y Tỵ nạn giúp đỡ, tìm một nước để đi định cư.

Thanh Quang: Ngay bây giờ, phản ứng của Cao y Tỵ nạn ra sao ?

Phạm Bá Tâm: Ngay khi được tin ba mẹ bị bắt, thì Cao y nói là tìm mọi cách để giúp đỡ cho gia đình. Hiện chưa thấy họ giúp đỡ bằng cách nào, chỉ biết là họ đang làm việc để giúp cho gia đình cháu thôi.

Vi phạm luật pháp quốc tế

Một cựu quân nhân Hoa Kỳ từng tham chiến tại Việt Nam, thiếu tá hồi hưu Mark A. Smith đang có mặt tại Bangkok, quen biết nhiều với bà Phạm Thị Phượng khi bà được huấn luyện làm nhân viên tình báo Mỹ hồi năm 1969 và rồi phục vụ cho chương trình đặc biệt do Thiếu tá Mark đánh giá. Thiếu tá Mark nhận xét trường hợp vợ chồng hai người tỵ nạn này như sau:

Major Mark: “Đây là vấn đề mang tính cách quốc tế. Nếu những người từ Việt Nam tới đây, tôi không cần biết họ lo lót cho cảnh sát Thái như thế nào, nhưng họ tự tiện bắt người đưa ra khỏi Thái Lan, trong khi xứ Thái là một nước dân chủ, pháp trị. Ngay tại Thái Lan, họ phải ra tòa, giải thích với tòa án Thái Lan lý do tại sao những người mà họ bắt cần đưa trở lại Việt Nam, vì đã là tôi phạm, hay gì gì đó. Đằng này mật viên Việt Nam tự tiện bắt người và chớp nhoáng đưa trở lại Saigon. Điều này có nghĩa là họ vi phạm thỏa thuận ASEAN, thỏa ước quốc tế, vi phạm quy chế của LHQ bảo vệ người tỵ nạn như trường hợp hai vợ chồng ônng Phạm Bá Huy và bà Phạm Thị Phượng, và cả luật lệ của Vương Quốc Thái.

Mật viên Việt Nam tự tiện bắt người và chớp nhoáng đưa trở lại Saigon. Điều này có nghĩa là họ vi phạm thỏa thuận ASEAN, thỏa ước quốc tế, vi phạm quy chế của LHQ.

Thiếu tá Mark Smith

Do đó, câu hỏi trong thời điểm này là tất cả những chính phủ liên hệ phải phản ứng như thế nào trước việc Việt Nam cho mật viên tự tiện đến Thái Lan để bắt cóc người theo ý họ. Nếu có sự nhúng tay nào đó của người Thái – như cảnh sát Thái - cũng rất có thể, nhưng hành động vừa rồi của Hà Nội là bất hợp pháp. Và chuyện 2 vợ chồng tỵ nạn Phạm Bá Huy và Phạm Thị Phượng đang ở Sài n hiện giờ chỉ có mật vụ Việt Nam là câu trả lời cho sự việc liên quan hành động họ đến đây, tiếp xúc với ai để rồi bắt người và chuyển ra khỏi Vương Quốc Thái trong thời gian rất ngắn. Nên đây không phải chỉ là vấn đề vi phạm nhân quyền, mà đây còn là vấn đề vi phạm đến an ninh quốc gia của Vương Quốc Thái, và cũng có liên hệ đến an ninh quốc gia của cả Hoa Kỳ.”

Và Thiếu tá Mark Smith nhân tiện bày tỏ sự mong mõi như sau:

Major Mark: “ Do đó, tôi tin tưởng, hy vọng và cầu mong Việt Nam thả hai vợ chồng anh Phạm Bá Tân để họ được đoàn tụ với 6 người con của họ, sau cùng rồi, tại Hoa Kỳ. Và chính phủ Hoa Kỳ phải can thiệp, chính sách Mỹ đòi hỏi Washington phải hành động để giúp đỡ gia đình này. Và đó là điều dĩ nhiên.”

Văn phòng UNHCR nằm trong khuôn viên trụ sở LHQ ở Thái Lan. Photo  courtesy of UN Thailand.
Văn phòng UNHCR nằm trong khuôn viên trụ sở LHQ ở Thái Lan. Photo courtesy of UN Thailand.

Vụ bắt cóc người Việt Nam tỵ nạn vừa nói tại xứ Chùa Vàng khiến người ta liên tưởng đến những vụ mật viên Việt Nam bắt cóc người tỵ nạn ở xứ Chùa Tháp, mà cụ thể là trường hợp của Thy Thích Trí Lực hiện định cư tại Âu Châu. Thầy Thích Trí Lực kể lại như sau:

Thầy Thích Trí Lực: “Dạ trong thời gian tôi qua và gởi đơn xin tỵ nạn tại Cao ủy Tỵ nạn ở Phnom Penh vào năm 2002, chúng tôi là người Kinh, không được ở trong trại tỵ nạn, cho nên phải thuê nhà ở ngoài. Điều cần phải biết là sau khi bộ đội Miền Bắc rút khỏi Campuchia, họ đã cài lại rất nhiều tình báo, núp dưới hình thức thương gia, kết hôn với người bản xứ hay hoạt động cho tình báo Việt Nam. Tôi là môt nạn nhân của chế độ CS Việt Nam. Tôi còn nhớ vào ngày 25 tháng 7 năm 2002, lúc chạng vạn, tôi ra chợ Ô-Xây ở đường 185 để mua đồ dùng. Khi quay người lại thì một số người lạ mặt chận sau lưng tôi và vài ba người tấn công tôi, đẩy tôi lên một chiếc xe đậu sẵn bên lề đường. Họ đánh đập tôi trên xe, rút trong túi tôi thẻ tỵ nạn do LHQ cấp cho tôi ngày 28 tháng 6 năm 2002. Xe chạy một quãng, rồi vào một cơ quan mà dưới ánh đèn điện, tôi thấy rõ có chữ “cảnh sát quốc tế”.

Rồi họ chuyển tôi sang một chiếc ô-tô nhỏ đậu gần đó, mang biển số Khmer 2475. Họ ghé vào một đồn công an Campuchia gần bùng binh cầu Sài n, nhốt tôi một đêm ở đó. Sáng hôm sau, ngày 26 tháng 7 năm 2002, họ chở tôi hướng về cửa khẩu Mộc Bài ở tỉnh Tây Ninh, rồi chuyển giao cho Bộ Công an Việt Nam đã chờ sẵn tại biên giới. Sau đó họ đưa tôi vào trại giam B34 tọa lạc ở số 237 đường Nguyễn văn Cừ, quận 1, Sàin. Họ giam giữ tôi 15 tháng trời, rất nghiêm ngặt. Bên ngoài, người thân, bạn bè không biết tôi còn sống hay đã chết.

Thanh Quang: Như vậy Thầy nhận xét như thế nào về hành động bắt cóc của mật viên Việt Nam tại xứ nguời ?

Thầy Thích Trí Lực: Nhà cầm quyền CS Việt Nam đã xem thường luật pháp quốc tế, đã ngang nhiên bắt cóc người tỵ nạn trên lãnh thổ láng giềng. Cơ quan tình báo mật vụ của Việt Nam đã tung hoành ngang dọc. Họ chẳng coi luật pháp quốc tế ra gì cả.

Vừa rồi là thầy Thích Trí Lực từ Âu Châu. Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Refugees-under-unhcr-protection-missing-in-bangkok-ThQuang-04222010200352.html

Điều gì đã xảy ra cho các nhà dân chủ ở Sài Gòn?

2010-04-28

Hai nhà dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải, Lư Thị Thu Trang và chị Dương Thị Tân, vợ của blogger Điếu Cày, vừa được công an thả ra sau nhiều giờ bị giam giữ. Điều gì đã xảy ra cho họ?

Photo courtesy of vietnamexodus

Từ trái qua phải: Bà Dương Thị Tân (vợ nhà báo Blogger Điếu Cày), BS Nguyễn Đan Quế, Anh Nguyễn Ngọc Quang, Cô Lữ Thị Thu Trang, Cô Tạ Phong Tần và Kỹ Sư Phương Nam Đỗ Nam Hải.

Những nhà dân chủ này có nhận xét ra sao về hành động của giới công lực CSVN? Thanh Quang tìm hiểu diễn biến đó và trình bày hầu quý vị sau đây:

Hành hung, tra tấn

Sau khi nhà dân chủ Lư Thị Thu Trang, một thành viên của Khối 8406, bị công an tới bắt giữ, hành hung tại nhà chị Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày Nguyễn văn Hải, và rồi đưa về đồn công an quận Gò Vấp, thì Thu Trang tiếp tục bị công đánh đập thậm tệ bằng những đòn mà nạn nhân mô tả là cố sát, đòn thù hận. Nhà dân chủ Thu Trang cho biết:

Em nghĩ họ cố tình giết em bằng những đòn thù hận, chứ không phải hành động nặng tay bình thường.

Lư Thị Thu Trang

Lư Thị Thu Trang: Họ đưa em về đồn công an quận Gò Vấp. Lúc họ đưa em về đó thì không có người làm việc nên họ cứ để em ngồi đấy. Tới chiều, họ gọi một anh cảnh sát giao thông đến và yêu cầu em vào phòng làm việc. Rồi họ lôi họ đánh em. Họ cứ đẩy ra tên ác ôn công an an ninh, tên là Khanh, là tên dọa chém Thu Duyên và từng đánh em nhiều lần, thì bộ mặt hung thần này tiếp tục đàn áp em: Đánh, đánh em rất nhiều hôm nay, đánh vào mắt làm trầy, chảy máu, rồi đánh vào sau ót. Em nghĩ họ cố tình giết em bằng những đòn thù hận, chứ không phải hành động nặng tay bình thường.

Thanh Quang: Nhà dân chủ Thu Trang không những bị công an tên Khanh tiếp tục đánh đập nghiêm trọng, mà sau đó bị cả nhóm công an, kể cả công an nữ, cùng hành hung:

Lư Thị Thu Trang: “Lúc anh công an giao thông vừa nói cho biết là không làm việc với em thì tên Khanh này mới xông lại đánh em, đấm vào sau ót, đánh mạnh quá em văng xuống. Khi em gượng dậy được thì anh ta đấm tiếp vào mặt em, đánh nhiều lần vào sau lưng em.

