Monday, April 5, 2010

LÀM THẤT BẠI CHIẾN LƯỢC " DIỄN BIẾN HÒA BÌNH ":

PHÒNG, CHỐNG " TỰ DIỄN BIẾN " TỪ BÊN TRONG VÀ TỪ BÊN TRÊN ?

Gay rồi, nếu cứ như lập luận của tác giả bài báo này thì: đã có dấu hiện về cái sự " tự diễn biến hòa bình " từ bên trong " ( chắc là trong nội bộ Đảng ) và "từ bên trên" tức là ở các cơ quan đầu não...Thượng mà đã có dấu hiệu bất chính, thì hạ chắc sắp...

Thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng nước ta, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang đẩy mạnh nhiều hoạt động thâm độc, nhằm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gây chia rẽ, mất đoàn kết từ bên trong nội bộ Đảng và Nhà nước ta; khi thời cơ đến chúng sử dụng tổng hợp các biện pháp cả vũ trang và phi vũ trang; kết hợp “nội công, ngoại kích”, trong đánh ra, ngoài đánh vào, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chuyển hoá Việt Nam theo con đường tư bản. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, khi Đảng ta đang tiến hành các bước chuẩn bị cho Đại hội XI thì các thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” càng được chúng thực hiện ráo riết hơn.

“Tự diễn biến” là một trong những mục tiêu cơ bản và hết sức nguy hiểm, đã được chủ nghĩa đế quốc sử dụng từ nhiều thập kỷ trước để chống phá các nước xã hội chủ nghĩa. Bằng thủ đoạn chống phá tạo sự chuyển hóa từ bên trong và bên trên, chủ nghĩa đế quốc đã thành công trong việc xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và một số nước Đông Âu.

Thực tế đã cho thấy “tự diễn biến” trước hết và chủ yếu là về tư tưởng chính trị. Khi tư tưởng có vấn đề thì trong hoạt động dễ nảy sinh tiêu cực; nếu lĩnh vực tư tưởng chính trị bất ổn thì các lĩnh vực khác như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí cả quốc phòng – an ninh khó có khả năng và điều kiện phát triển lành mạnh. Một khi tư tưởng chính trị chệch hướng, thì sẽ làm cho bộ máy Đảng và Nhà nước bị chia rẽ và nguy cơ tự sụp đổ của thể chế chính trị là điều khó tránh khỏi.

Bài học từ sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu cho thấy, nếu không chủ động phòng ngừa từ trước, ngăn chặn từ xa thì cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân sẽ bị tác động, bị phân hóa, tạo ra những hiệu ứng tiêu cực về mặt tư tưởng, tâm lý và hệ quả của việc chủ quan, mất cảnh giác với những thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” là không lường hết được. Trong những năm qua, tùy từng đối tượng và phạm vi tác động mà chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch sử dụng thủ đoạn, nội dung, hình thức và phương pháp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” khác nhau, nhưng chúng luôn đặt trọng tâm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Bởi đó là nơi hoạch định ra đường hướng, chủ trương, chính sách của đất nước. Khi đường hướng không chuẩn thì sự chệch hướng của đất nước là khó tránh khỏi. Khi đường lối, chủ trương không vì cuộc sống, lợi ích của nhân dân thì niềm tin của quần chúng đối với Đảng, với Nhà nước, với chế độ sẽ bị xói mòn.

Trên thực tế, trong nội bộ các tổ chức đảng, cơ quan Nhà nước hiện nay có một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng, thiếu niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có một số cán bộ, đảng viên trước đây đã từng giữ cương vị, trọng trách trong các cơ quan đảng, chính quyền, nay có những ý kiến lệch lạc, nhìn nhận, phê phán lịch sử thiếu khách quan, toàn diện; đòi đa nguyên, đa đảng theo mô hình dân chủ phương Tây; cổ súy cho những mô hình xa rời thực tiễn Việt Nam v.v… Những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị nêu trên, cùng với những yếu kém, bất cập trong công tác quản lý xã hội và phát triển kinh tế chậm được khắc phục dẫn tới tình trạng trong nội bộ Đảng xuất hiện những ý kiến khác nhau về một số vấn đề cơ bản liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng tới sự thống nhất về tư tưởng và hành động trong cán bộ, đảng viên, công nhân, nông dân, trí thức, ảnh hưởng tới sự đồng thuận trong xã hội. Tình trạng trên nếu không được khắc phục kịp thời, triệt để sẽ tạo nên quá trình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” cả về tư tưởng và hành động, tạo ra những nguy cơ rất khó lường.

Hiện nay, với kinh nghiệm thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” làm sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới, các thế lực thù địch ráo riết thúc đẩy “tự diễn biến” đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt, các thế lực thù địch coi việc Đảng Cộng sản Việt Nam chuẩn bị Đại hội XI là thời cơ để thực hiện nhiều thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt và quyết liệt hơn về cường độ, nội dung, đối tượng, hình thức cũng như phương pháp. Mảnh đất màu mỡ nhất để chúng thực hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tình trạng tiêu cực, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy Đảng, Nhà nước chưa được đẩy lùi, ngăn chặn; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, trong các cơ quan Nhà nước và trong xã hội còn nhiều mặt bị buông lỏng; công tác nghiên cứu lý luận chưa giải đáp có căn cứ khoa học, thuyết phục những vấn đề mà thực tiễn đặt ra; một bộ phận cán bộ, đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ trì… thiếu kiên định, vững vàng, phẩm chất và năng lực hạn chế, thiếu tu dưỡng rèn luyện, chạy theo lợi ích cá nhân…

Để chống lại thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cần giữ vững và tăng cường khả năng đề kháng trong nội bộ. Xây dựng các tổ chức vững mạnh, mọi thành viên trong tổ chức có khả năng đề kháng tốt chính là cơ sở để ngăn ngừa tác động từ bên ngoài. Mọi âm mưu, thủ đoạn thúc đẩy “tự diễn biến” của các thế lực thù địch sẽ bị vô hiệu hóa, nếu nội bộ đất nước, nội bộ Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị vững mạnh. Theo đó, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Hệ thống chính trị, nhất là Đảng và Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ phải được thường xuyên chăm lo xây dựng thực sự vững mạnh. Cuộc đấu