Hàng đứng:  Cô Tạ Phong Tần và Blogger Anhbasg. Hàng ngồi: Chị  Dương Thị Tân và bác Gs Trần Khuê. Photo courtesy of Vietnamexodus.
Hàng đứng: Cô Tạ Phong Tần và Blogger Anhbasg. Hàng ngồi: Chị Dương Thị Tân và bác Gs Trần Khuê. Photo courtesy of Vietnamexodus.
Lúc đó em không còn cảm thấy sợ hãi, mà cảm nhận rõ bạo quyền độc tài này. Sau đó đàm công an này lôi em lên lầu, tiếp tục hành hạ và sỉ nhục em, làm đủ trò. Lúc đó có công an nữ nữa, yêu cầu em đưa tất cả giấy tờ trong người. Khi em nói là không đưa, thì tên ác ôn tên Khanh ấy nhào lại bẻ quặc 2 tay em ra đằng sau, còng lại để những công an nữ nhảy vô giật túi, lục xét hết người em.

Em kêu họ buông ra và chỉ tay vào mặt họ nói “các người có thấy hèn hạ, thấy nhục không, khi một đám như vầy thể hiện bản chất côn đồ chứ không phải một chính quyền, vây vào ăn hiếp một người như tôi đây ?”. Họ cứ trơ mặt, cười cười và cứ làm việc đó.”

Dằn mặt trước 30/4?

Thanh Quang: Nhà dân chủ Lư Thị Thu Trang sau cùng được thả về, nhưng bị công an yêu cầu hôm sau phải trình diện tiếp cùng những lời hăm dọa nặng nề.

Trong khi đó, chị Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày, cũng được công an Gò Vấp cho về nhà vào buổi chiều thứ Tư này sau khi bị công an bắt giữ 7 tiếng đồng hồ tại đồn công an quận Gò Vấp và hù dọa chị không được tiếp xúc với những nhà dân chủ, kể cả kỹ sư Phương Nam Đỗ Nam Hải. Chị Dương Thị Tân nhận xét hành động của giới công lực CSVN sau lần bị bắt này:

Ngày hôm nay họ nói với tôi là ‘để bảo vệ thể chế này, không có việc gì chúng tôi không làm’. Họ nói với tôi như vậy.

Dương Thị Tân

Dương Thị Tân: “Lần này có việc đặc biệt nhất là công an xông vào nhà tôi khi tôi không có ở nhà, khi mà cô Lư Thị Thu Trang đến nhà chờ tôi vì tôi rủ cô ấy cùng đi chùa nhân ngày Rằm. Họ tự tiện xông vào nhà tôi, bắt và đánh cô Thu Trang trước mặt con cháu tôi và con của cô ấy. Đây là việc làm mà tôi thấy phi nhân tính nhất, vô nhân đạo nhất vì đứa trẻ con bé nhất ở nhà tôi lúc bấy giờ chỉ mới 2 tuổi. Cháu quá sợ hãi và khóc tím cả người đi. Nhưng công an vẫn tiếp tục đánh đập cô Trang và lôi đi trong khi không còn người lớn ở nhà. Còn việc họ làm như thế này với tôi hay với ông Đỗ Nam Hải hay với những nhà đấu tranh dân chủ khác, thì nói thật là như cơm bữa rồi. Nhưng họ hành động như vậy trước mắt trẻ con như con, cháu tôi và con cô Trang khi không có người lớn ở nhà, thì tôi cho rằng đây là hành động khủng bố.

Thanh Quang: Và chị Dương Thị Tân nhân dịp này nhắc lại nguyên văn lời nhân viên công lực CSVN ở Gò Vấp:

Dương Thị Tân: “Ngày hôm nay họ nói với tôi là ‘để bảo vệ thể chế này, không có việc gì chúng tôi không làm’. Họ nói với tôi như vậy.

Thanh Quang: KS Phương Nam Đỗ Nam Hải cũng vừa được công an quận Gò Vấp cho trở về sau khi anh bị bắt cùng chị Dương Thị Tân lúc đang ăn sáng, và phải “làm việc” ở cơ quan công an quận Gò Vấp trong khoảng 7 tiếng đồng hồ. Nơi đây, nhà dân chủ Đỗ Nam Hải đã phản ứng mạnh mẽ trước sự hạch hỏi máy móc của công an. KS Đỗ Nam Hải nhận xét về hành động của công an:

Nhà dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải. RFA file photo.
Nhà dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải. RFA file photo.
Đỗ Nam Hải:
“Đó là lối ứng xử của kẻ côn đồ, của một chế độ côn đồ sử dụng những kẻ côn đồ để hành xử với những người yêu nước đang đứng lên đấu tranh để quyết giành lại tự do, dân chủ cho dân tộc VN. Càng đến ngày 30 tháng Tư thì họ lại càng run sợ. Đây là một chế độ không còn được sự ủng hộ của nhân dân một chút nào nữa. Họ không có cơ sở tồn tại cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt thực tiễn. Họ là một chế độ bất chính, cho nên họ run sợ trước bất cứ một phản ứng nào của nhân dân mặc dù họ biết rằng chúng tôi đấu tranh cho tự do dân chủ, bằng con đường bất bạo động.

Hôm nay, ngay tại đồn công an, tôi nói thẳng với họ rằng “Ông Nguyễn Minh Triết của các ông cứ thơn thớt nói là VN cùng với Cuba bảo vệ hòa bình thế giới. Trong khi đó, bản thân của những người dân, ngư dân VN – ngư dân Thanh Hóa, ngư dân Quảng Ngãi – bị tàu TQ bắn thẳng vào người, họ bị TQ bắt trên biển đòi tiền chuộc... thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN lúng túng như gà mắc đẻ. Và cả thể chế này không bảo vệ được người dân của mình mà lại đòi đi bảo vệ cho nền hòa bình thế giới. Đấy là một sự lừa bịp.

Thanh Quang: Vừa rồi là nhận xét của nhà dân chủ Phương Nam Đỗ Nam Hải sau khi anh vừa từ cơ quan công an trở về. Thanh Quang tường thuật từ Bangkok, Thái Lan.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/What-happened-to-3-dissidents-in-latest-case-ThQuang-04282010222952.html

Người Buôn Gió - Thầy trò nước Vệ

Nguồn: blog Người Buôn Gió

28.04.2010

Thầy
- Nếu có kẻ nói xấu triều đình ta, các em sẽ phản đối thế nào?

Học trò
- Em sẽ bảo, chúng mày cảm thấy không thích thì hãy ra khỏi đất nước này, tìm nơi khác mà sống như chúng mày thích.

Thầy
- Nếu ra ngoài chúng vẫn tiếp tục nói xấu triều đình?

Học trò
- Em sẽ nói, cái bọn bỏ đất nước mà đi thì làm gì có tư cách để nhận xét gì về đất nước.

Thầy
- Nếu có kẻ bàn cuộc chiến Nam Bắc nói thế nào?

Trò
- Cuộc kháng chiến vĩ đại đánh đuổi ngoại xâm của nhân dân ta, một cuộc chiến hào hùng, anh dũng gắn liền với sự lãnh đạo tài tình của triều đình ta, mỗi năm đến ngày này nhân dân ta lại bồi hồi…qua đó cho chúng ta thấy tinh thần bất khuất thà hy sinh tất cả chứ không chịu cúi đầu…cần phải tôn vinh để nhắc nhở thế hệ sau về cha anh…

Thầy
- Còn cuộc chiến biên giới phía Bắc?

Trò
- Quá khứ nên khép lại, hòa giải trong tình hữu nghị, không nên khơi lại những gì đã qua khiến sứt mẻ tình cảm hai bên. Trân trọng những gì đang có, nhân dân ta yêu chuộng hòa bình không mong muốn nhắc tới chiến tranh vì sẽ động đến những đau thương , mất mát, cùng nhau hợp tác hướng tới tương lai, xây dựng phát triển kinh tế mới quan trọng.

Thầy
- Về tôn giáo, tín ngưỡng nếu nghe theo chúng ta thì sao?

Trò
- Tin tưởng vào đường lối sáng suốt của triều đình, đồng hành cùng dân tộc, có tinh thần xây dựng, yêu chuộng mong muốn hòa bình, ổn định. Tốt đời đẹp đạo

Thầy
- Nếu có kẻ phản đối.

Trò
- Lợi dụng quyền tự do, dân chủ, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chống đối, xuyên tạc, kích động nhằm gây xáo trộn đời sống yên lành của nhân dân ta..

Thầy
- Du khách nước ngoài đến thăm nhận xét tốt về đất nước thì ta nói gì?

Trò
- Cuộc đổi mới mà triều đình ta lãnh đạo hiển nhiên đã đạt nhiều thành quả, đông đảo chính khách quốc tế đến nước ta đã chứng kiến tận mắt và bày tỏ tình cảm ngưỡng mộ..

Thầy
- Nếu họ chê?

Trò
- Tuy cuộc đổi mới đã có thành quả rõ ràng, nhưng cá biệt có một thiểu số chậm tiến bộ trên thế giới cố tình đưa ra những ý kiến lệch lạc nhằm bôi nhọ ác ý….

Thầy
- Quan lại triều đình khi phạm tội, lỡ có bị xét xử thì xử thế nào?

Trò
- Pháp luật nước ta vốn nhân đạo, mang tính giáo dục, tạo điều kiện cho người phạm tội sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội.

Thầy
- Nếu là dân?

Trò
- Pháp luật nước ta nghiêm minh. Cần phải trừng trị nghiêm khắc để có tác dụng răn đe kẻ khác.

Mời bà con bổ sung thêm về giáo dục tuyên huấn nước Vệ

Phụ Nữ Bị Công An Bắt Cóc Tại Bangkok Bị Đưa Về Saigon Và Kết Tội Âm Mưu Khủng Bố Ngày 30 Tháng 4

Tin Saigon - Như tin SB-TN đã loan về trường hợp bà Phạm Thị Phượng đã cùng ông chồng chạy trốn sang Cam Bốt rồi sau đó sang tới Thái Lan, hai người đã được Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cấp thẻ tỵ nạn và sinh sống tại Thái Lan một thời gian, nhưng nay đã bị Công an Cộng sản Việt Nam lẻn sang tới Bangkok và bắt đưa về nước. Báo chí trong nước hôm nay đăng tin tố cáo bà Phượng là được giao dùng chất nổ phá tượng đài Hồ Chí Minh và một số bệnh viện, trường học tại Saigon nhân dịp lễ 30 tháng 4.

Bản tin đã dựng đứng những chi tiết để kết tội người phụ nữ cao niên đã 65 tuổi này, khi cho rằng bà đã quen với ông Nguyễn Công Bằng từ hải ngoại và được hứa hẹn sẽ giúp bà và gia đình được định cư ở nước thứ ba. Bản tin đã bịa ra chuyện bà Phượng được huấn luyện cách liên lạc, sử dụng thuốc nổ, vũ khí để hoạt động khủng bố phá hoại tại Việt Nam, và đưa tiền cho bà này về nước để thực hiện kế hoạch.

Bà này đã bị bắt khi âm mưu thực hiện kế hoạch này là mua và sử dụng thuốc nổ để phá tượng đài Hồ Chí Minh và gây nổ ở nhiều địa điểm công cộng như nhà ga, bến tàu, bệnh viện, trường học nhằm làm rối loạn, mất ổn định xã hội, đồng thời châm ngòi cho phong trào nổi dậy chống nhà nước. Tuy nhiên sự thật lại hoàn toàn trái ngược, bà Phượng bị Công an phục kích bắt giữ tại Bangkok rồi đưa về nước bằng đường bộ, và đọc bản tin thì không ai có thể tin rằng một người phụ nữ yếu đuối cao niên như vậy có thể một mình đặt chất nổ ở nhiều địa điểm cùng một lúc như lời tố cáo.

http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=193&ArticleID=49061

Tuesday, April 27, 2010

Răn đe và hữu nghị

Trân Văn, phóng viên RFA

Vị trí của Bạch Long Vĩ (điểm màu vàng). RFA screen capture

Vị trí của Bạch Long Vĩ (điểm màu vàng). RFA screen capture

Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và đoàn đại biểu quân sự cao cấp của Việt Nam hiện đang ở Trung Quốc.

Trên số ra ngày 22 tháng 4, tờ Quân đội nhân dân dẫn tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh, giải thích chuyến thăm Trung Quốc, đã bắt đầu từ ngày 21 tháng 4 và sẽ kéo dài cho đến ngày 28 tháng 4, nhằm giúp Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc các giải pháp về quản lý, bảo vệ biên giới…

Những tuyên bố này có vẻ khác rất xa với thực tế vừa mới xảy ra cách nay chưa đầy một tháng. Mời quý vị nghe Trân Văn tổng hợp và tường trình…

Hữu nghị là thích thì đòi?

Cách nay vài tuần, công luận trong và ngoài Việt Nam xôn xao trước những thông tin, ý kiến được đăng trên một số tờ báo của Trung Quốc, theo đó, Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ. Điểm đáng chú ý là thông tin này còn được Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đưa công khai trên số ra ngày 6 tháng 4.

Vì sao? Giới quan sát thời sự cho rằng, động thái này nhằm dằn mặt ông Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra thăm nói chuyện với thanh niên  xung phong ở đảo Bạch Long Vĩ. Courtesy baotuyenquang online

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ra thăm nói chuyện với thanh niên xung phong ở đảo Bạch Long Vĩ. Courtesy baotuyenquang online

Hồi cuối tháng 3, ông Triết ra thăm đảo Bạch Long Vĩ và tuyên bố rằng, Việt Nam mong muốn hòa bình để nhân dân có cuộc sống ổn định nhưng không để cho ai xâm lấn bờ cõi, biển đảo của mình, dù là một tấc đất cũng không nhân nhượng.

Để thính giả có thêm thông tin về những vấn đề xoay quanh sự kiện này, chúng tôi đã trao đổi với Tiến sĩ Dương Danh Huy, thành viên Quỹ Nghiên cứu biển Đông:

Trân Văn: Công chúng đang bàn tán sôi nổi về việc Trung Quốc muốn phủ nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ.

Là một người chuyên nghiên cứu về biển Đông, ông thấy Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ có đủ cơ sở để minh xác đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam hay không?

Ông Dương Danh Huy: Về đảo Bạch Long Vĩ, thứ nhất, mặc dù Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ không nói cụ thể rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam, chúng ta vẫn có cơ sở để khẳng định rằng theo hiệp định đó, ít nhất có nghĩa rằng đảo Bạch Long Vĩ khó có thể là của Trung Quốc.

Lý do là với Hiệp định Vịnh Bắc Bộ như thế, nếu đảo Bạch Long Vĩ là của Trung Quốc thì sẽ rất bất thường so với các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, còn nếu là của Việt Nam thì sẽ rất bình thường.

Thứ nhì, nếu trong đàm phán, Việt Nam và Trung Quốc đã đối xử với đảo Bạch Long Vĩ như của Việt Nam thì đó cũng là cơ sở để khẳng định rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam.

Theo thông tin chính thức của Việt Nam thì đúng là như thế nhưng trên thực tế, chúng ta không biết biên bản đàm phán đã ghi nhận gì hay không ghi nhận gì.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể lập luận rằng, việc Trung Quốc trao trả đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam vào năm 1957 mà Trung Quốc lại không bảo lưu chủ quyền gì thì điều đó có nghĩa là Trung Quốc đã chấp nhận rằng đảo Bạch Long Vĩ là của Việt Nam.

Dằn mặt Chủ tịch Nhà nước Việt Nam?

Trân Văn: Hiện đang có một số ý kiến khẳng định rằng, theo Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam đã ký với Trung Quốc năm 2000, đảo Bạch Long Vĩ nằm bên trong đường phân định Vịnh Bắc Bộ, nên đương nhiên là thuộc Việt Nam.

Tham khảo bản đồ Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định vừa kể thì ý kiến đó không sai nhưng về mặt pháp lý, lập luận này đã đủ vững để minh xác rằng, Trung Quốc đã chính thức thừa nhận đảo Bạch Long Vĩ thuộc chủ quyền của Việt Nam hay không?

Ông Dương Danh Huy: Lập luận đó có lẽ là của anh Phạm Phan Long từ nhóm Việt Echology. Lập luận đó chủ yếu là đúng nhưng theo tôi, lập luận đó chưa đầy đủ về chi tiết.

Fact box

- Bạch Long Vĩ là một huyện đảo thuộc Hải Phòng, nằm trên hòn đảo cùng tên với diện tích vào khoảng 2,5 km² khi có thủy triều lên và khoảng 4 km² khi thủy triều xuống.

- Theo Công ước Pháp-Thanh 1887, Bạch Long Vĩ thuộc về nước An Nam.

- Ngày 09/12/1992, Việt Nam ra Nghị định số 15/NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải phòng.

Lý do là giả sử như Hiệp định đó có ghi nhận rằng, Trung Quốc bảo lưu chủ quyền đối với đảo Bạch Long Vĩ thì đường phân định đó, không có nghĩa là đảo Bạch Long Vĩ không thể là của Trung Quốc nhưng trên thực tế thì khi ký kết hiệp định, Trung Quốc đã không bảo lưu quyền của họ đối với đảo Bạch Long Vĩ, cộng với sự kiện là đảo Bạch Long Vĩ nằm phía Việt Nam của đường phân định.

Sự không bảo lưu đó có nghĩa Trung Quốc không thể có lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế phía bên Việt Nam của đường phân định. Nếu như vậy thì ý kiến hợp lý nhất là đảo Bạch Long Vĩ khó có thể của Trung Quốc. Bạch Long Vĩ của Việt Nam là hợp lý nhất.

Trân Văn: Thưa ông, qua sự kiện đảo Bạch Long Vĩ, ông nghĩ gì về việc ký kết Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ? Vào lúc này, Việt Nam và Trung Quốc đang tiếp tục chuẩn bị ký kết những văn bản khác liên quan đến chủ quyền trên biển Đông, theo ông, phía Việt Nam cần quan tâm đến những yếu tố nào để có thể tránh tình trạng, tuy đã ký các hiệp định phân định lãnh thổ, lãnh hải song chủ quyền quốc gia vẫn là yếu tố mơ hồ, thiếu rõ ràng, không thể loại trừ những tranh chấp, yêu cầu đòi chủ quyền?

Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ

Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ

Ông Dương Danh Huy: Hiệp định Vịnh Bắc Bộ là một hiệp định có nhiều khía cạnh khác nhau và những khía cạnh này có thể phức tạp. Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong người Việt, kể từ khi đường phân định trong Hiệp định đó được công bố.

Tôi có ý kiến riêng của tôi về Hiệp định Vịnh Bắc Bộ và ý kiến này có thể khác với ý kiến chính thức của Chính phủ Việt Nam và cũng có thể khác với những phê phán về Hiệp định này mà chúng ta thường được nghe nhưng có lẽ trong tương lai, tôi sẽ trình bày ý kiến của tôi sau.

Về đảo Bạch Long Vĩ thì trước nhất chúng ta nên nhớ rằng, thật ra không có sự tranh chấp chủ quyền, vì Trung Quốc chưa bao giờ chính thức tranh chấp chủ quyền đối với Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Nhân dân nhật báo lại viết là Trung Quốc không công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ? Theo ý kiến của tôi thì đó chỉ là sự ham muốn lãnh thổ một cách quá đáng ở cấp dưới. Câu hỏi là tại sao điều đó lại được đăng trên Nhân dân nhật báo, vì chúng ta khó có thể tưởng tượng được là báo Nhân dân của Việt Nam đăng một câu nói là Việt Nam không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo Vị Châu trong Vịnh Bắc Bộ?

Tôi nghĩ cấp trên của Trung Quốc đã cố ý dung túng cho Nhân dân nhật báo. Câu nói đó như một thứ áp lực hay là sự răn đe, dọa nạt, hay là Trung Quốc muốn gửi một thông điệp nào đó cho Việt Nam. Sở dĩ họ làm vậy vì đó có thể là một biện pháp để đối phó với lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam ở biển Đông.

Câu nói đó như một thứ áp lực hay là sự răn đe, dọa nạt, hay là Trung Quốc muốn gửi một thông điệp nào đó cho Việt Nam. Sở dĩ họ làm vậy vì đó có thể là một biện pháp để đối phó với lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam ở biển Đông.

TS Dương Danh Huy

Về biển Đông và về các hiệp định ở biển Đông, tôi nghĩ hoàn cảnh của biển Đông khác với hoàn cảnh khi đàm phán Hiệp định Vịnh Bắc Bộ vì khi đàm phán Hiệp định Vịnh Bắc Bộ, các đảo trong Vịnh Bắc Bộ không phải là đối tượng của sự tranh chấp.

Giống như chúng ta thường hiểu, Trung Quốc không tranh chấp đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam, cũng như Việt Nam không tranh chấp đảo Vị Châu của Trung Quốc. Trong hoàn cảnh đó thì Hiệp định Vịnh Bắc Bộ không cần phải nói tới hai hòn đảo này, trừ khi Trung Quốc muốn cải một cách vô lý.

Dù sao đi nữa, chúng ta vẫn phải cảnh giác. Thí dụ như đường lưỡi bò vô lý nhưng Trung Quốc cũng ngang nhiên đòi và không ngại gửi cho Ủy ban Ranh giới. Và Trung Quốc cũng dùng phương cách “đòi nhưng không chính thức” đối với đường lưỡi bò.

Hoàn cảnh ở biển Đông thì khác vì các đảo ở biển Đông đang trong tình trạng tranh chấp chủ quyền. Nếu Việt Nam có thỏa thuận nào đối với Trung Quốc ở biển Đông thì điều quan trọng là chúng ta phải cẩn thận trong hành động và trong câu chữ, hay là trong đàm phán. Chúng ta phải tuyệt đối tránh những gì mà Trung Quốc có thể nói là Việt Nam đã công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc.

Ba tuần đã trôi qua sau khi báo giới Trung Quốc loan báo Trung Quốc không thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ, Nhà nước Việt Nam vẫn chưa nêu bất kỳ ý kiến nào về vấn đề này.

Nếu truyền thông Trung Quốc có thể tự do đưa ra các ý kiến về Việt Nam thì tại sao hệ thống truyền thông Việt Nam phải gọi tàu Trung Quốc là “tàu lạ”?

TV

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Deterrence-and-friendship-tvan-04252010145936.html


http://boxitvn.wordpress.com/2010/04/27/ran-de-va-huu-nghi/

Trung Quốc tăng áp lực với Việt Nam - Tuần tra thường xuyên ở Trường Sa

Tuần tra thường xuyên ở Trường Sa

HÀ NỘI (TH) - Một bản tin từ Hà Nội dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc nói rằng “Cục Quản Lý Nghề Cá Trung Quốc” ngày 25 tháng 4, 2010 loan báo bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Ðông.

Báo điện tử Vitinfo ở Hà Nội thuật tin báo Trung Quốc cho hay như vậy khi Bắc Kinh điều động hai tàu thay thế hai tàu khác làm nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực.

Các tàu Trung Quốc đang thao dượt. (Hình: jamestown)

Sự hộ tống chỉ là một hình thức nghênh cản, đe dọa tàu đánh cá cũng như các loại tàu khác của các nước trong đó có Việt Nam đánh cá hay hoạt động ở khu vực biển Trường Sa.

“Tàu ngư chính 301 và 302 Trung Quốc sẽ thay thế tàu ngư chính 311 và 202, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra khu vực biển quần đảo Trường Sa kể từ 1 tháng 4,” Wu Zhuang, giám đốc Cục Ngư Nghiệp và Quản Lý Cảng Cá Biển Ðông thuộc Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc nói như vậy được dịch thuật lại trên Vitinfo.

Nguồn tin dẫn lời ông Wu, các tàu tuần tra được điều động để hộ tống tàu cá Trung Quốc hoạt động tại Biển Ðông và gia tăng quyền đánh bắt cá ở vùng biển quanh Trường Sa. Hai tàu trên đã rời Tam Á, thành phố biển của tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vào hôm qua.

Ðược biết, quần đảo Trường Sa đang là một trong những điểm nóng về tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông giữa Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai và cả Ðài Loan. Việt Nam là nước hiện đang nắm quyền kiểm soát nhiều đảo nhất trong số các nước tranh chấp. Tất cả các nước cũng đều thiết lập cơ sở, công sự trên một số đảo.

Năm 2002, các nước Ðông Nam Á và Trung Quốc ký bản thỏa ước “Nguyên Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông” để tránh đụng độ quân sự. Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN hồi đầu tháng cũng lập lại quân điểm này.

Hà Nội rất nhiều lần tuyên bố, “khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội cũng từng ra tuyên bố việc Trung Quốc cử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam” đối với các quần đảo này.

Hôm 5 tháng 4, 2010, phản ứng trước hành động Trung Quốc cử tàu Ngư Chính tuần tra ở khu vực Trường Sa, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt ngay” hành động này.

“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động này, không tiếp tục có các hành động gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Ðông, làm ảnh hưởng đến việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.”

Nay thì Trung Quốc tiếp tục cử thêm đoàn tàu khác tới và Việt Nam cũng chưa thấy có lời tuyên bố suông nào tiếp theo.

Khi loan báo đưa đoàn tàu khác tới khống chế khu vực biển Trường Sa, Bắc Kinh tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh.

Thông tấn xã Việt Nam ngày 23 tháng 4, 2010 đưa tin, khi đến Bắc Kinh ông Thanh nêu rõ, “Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định mối quan hệ trước sau như một với Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo phương châm ‘16 chữ’ và tinh thần ‘4 tốt’ đã được lãnh đạo cấp cao hai nước xác định. Quan hệ quốc phòng là một nội dung rất quan trọng trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc. Quan hệ đó ngày càng được củng cố, phát triển, góp phần quan trọng vào việc giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực.”

Hãng tin Tân Hoa Xã, cũng ngày 23 tháng 4, 2010, thì giản dị đưa tin Từ Tài Hậu, phó Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc “cam kết hợp tác với Việt Nam để tăng cường trao đổi và hợp tác hữu nghị giữa quân đội giữa hai nước.”

Nhưng lời nói và việc làm của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược nhau và lời tuyên bố của bà Nguyễn Phương Nga không có một tác dụng gì. Ngư dân Việt Nam ngày càng bị tước đoạt mất nguồn sống vì ngư trường bị Bắc Kinh lấn dần.

Monday, April 26, 2010

Làm sao chúng tôi tin…

Gần đây Bộ Ngoại Giao Việt Nam có những lời phản đối Trung Quốc giành chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; có nhiều cố gắng ngoại giao để quốc tế hoá các tranh chấp vùng biển Đông; nhà nước ký hợp đồng mua tàu ngầm và máy bay tối tân của Nga Xô như để bảo vệ lãnh hải.


Những hành động đó rất tích cực so với thái độ thụ động và yếu ớt trước đây. Tuy nhiên nhà cầm quyền có thể thực hiện hai điều đơn giản để thu phục lòng tin của dân chúng trong và ngoài nước:


  1. Trả tự do cho nhà báo Điếu Cày và cô Phạm Thanh Nghiêm là hai người bị bỏ tù chỉ vì nói lên sự thật “Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam”
  2. Cho phép thanh niên sinh viên biểu tình trong nước để phản đối chính sách xâm lấn của Trung Quốc.


Nếu nhà nước e ngại nhiều biến động ảnh hưởng đến mối liên hệ với Bắc Kinh – chúng tôi hiểu thế khó khăn của nước nhỏ chỉ mong muốn hoà bình như cha ông ta đã nhẫn nhịn (nhưng không khuất phục) hàng ngàn năm nay – riêng tôi không phản đối giới hạn các cuộc biểu tình trong vòng 20, 30 chục người cho tránh gây xáo trộn. Cũng không cần phải tổ chức trước toà Đại Sứ hay Lãnh Sự của Trung Quốc để tránh những khiêu khích không cần thiết, mà chỉ trong khuông viên trường học hay ngoài đường phố cũng đủ.

Chúng tôi chỉ tin nhà nước Việt Nam có thực tâm và khả năng bảo vệ lãnh hải khi để dân chúng được quyền bày tỏ lòng yêu nước!

Chúng ta không thể trông cậy vào ngoại lực: Hoa Kỳ, các nước Đông-Á không chịu áp lực trực tiếp từ Trung Quốc như Việt Nam, và họ có thể thay đổi chính sách tuỳ theo mối tương quan với Trung Quốc.


Chúng ta không thể trông cậy vào vũ khí: phương tiện quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tuyệt đối ngoài biển Đông ngay cả sau khi Quân Đội Nhân Dân canh tân trong nhiều năm nữa.

Tất nhiên chúng ta vẫn phải vận động sự hậu thuẩn của quốc tế và tăng cường quốc phòng cho dù thế yếu. Nhưng chỉ có một sức mạnh duy nhất và không bao giờ thay đổi là lòng yêu nước của dân tộc Việt. Nhà cầm quyền hãy để dân chúng bày tỏ lòng yêu nước và tình đoàn kết để bảo vệ và xây dựng đất nước.


Riêng tôi đã nghe người dân trong nước nói: “Bảo vệ Trường Sa Hoàng Sa để làm gì (!) Có giành được rồi thì mấy “ổng” cũng đem bán và chia chác nhau ăn hết chớ làm gì đến dân”

Đất nước này không phải của riêng ai. Chỉ có tình đoàn kết và lòng yêu nước của toàn dân mới giữ vững giang sơn.


© Đoàn Hưng Quốc


http://www.danchimviet.com/archives/7349

Tư duy "Yêu nước theo điều khiển" và "Ôm chân ngoại bang tự phát", cái nào tốt hơn?

Gia Huy

Thời gian gần đây, trên mạng xuất hiện bài của bà Bích, có thể coi như là một trí thức của Việt Nam (căn cứ vào bảng lương bà được lãnh cho công việc bà đã làm) trong đó bà đã phê phán cái gọi là "tinh thần yêu nước có điều khiển" và "chủ nghĩa dân tộc cực đoan".

Tôi không đi sâu bàn về những nhận định về lịch sử của bà mà sau đó bà lý giải là bà chỉ đưa ra các câu hỏi mà thôi và việc đưa ra một câu hỏi, dù là bất cứ câu hỏi gì, cũng không hề là một điều ngu ngốc. Ở đây, tôi chỉ bàn xoay quanh hai khái niệm bà mới đưa ra là lòng "yêu nước theo điều khiển" và "chủ nghĩa dân tộc".

Trước tiên bà nhận xét là giới blogger 8X hiện nay có lẽ vẫn còn giữ tư duy mà Nhà nước đã nhào nặn trong những thập niên trước nên vẫn giữ thái độ không thân thiện với Trung Quốc, họ không thức thời, không kịp hiểu tình hình và họ đang làm tình hình bang giao hai nước xấu đi vì lòng yêu nước lỗi thời của họ. Theo tôi, đây quả là điểm khôi hài nhất trong bài của bà.

Nhà nước toàn trị, bao giờ cũng muốn áp đặt tư tưởng, văn hóa của giới lãnh đạo lên toàn bộ cá nhân nằm trong tầm ảnh hưởng của nhà nước đó nhưng việc họ có thành công hay không, và thành công ở mức độ nào là điều đáng bàn.

Xin dẫn chứng: không có tư tưởng nào được nhào nặn và áp đặt kỹ hơn chủ nghĩa Mác-Lenin trong giới trẻ Việt Nam. Người ta bắt buộc học chúng từ phổ thông, lên đến Đại học, Sau Đại học và cả sau khi đã đi làm mà muốn được cất nhắc cũng phải đi học trung cấp, cao cấp chính trị Mác-Lênin. Thế nhưng ngoài các giáo sư bộ môn này và các lãnh đạo, ai cũng hiểu là cái chủ thuyết này đã vứt sọt rác từ lâu! Hiện giờ còn có blogger 8X hay bất kỳ lứa tuổi nào khác giữ tư duy chủ nghĩa Mác-Lênin hay không? Hoàn toàn không! Không ai bị áp đặt lối giáo điều ấy cả, ngay cả hiện giờ họ vẫn đang bị nhồi nhét cái tư duy ấy vào đầu!

Thế thì luận điểm bảo là giới trẻ 8X vẫn nặng tư duy yêu nước theo kiểu cũ mà phê phán Trung Quốc thì quả là nực cười.

Thái độ của bà giống như bảo trẻ con : "Suỵt! Yên lặng! Chuyện quốc gia đại sự, trẻ con biết gì mà lao nhao! Hỏng việc người lớn!"

Xin hỏi bà, năm 1979, 1988, giới bloggers đã có chưa? Người dân trong nước có điều kiện trao đổi những thông tin thời sự với nhau không? Chắc chắn là không! Nhà nước toàn quyền hành xử theo ý riêng, không hề có những ý kiến trái chiều của các blogger kiểu mà bà cho là "phỉ báng, xúc phạm v.v.." ! Thế thì tại sao Việt Nam vẫn bị mất một số đảo ở Trường Sa? Như vậy ai làm hỏng đại sự lúc ấy, có phải lúc ấy chúng tôi đã im lặng nhưng đảo vẫn mất hay không?

Bà cho là đấy là đảo hoang, thế bà đã xem video clip chiếu trên truyền hình Trung Quốc về việc những chiến sĩ Việt Nam đứng giữ đảo, không hề nổ súng vào tàu Trung Quốc lúc ấy hay không? Họ không nổ súng vì họ đang chờ câu trả lời từ phía lãnh đạo: "Bạn hay thù?".

Thái độ phẫn nộ gần đây của người dân Việt và các blogger chính vì họ cảm thấy không gian sinh tồn cho chính bản thân đang bị các quyền lợi Trung Quốc bóp nghẹt: từ hàng loạt tàu đánh các bị đâm chìm, bắt giữ đòi tiền chuộc cho đến thực phẩm độc hại tuồn sang, sông Hồng , Mekong cạn dòng vì đập chắn bên kia biên giới ..v.v..

Họ phẫn nộ với Trung Quốc vì thái độ tham lam bẩn tưởi ngạo mạn của giới lãnh đạo độc tài toàn trị nước này đối với công dân Việt, đất nước Việt. Họ phẫn nộ với nhà cầm quyền Việt Nam vì đã dùng tiền thuế của họ mà không hề đưa ra biện pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của công dân mình.

Họ hoàn toàn không bị ảnh hưởng của cái gọi là quá tính của "lòng yêu nước xưa cũ" !

Luận điểm thứ hai bà đưa ra là bàn về sự tai hại mà theo bà nói là do "chủ nghĩa dân tộc". Kính thưa bà, chủ nghĩa dân tộc cực đoan không bao giờ bắt nguồn từ quần chúng cả mà chỉ từ giới lãnh đạo cầm quyền, khi họ muốn đạt một lợi ích riêng nào đó của họ. Lịch sử đã cho thấy điều đó: chủ nghĩa phát-xít Đức chỉ là để phục vụ cho sự thống trị của Hít-le và đảng Quốc xã, phong trào đuổi người Việt gốc Hoa về Trung Quốc những năm 1978... hoàn toàn là do chủ ý của nhà cầm quyền với sức mạnh quyền lực chứ không phải là do những hô hào của quần chúng thấp cổ bé miệng.

Như vậy sự phê phán chủ nghĩa dân tộc cực đoan phải dành cho giới lãnh đạo nào đã dùng để che đậy cho mục đích ý đồ riêng của họ mới đúng!

Một ý nữa, theo tôi là rất đáng để lưu tâm trong luận điểm của bà: Xưa bà cho là "vua Việt Nam coi vua Trung Quốc như cha, như anh", rồi đến chủ thuyết về chung nguồn gốc nhân chủng học, nay bà dùng thuyết thế giới phẳng để hòng xóa nhòa biên giới, đánh đồng hết mọi thứ bên kia và bên này biên giới. Điều đó có ý đồ xuyên suốt trong bài viết của bà.

Thuyết thế giới phẳng là có, mọi quốc gia, mọi người cùng có cơ hội, thế nhưng tại sao các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải vất vả đối phó với các vụ kiện phá giá ở nước này nước khác? Điều đó chứng tỏ là quyền lợi quốc gia vẫn có và vẫn phải được xem trọng! Thế có phải là cực đoan không hay phải là dâng trọn mọi thứ thì mới không cực đoan?

"Chúng nó không quan tâm? Vậy thì mình thuê chúng nó quan tâm!"

Joyce Anne Nguyen
Chúng ta là con người. Con người có suy nghĩ có lương tri. Con người không chỉ ngoan ngoãn phục tùng. Con người không chỉ tin 100% không thắc mắc. Hãy đọc nhiều luồng thông tin khác nhau, nhiều cách nghĩ khác nhau. Hãy so sánh và nhìn vào thực tế.

Đây là 1 câu nói đùa của bác Vũ Thư Hiên khi vừa rồi tôi có dịp gặp tại Đức khi cùng đến tham dự buổi lễ tưởng niệm 20 năm bức tường Berlin sụp đổ. Chỉ là đùa thôi, nhưng tôi thấy buồn thực sự. Vì tôi thấy mọi người không còn quan tâm. Người người từ chối không quan tâm. Nhà nhà đóng cửa không muốn quan tâm. Không còn ai quan tâm.

Việc người dưng.

Việc lớn lao to tát.

Ko phải việc của họ. Cứ để nhà nước lo. Bằng không để người khác lo. không phải họ. Họ không muốn quan tâm.

Quan tâm cái gì?

Quan tâm đến tình hình chính trị đất nước, về Đảng, nhà nước, các chính sách, quyết định, đường lối, những gì đang xảy ra xung quanh, xảy ra trong xã hội này.

Quan tâm đến cuộc sống và những người xung quanh, họ đang sống ra sao, và bản thân cuộc sống chúng ta, có được tự do phát biểu ý kiến và phản đối những điều ta không thích, chúng ta có được tôn trọng hay ko, sức khoẻ và tính mạng của chúng ta có được đảm bảo hay mỗi ngày ra đường đều có cái án treo lơ lửng trên đầu với mối lo sợ về hàng trăm hàng ngàn cách chết khác nhau bởi môi trường và điều kiện sống.

Quan tâm đến vấn đề lãnh thổ và an ninh đất nước, nước ta đang sống có thể tiếp tục tồn tại hay sẽ hoàn toàn biến mất trên bản đồ để trở thành 1 tỉnh của 1 nước lớn (đầy tham vọng bá quyền) chỉ vì sự ích kỷ của những kẻ bán nước và sự hèn hạ khiếp nhược đi đôi với chấp nhận không tranh đấu của những người xung quanh, những người không muốn quan tâm.

Ta là ai?

Ta ở đâu?

Ta mang dòng máu gì?

Ta đến từ đâu?

Ta đang ở đâu?

Ta tồn tại vì cái gì?

Ta sống và chết cho điều gì?

Ta tranh đấu cho điều gì?

Ta muốn gì và mơ ước gì?

Anh bảo đó không phải việc của anh và anh không muốn quan tâm, bảo tôi đừng gửi cái gì cho anh. Anh bảo anh có muốn cũng không làm được gì, nên anh không muốn biết. Anh nói anh không thích chính trị và anh muốn sống cuộc đời phi chính trị. Anh nói anh là người đơn giản không đòi hỏi nhiều và tranh chấp nhận cuộc sống này. Anh nói anh không cần biết điều gì đang diễn ra và là 1 công dân anh muốn tin tưởng tuyệt đối vào ban lãnh đạo trên đất nước anh, rằng họ đều là những người tốt muốn đất nước trở nên khá hơn. Anh nói anh là 1 người yêu nước, yêu Tổ quốc quê hương và anh yêu cả Đảng và nhà nước. Anh nói có thể anh không biết gì hết nhưng anh không muốn biết và anh hơn tôi vì anh có lòng biết ơn, biết ơn Đảng đã nuôi dưỡng anh trở thành người như ngày hôm nay, anh không phải là kẻ phản phúc như tôi. Và anh không cần biết. không cần quan tâm.

Đây là câu trả lời của tôi: Đảng, nhà nước và Tổ quốc, quê hương là 2 khái niệm thường bị đánh đồng thành một ở những nước như VN. Trong thực tế đó là 2 khái niệm riêng rẽ tách bạch. Yêu nước không có nghĩa phải yêu chế độ. Phản đối chế độ không có nghĩa là kẻ phản động vô ơn không yêu nước. Quê hương đất nước là cái trường tồn vĩnh viễn. Chế độ là cái ngắn hạn, dù có kéo dài vài chục năm cũng chỉ là 1 thời gian ngắn so với khái niệm đất nước quê hương. Chế độ này sụp chế độ khác thay, Tổ quốc mãi mãi ở đó.

Một nhà nước được lập ra để đại diện cho nhân dân, không phải để ép buộc điều khiển nhân dân, coi nhân dân như con cái và sẵn sàng trừng trị « những đứa con hư không biết vâng lời ». Nhà nước tồn tại nhờ thuế dân đóng, nhân dân có quyền đòi hỏi cho tự do và quyền lợi. Nhân dân không phải là những con bò để nhà nước chăn dắt. Tôi sinh ra và lớn lên trong xã hội VN không có nghĩa là tôi phải làm 1 con bò chỉ biết nhai lại và vâng lời làm việc không được phản kháng và đòi hỏi. Cái lý luận « Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc » tôi đã nghe qua hàng trăm hàng ngàn lần. Tôi có thể làm gì cho Tổ quốc khi tôi không có tự do phát biểu những góp ý của tôi? Tôi có thể làm gì cho Tổ quốc khi nhà nước hoàn toàn không đếm xỉa tới bản kiến nghị phản đối 1 dự án huỷ hoại toàn bộ đất nước như dự án bauxite và vẫn tiến hành? Tôi có thể làm gì cho Tổ quốc khi tôi học rồi đi làm, cày lưng đóng thuế nuôi ban lãnh đạo ngày càng giàu có ăn sung mặc sướng, còn những người nghèo khổ ngày càng đói rách vì giá cả liên tục tăng?

Các vị bảo các vị không quan tâm, thế tôi hỏi các vị. Các vị là ai? Các vị đang sống ở đâu? Dòng máu gì đang chảy trong huyết quản các vị?

Đất nước này là của ai? Đất nước này của riêng Đảng và 15 ông trong Bộ chính trị hay của tất cả chúng ta, tất cả những người mang dòng máu Việt sống trong chính VN và ở nhiều nơi khác trên TG?

TQ đã lấy Hoàng Sa, Trường Sa của ta và đi khắp nơi trên TG ta thấy bản đồ lưỡi bò khoanh toàn bộ khu vực biển Đông với chú thích South China sea.

TQ đã lấy khu vực phía Bắc với thác Bản Dốc của ta.

Ngoài biển kia, TQ thản nhiên bắt và cướp bóc ngư dân VN ta ngay trên chính biển ta và đăng trên đài TH chính thức của TQ 1 cách khiêu khích hình ảnh ngư dân ta chắp tay lại trước hải quân TQ. Và nhân dân TQ viết trên tờ báo chính thống rằng 1 nước nhỏ như VN chúng ta lại hung hăng ỷ vào sự nhường nhịn của TQ và muốn ức hiếp, cướp đất TQ hoặc không biết ơn sự giúp đỡ của đàn anh TQ bao lâu nay.

Giữa lòng Tây Nguyên, TQ kéo dân sang tiến hành dự án bauxite huỷ hoại môi trường sống của ta và cuộc sống của nhân dân ta.

À vâng, nghe đến điều này có nhiều người sẽ không tin và đề nghị tôi đưa ra bằng chứng, cứ tìm trong những link tôi đã post bao lâu nay. Tôi chỉ hỏi, tại sao tôi đưa ra những thông tin này các bạn lại không tin và nghi ngờ đòi hỏi bằng chứng xác thực nhưng có thể tin tuyệt đối những gì đã được học trong trường lớp, trên báo chí và truyền hình chính thức của nhà nước không cần nghi vấn? Vì bạn cho rằng nhà nước không thể sai và những gì Đảng nói là chân lý?

Chúng ta là con người. Con người có suy nghĩ có lương tri. Con người không chỉ ngoan ngoãn phục tùng. Con người không chỉ tin 100% không thắc mắc.

Hãy đọc nhiều luồng thông tin khác nhau, nhiều cách nghĩ khác nhau.

Hãy so sánh và nhìn vào thực tế.

Hãy đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi người khác hoặc chính mình đặt ra.

Và rút ra kết luận, với cách nhìn của riêng mình, bằng chính óc phán xét của mình.

Ta tư duy, đấy là ta tồn tại.

Nhiều người bảo không thích chính trị và không muốn quan tâm đến chính trị. Chính trị là gì đó xa vời họ không với đến và không muốn nghĩ đến. Nhưng chính trị là nguồn gốc của mọi thứ trong xã hội. Suy ra tận cùng cái gì cũng là chính trị. Điều kiện sống của bạn, nền giáo dục bạn đang học... rút cuộc cũng thuộc về chế độ, nằm trong chính sách đường lối của chế độ. Ấy là chính trị.

Tôi sinh ra quá trễ để có thể hiểu về chiến tranh và lịch sử. 16 tuổi, tôi có quyền không nghĩ ngợi và cứ tận hưởng cuộc sống như những người 16 tuổi khác, đi học, về nhà làm bài, xem film, nghe nhạc, đọc sách, tán dóc những chuyện bình thường không thuộc chủ đề «nhạy cảm »... Nhưng tôi không thể không quan tâm vì những điều ấy đang xảy ra ngay trong chính đất nước tôi. Lãnh thổ nước tôi đang bị xâm phạm và nhân dân nước tôi đang bị đàn áp. Tôi không còn sống ở VN nhưng dù tôi có sống ở đâu, mang quốc tịch gì, tên họ gì.. dòng máu Việt vẫn đang chảy trong huyết quản tôi và tôi không thể dứt bỏ. Tôi rời VN vì tôi không thể sống dưới sự cai trị của nhà nước VN, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có thể nói tôi không còn liên hệ đến VN nữa.

Vậy tại sao các bạn, những người VN đang sống ngay trong chính VN có thể vô tình nói các bạn không quan tâm đến an ninh, lãnh thổ đất nước, không quan tâm đến tình hình chính trị, xã hội của đất nước bằng cách nguỵ biện các bạn còn trẻ hoặc bận rộn và đó là việc người lớn hoặc việc lớn lao to tát nhà nước lo không cần các bạn để ý đến?

Vâng, các bạn bảo không quan tâm nhưng đến khi thấy tôi viết vài dòng trái ý, các bạn bắt đầu nhảy vào nói tôi thế này thế nọ và giảng giải tôi nghe giọng điệu trong sgk Sử và GDCD.

Mọi người đều không quan tâm.

Không ai quan tâm.

Tôi đang sống tại Na Uy. Tôi đã ghé qua Pháp, Đức, Tiệp Khắc và Ba Lan. Đã ghé qua cộng đồng người Việt, và nhận ra không hiểu vì lý do gì người Việt e sợ mọi thứ liên quan đến chính trị. Một bộ phận rất lớn sống co cụm trong cộng đồng, tự cung tự cấp, sống trên nước khác không muốn học tiếng, chỉ quanh quẩn trong cộng đồng Việt và nói với nhau bằng tiếng Việt, mua thức ăn Việt, hàng hoá Việt. Họ không quan tâm đến đất nước họ đang sống và điều duy nhất họ để ý đến là cơm áo gạo tiền, là mưu sinh để tiếp tục tồn tại. Họ tự xây cho mình bức tường và những gì diễn ra bên kia bức tường không phải việc của họ. Nhưng đồng thời họ cũng không quan tâm đến VN. Vì họ đã rời VN. Họ nghĩ họ xem VTV4 và Paris by night, thế đã đủ.

Ngay cả trong nước, những người đang sống giữa xã hội VN và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những mục ruỗng thối nát của VN và đứng trước nguy cơ bị đồng hoá (trong tình huống xấu nhất) còn không quan tâm.

Đừng lạc quan chờ đợi sự can thiệp từ bất kỳ nước nào vì không quốc gia nào sẽ nhúng tay giúp đỡ 1 dân tộc mà bản thân họ còn không quan tâm đến số phận dân tộc họ.

Đừng nguỵ biện rằng VN quá nhỏ nên phải nhún nhường cam chịu mất đất mất đảo trước 1 nước lớn như TQ mà hãy nhìn qua Singapore, Thái Lan, Đài Loan...

Đừng bảo rằng đất nước đang ngày càng tiến bộ và phát triển vì 1 tờ báo chính thức của nhà nước từng viết, VN mất khoảng 175 năm để đuổi kịp Singapore với điều kiện Singapore đứng yên.

Đừng bảo rằng các ông lãnh đạo đang muốn thay đổi và góp phần xây dựng xã hội khi các ông hoàn toàn lơ phắt bản kiến nghị phản đối dự án bauxite, vẫn chấp bút ký đồng ý tiến hành, và có thể sang Cuba để nói những lời sáo rỗng về việc thay nhau canh giữ hoà bình thế giới nhưng đình chỉ 1 tờ báo vì «tội » khẳng định chú quyền của VN đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cấm nhân dân biểu tình chống đối TQ, không cho nhân dân nhắc đến với lý do đó là vấn đề « nhạy cảm » và cấm cả việc nhắc đến Hoàng Sa, Trường Sa trên game online.

Đừng tìm kiếm lý do biện minh để trả lời cho xong các câu hỏi của những người như tôi, thay vào đó hãy tìm kiếm giải pháp và đứng lên cho quyền sống, cho tự do và được tôn trọng.

Đừng cam chịu, hãy đấu tranh.

Đừng ngoan ngoãn vâng lời và tin tưởng tuyệt đối không thắc mắc, hãy đọc qua nhiều cách nghĩ khác nhau để so sánh đối chiếu với thực tế và rút ra kết luận của riêng mình. Hãy nghĩ đến việc có rất nhiều người đang đấu tranh dân chủ có nguồn gốc từ trong chính gia đình cộng sản. Hãy nghĩ vì sao họ thay đổi. Hãy nghĩ vì sao rất nhiều người đã rời khỏi nước, trong suốt 34 năm, bằng rất nhiều cách khác nhau... Hãy nghĩ vì sao 1 chế độ ưu việt và hoàn hảo lại sụp đổ ở hàng loạt các nước, chỉ còn tồn tại 4 nước TQ, VN, Cuba, Bắc Hàn. Hãy nghĩ xem chế độ này có đi theo đúng mô hình chủ nghĩa xã hội lý tưởng các bạn đã được học không hay chỉ là nền k/tế tư bản công nghiệp hoá hiện đại hoá khuyến khích ngta làm giàu.

Tại các nước Đông Âu, họ không thể chịu đựng sự kìm kẹp thiếu tự do, họ đã đứng dậy đấu tranh và quyết định số phận cho dân tộc họ. Nhìn cách họ tưởng niệm ngày bức tường Berlin sụp đổ 1 cách rất trân trọng và xúc động, tôi tự hỏi điều gì đã giết chết khao khát tự do và mong muốn 1 cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân VN. Hay cuối cùng 1 nỗi sợ vô hình khiến họ chỉ có thể làm được 1 điều là bỏ đi nước ngoài và không nghĩ đến nữa?

Chúng ta luôn nói với nhau 1 cách tự hào về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh bền bỉ bất khuất, nhưng cuối cùng những gì tôi thấy là những con người vô cảm không quan tâm và nói tôi không cần quan tâm vì VN chẳng cần những người như tôi. (Thế VN cần gì? Cần những con người sống vô tình và phi chính trị? Cần những người ưng rao giảng lý lẽ trong sgk và tìm kiếm lý do nguỵ biện?)

Ội những con cừu non ngây thơ trong sáng.

Ôi những con bò cam chịu tuân lời và nhai lại.

Ôi những chiếc máy casette tua đi tua lại 1 cuộn băng.

Ôi những con rối vô tri để người đời giật dây.

Ôi những con vẹt đua nhau lặp lại những gì được dạy 1 cách sáo rỗng.

À vâng, là đồng loại chúng ta đều là những con chó khốn nạn. Nhưng tôi là 1 con chó khốn nạn thà chết chứ không muốn đeo rọ mõm.

Joyce Anne Nguyen

1g31ph sáng ngày 18/11/2009 tại Warsaw, Ba Lan.

http://danluan.org/node/3332

Sunday, April 25, 2010

Bài viết của ký giả Frank Ching trên Tạp chí Kinh tế Viễn Ðông đề cập đến Công Hàm Bán Nước

Vấn đề Tranh chấp Chủ quyền trên Quần đảo Hoàng Sa
Saigon - Hanoi - Paracels
Islands Dispute – 1974

Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)

1) Tái thẩm định miền Nam Việt Nam

Chỉ có một số ít các chính phủ sẵn sàng thú nhận rằng họ đã phạm phải sai lầm, ngay cả khi những chính sách của họ cho thấy điều đó một cách rất rõ ràng. Lấy thí dụ như Việt Nam chẳng hạn

Khi nước CHXHCN Việt Nam đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội trên tất cả mọi mặt, ngoại trừ cái tên, thì họ vẫn ngần ngại không muốn thú nhận điều này. Chính sách kinh tế thị trường mà họ đang theo đuổi, dù sao, đã nói lên điều ngược lại.

Trong những năm chiến tranh, những trận đánh chống lại quân đội Mỹ và quân đội miền Nam Việt Nam, đã được chiến đấu dưới danh nghĩa của chủ nghĩa xã hội và nhận được sự ủng hộ của toàn thể thế giới cộng sản, đặc biệt là từ Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa.

Những trận đánh này đã đòi hỏi một sự hy sinh nặng nề về xương máu và tài nguyên của đất nước, là một cái giá mà người Việt Nam vẫn tiếp tục phải trả cho đến ngày hôm nay khi nhà nước CSVN đang cố gắng, một cách rất muộn màng, đặt việc phát triển kinh tế lên trên ý thức hệ chính trị. Cái ý thức hệ đó trong quá khứ đã buộc Hà Nội phải lựa chọn những chính sách mà khi nhìn lại thì không có vẻ gì là khôn ngoan cả. Và việc bóp méo ý thức hệ này đã gây cho họ nhiều thứ rắc rối khác hơn là chỉ đưa họ vào tình trạng khó xử với các đồng chí cộng sản đàn anh của họ ở Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh. Ðôi khi nó cũng làm mờ mắt họ về những lập trường đứng đắn được khẳng định bởi kẻ thù của họ là chính phủ Sài Gòn .

Trong những ngày đó, chế độ Hà Nội rất hăng hái trong việc lên án chính quyền miền Nam, cho họ là những con rối của Mỹ, là những kẻ đã bán đứng quyền lợi của nhân dân Việt Nam. Ngay cả lúc đó, một điều rõ ràng là những lời cáo buộc này đã không có căn cứ. Bây giờ, 20 năm sau, cũng lại một điều rõ ràng là đã có những lúc mà chính quyền Sài Gòn đã thật sự đứng lên cho quyền lợi của dân tộc Việt Nam, một cách vô cùng mạnh mẽ, hơn xa cả cái chính quyền tại Hà Nội.

Một trường hợp để chứng minh cụ thể là vụ tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa trên biển Nam Trung Hoa. Quần đảo Hoàng Sa, giống như quần đảo Trường Sa ở xa hơn về phía Nam, được tuyên bố chủ quyền bởi cả hai Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng khi chế độ Hà Nội vẫn đang nhận viện trợ từ Bắc Kinh, thì họ im hơi lặng tiếng trong việc tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Quần đảo này đã bị chiếm đoạt bởi Trung Quốc sau một vụ đụng độ quân sự vào tháng Giêng năm 1974, lúc quân Trung Quốc đánh bại những người tự bảo vệ từ miền Nam Việt Nam. Từ đó, quần đảo này đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, có một sự bất đồng nhanh chóng giữa Bắc Kinh và Hà Nội, và chính quyền Hà Nội - vừa mới thống nhất với miền Nam - lại tái tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa. Mặc dù đã có những cuộc đàm phán cao cấp giữa hai nước, nhưng vụ tranh chấp này vẫn chưa được giải quyết. Các chuyên gia của hai nước có hy vọng là sẽ gặp gỡ sớm sủa hơn để bàn thảo về những vấn đề chuyên môn, nhưng không chắc chắn là sẽ có một quyết định toàn bộ . Thật ra, một viên chức cao cấp của Việt Nam đã thú nhận rằng vấn đề sẽ được giải quyết bởi các thế hệ tương lai.

Dù không muốn phán đoán về những giá trị của lời tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào, một điều rõ ràng là cương vị của phía Việt Nam đã bị yếu thế hơn vì sự im hơi lặng tiếng của Hà Nội khi quân đội Trung Quốc chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa. Sự thiếu sót của Hà Nội để phản đối trước hành động quân sự của nước ngoài bây giờ được dùng để quật ngược lại Việt Nam mỗi khi đề tài trên được nêu ra.

Giới thẩm quyền Việt Nam ngày hôm nay giải thích sự im lặng của họ vào thời điểm đó bằng cách nói rằng họ đã phải dựa vào viện trợ của Trung Quốc trong cuộc chiến chống Mỹ, vốn là kẻ thù chính yếu của họ lúc đó. Vậy thì một điều chắc chắn là, khi chiến tranh càng được chấm dứt sớm hơn thì quan hệ hữu nghị giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng như vậy .

Cộng thêm vào đó là những điều bị bóp méo mới toanh mà Hà Nội phải dùng đến để tăng thêm giá trị cho lời tuyên bố về chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa. Bởi vì sự im lặng đồng ý ngầm trong quá khứ mà Hà Nội bó buộc phải tránh không dám dùng những lời tuyên bố chính thức của họ từ thập niên 1950 đến thập niên 1970, mà phải dùng những bản tuyên bố của chế độ Sài Gòn - tức là công nhận tính hợp pháp của của chính phủ miền Nam. Một cách rất sớm sủa, như vào năm 1956, chính phủ Sài Gòn đã công bố một thông cáo chính thức xác nhận chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Chế độ Sài Gòn cũng công bố một nghị định để bổ nhiệm nhân sự hành chánh cho quần đảo Hoàng Sa. Cho đến khi họ bị thất bại bởi lực lượng quân sự Trung Quốc vào năm 1974 (chỉ vài tháng trước khi miền Nam Việt Nam bị sụp đổ trước sự tấn công của cộng sản từ miền Bắc), thì chính phủ Sài Gòn vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền của mình trên quần đảo Hoàng Sa.

Trong vài năm vừa qua, nước Nam Dương (Indonesia) đã bảo trợ cho các buổi hội thảo với tính cách phi chính phủ về vùng biển Nam Trung Hoa. Tại các buổi hội thảo lúc có lúc không này, phía Việt Nam một lần nữa lại thấy bối rối khi được yêu cầu giải thích về sự im lặng của họ hồi đó, khi Trung Quốc nắm giữ cái mà Việt Nam bây giờ tuyên bố là một phần của lãnh thổ họ. “Trong thời gian này”, họ nói, “có những tình trạng rắc rối về chính trị và xã hội tại Việt Nam, cũng như trên thế giới, mà phía Trung Quốc đã lợi dụng, theo từng bước một, để dùng biện pháp quân sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa. Và Trung Quốc đã thu gọn toàn bộ Hoàng Sa vào năm 1974.”

Với lợi thế của hai thập niên về lịch sử, bây giờ có thể thẩm định được những hành động của chính quyền miền Nam với một nhãn quan công minh hơn. Trong cái phúc lợi của việc hàn gắn vết thương chiến tranh, nếu không phải vì những chuyện khác, có lẽ điều khôn ngoan cho Hà Nội là nên xem xét lại quá khứ và trả lại cho Cesar những gì thuộc về Cesar. Và sự chống đỡ mãnh liệt của chính quyền Sài Gòn để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, đúng vào cái lúc mà chế độ Hà Nội đang bận rộn ve vuốt để nhận đặc ân từ Trung Quốc, là một hành động xuất sắc nên được công nhận.

Hồ Chí Minh đã có một lần được hỏi rằng ông ta ủng hộ Liên Sô hay ủng hộ Trung Quốc Ông ta đã trả lời rằng ông ta ủng hộ Việt Nam. Bây giờ là lúc để chế độ Hà Nội nhìn nhận rằng đã có lúc khi mà chính quyền Sài Gòn đã ủng hộ cho Việt Nam nhiều hơn là chính quyền của miền Bắc.

2) Ðằng sau những tuyên bố về chủ quyền trên hai quần đảo

Những gì đã xảy ra sau khi Hồ Chí Minh được quân đội của Mao Trạch Ðông và các đồng chí giúp nắm giữ quyền lực tại miền Bắc Việt Nam.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên “quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” dựa trên các tài liệu xưa cũ và đặc biệt là tập bút ký “Phủ Biên Tập Lục” của Lê Quý Ðôn. Việt Nam gọi hai quần đảo này là Hoàng Sa (Paracels) và Trường Sa (Spratlys); Trung Quốc gọi là Tây Sa (Xisha) và Nam Sa (Nansha). Người Việt Nam đã đụng độ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa vào ngày 19/1/1974 với kết qủa là một tàu lớn của Hải quân miền Nam cũ bị đắm và 40 thuỷ thủ bị bắt. Vào tháng 3/1988 nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa lại đến và đánh chìm 3 tàu của Việt Nam, 72 thuỷ thủ bị thiệt mạng và 9 bị bắt. Vào ngày 25/2/1992, nước Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Lý do chính để Trung Quốc làm như thế đã được biết đến trước đây như một phần của kế hoạch gọi là “Không gian sinh tồn”, bởi vì tài nguyên thiên nhiên của hai vùng Mãn Châu và Tân Cương sẽ bị cạn kiệt sớm. Ðể làm điều này, Trung Quốc bắt đầu bằng phần dễ nhất – là cái mà cộng sản Việt Nam đã hứa trước đây. Có nghĩa là Trung Quốc căn cứ vào một sự thương lượng bí mật trong qúa khứ. Trong một bản tin của hãng thông tấn Reuters ngày 30/12/1993, thì cộng sản Việt Nam đã bác bỏ sự thương lượng bí mật này nhưng không đưa ra bất cứ lời giải thích nào. Lê Ðức Anh đi thăm Trung Quốc và làm chậm trễ vụ tranh chấp này đến 50 năm. Có phải là Trung Quốc có thái độ vì sự vô ơn và những hứa hẹn trong quá khứ của Lê Ðức Anh?

3) Cộng Sản Việt Nam bán Quần Đảo Hoàng sa và Trường sa, nhưng bây giờ muốn nói không.

Theo tài liệu "Chủ quyền tuyệt đối của Trung Quốc trên quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa" của Bộ Ngoại giao Trung Quốc (Beijing Review, 18/2/1980), thì Hà Nội đã "dàn xếp" vấn đề này trong quá khứ. Đại khái họ đã bảo rằng:

- Hồi tháng 6 năm 1956, hai năm sau ngày chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã được tái lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Bắc Việt Ung Văn Khiêm nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt, rằng "theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc".

- Ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, "bao gồm ... Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa ...". Mười ngày sau đó, Phạm Văn Đồng đã ghi rõ trong bản công hàm gởi cho Chu An Lai, rằng "Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa về vấn đề lãnh hải".

Ðây là của văn bản của nhà nước Việt Nam do Phạm Văn Ðồng ký gởi cho Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 để ủng hộ cho lời tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc như theo sau:

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố , ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính Phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa

Thêm một điều cần ghi nhận là Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (PRC) đã chỉ đe dọa những lãnh thổ mà Việt Nam đã tuyên bố là của mình, và để yên cho các nước khác. Rõ ràng là ông Hồ Chí Minh qua Phạm Văn Đồng, đã tặng cho Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa "một cái bánh bao lớn" bởi vì lúc đó ông Hồ Chí Minh đang chuẩn bị cho công cuộc xâm lăng miền Nam Việt Nam. Ông Hồ cần sự viện trợ khổng lồ và đã nhắm mắt để nhận tất cả những điều kiện của Bắc Kinh. Đối với ông ta, việc bán "trên giấy tờ" hai quần đảo lúc đó vẫn thuộc về miền Nam Việt Nam là một điều dễ dàng.

Vì sự việc này mà Cộng sản Việt Nam đã chờ một buổi họp của các quốc gia khối ASEAN tại Manila, để dùng cơ hội này như một cái phao an toàn và ký ngay một văn kiện đòi hỏi những quốc gia này giúp Việt Nam giải quyết vấn đề "một cách công bình"

Về phía Trung Quốc, sau khi đã lấy được những đảo của Cộng sản Việt Nam, họ đã tỏ thái độ ôn hòa đối với Mã Lai Á và Phi Luật Tân, và bảo rằng Trung Quốc sẵn sàng thương lượng các khu vực tài nguyên với các quốc gia này, và gạt Việt Nam qua một bên. Trung Quốc đã nói họ sẽ không tán thành bất cứ quốc gia nào can thiệp vào vấn đề giữa họ và Cộng sản Việt Nam.

Sau đó, Phạm Văn Đồng đã chối bỏ việc làm sai lầm của ông ta trong quá khứ, trong một ấn bản của Tạp chí Kinh tế Viễn Đông ngày 16/3/1979. Đại khái, ông ấy nói lý do mà ông ấy đã làm bởi vì lúc đó là "thời kỳ chiến tranh". Đây là một đoạn văn trích từ bài báo này ở trang số 11:

Theo ông Li (Phó Thủ tướng Trung quốc Li Xiannian), Trung quốc đã sẵn sàng chia chác vùng vịnh "mỗi bên một nửa" với Việt Nam, nhưng trên bàn thương lượng, Hà Nội đã vẽ đường kiểm soát của Việt Nam đến gần Đảo Hải Nam. Ông Li cũng đã nói rằng vào năm 1956 (hay 1958 ?), Thủ tướng Việt Nam Phạm văn Đồng đã ủng hộ một bản tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên Quần Đảo Trường Sa Và Hoàng Sa, nhưng từ cuối năm 1975, Việt Nam đã kiểm soát một phần của nhóm đảo Trường Sa - nhóm đảo Hoàng Sa thì đã nằm dưới sự kiểm soát bởi Trung Quốc. Năm 1977, theo lời tường thuật thì ông Đồng đã biện hộ cho lập trường của ông ấy hồi năm 1956: "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy".

Vì hăng hái muốn tạo ra một cuộc chiến thê thảm cho cả hai miền Nam Bắc, và góp phần vào phong trào quốc tế cộng sản, ông Hồ Chí Minh đã hứa, mà không có sự tự trọng, một phần đất "tương lai" để cho Trung Quốc nắm lấy, mà không biết chắc chắn là có thể nào sẽ nuốt được miền Nam Việt Nam hay không.

Như ông Đồng đã nói, "Lúc đó là thời kỳ chiến tranh và tôi đã phải nói như vậy". Vậy thì ai đã tạo ra cuộc chiến Việt Nam và sẵn sàng làm tất cả mọi sự có thể làm được để chiếm miền Nam, ngay cả việc bán đất ? Bán đất trong thời chiến và khi cuộc chiến đã chấm dứt, Phạm Văn Đồng lại chối bỏ điều đó bằng cách bịa đặt ra việc đổ thừa cho chiến tranh.

4) Trong cuốn “Vấn đề tranh chấp lãnh thổ Hoa -Việt” của Pao-min-Chang thuộc tủ sách The Washington Papers, do Douglas Pike viết lời nói đầu, được Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế thuộc Ðại học Georgetown , Washington D.C. xuất bản

Ngoài cái khoảng cách về địa lý, cả hai nhóm quần đảo này nằm ngoài phía bờ biển của miền Nam Việt Nam và vẫn dưới sự quản lý hành chánh của chế độ Sài Gòn vốn không thân thiện gì. Hà Nội đơn giản là không ở trong cái tư thế để đặt vấn đề với cả Trung Quốc lẫn sức mạnh của hải quân Mỹ cùng một lúc. Do đó, vào ngày 15/6/1956, Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: “Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc” (Beijing Review 30/3/1979, trang 20 – Cũng trong báo Far East Economic Review 16/3/1979, trang 11).

Hồi tháng 9 năm 1958, khi Trung Quốc, trong bản tuyên bố của họ về việc gia tăng bề rộng của lãnh hải của họ đến 12 hải lý, đã xác định rằng quyết định đó áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của Trung Quốc, bao gồm cả Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, một lần nữa Hà Nội đã lên tiếng nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc trên 2 quần đảo đó. Ông Phạm Văn Đồng đã ghi nhận trong bản công hàm gởi cho lãnh tụ Trung Quốc Chu An Lai ngày 14/9/1958: "Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" (xem Beijing Review 19/6/1958, trang 21 -- Beijing Review 25/8/1979, trang 25 -- Sự tồn tại của bản công hàm đó và tất cả nội dung đã được xác nhận tại Việt Nam trong BBC/FE, số 6189, ngày 9/8/1979, trang số 1.)

5) Tại sao ?

Theo ông Carlyle A Thayer, tác giả bài "Sự tái điều chỉnh chiến lược của Việt Nam" trong bộ tài liệu "Trung Quốc như một Sức mạnh Vĩ đại trong vùng Á châu Thái Bình Dương" của Stuart Harris và Gary Klintworth [Melbourne: Longman Cheshire Pty Ltd., forthcoming 1994] :

Phía Việt Nam, trong khi theo đuổi quyền lợi quốc gia, đã thực hiện nhiều hành động mà theo quan điểm của Trung Quốc thì có vẻ khiêu khích cao độ. Thí dụ như, trong công cuộc đấu tranh trường kỳ dành độc lập, Việt Nam đã không biểu lộ sự chống đối công khai nào khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền của họ trên biển Nam Trung Hoa và đúng ra lại tán thành họ. Nhưng sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã đổi ngược lập trường. Năm 1975, Việt Nam đã chiếm đóng một số hải đảo trong quần đảo Trường Sa và sau đó đã tiến hành việc tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên toàn bộ biển Nam Trung Hoa.

Như Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm đã thú nhận:

"Các nhà lãnh đạo của chúng tôi đã có tuyên bố lúc trước về Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên tinh thần sau: Lúc đó, theo Hiệp định Geneve 1954 về Đông Dương, các lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 về phía nam, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền miền Nam. Hơn nữa, Việt Nam đã phải tập trung tất cả các lực lượng quân sự cho mục tiêu cao nhất để chống lại cuộc chiến tranh hung hãn của Mỹ, nhằm bảo vệ nền độc lập quốc gia. Việt Nam đã phải kêu gọi sự ủng hộ của bè bạn trên toàn thế giới. Đồng thời, tình hữu nghị Hoa-Việt rất thân cận và hai nước tin tưởng lẫn nhau. Trung Quốc đã cho Việt Nam một sự ủng hộ rất vĩ đại và giúp đỡ vô giá. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi khẩn cấp nêu trên, tuyên bố của các nhà lãnh đạo của chúng tôi [ủng hộ Trung Quốc trong việc tuyên bố chủ quyền của họ trên Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa] là cần thiết vì nó trực tiếp phục vụ cho cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập và tự do cho tổ quốc.”

Đặc biệt thêm nữa là cái tuyên bố đó để nhắm vào việc đạt yêu cầu cho những nhu cầu cấp thiết vào lúc bấy giờ để ngăn ngừa bọn tư bản Mỹ dùng những hải đảo này để tấn công chúng tôi. Nó không có dính dáng gì đến nền tảng lịch sử và pháp lý trong chủ quyền của Việt Nam về hai quần đảo Hoàng Sa Và Trường Sa" (Tuyên bố trong một buổi họp báo tại Hà Nội ngày 2/12/1992, được loan tải bởi Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 3/12/1992)

Những ghi nhận này cho thấy rằng tất cả những điều mà Trung Quốc đã tố cáo phía trên là sự thật. Những gì xảy ra ngày hôm nay mà có liên hệ đến hai quần đảo này chỉ là những hậu quả của sự dàn xếp mờ ám của hai người cộng sản anh em trong qúa khứ.

Không một ai trong cộng đồng thế giới muốn bước vào để dàn xếp sự bất đồng giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Lý do rất rõ ràng: cái công hàm ngoại giao và sự nhìn nhận của Cộng sản Việt Nam không thể nào xoá bỏ được bởi một nước nhỏ như Việt Nam, kẻ đã muốn chơi đểu để lừa dối Trung Quốc. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam không thể nào tránh được Trung Quốc trong khi họ phải bắt chước theo chính sách "đổi mới" của Trung Quốc để tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Lược dịch từ: Paracels Islands Dispute by Frank Ching (Far Eastern Economic Review, Feb. 10, 1994)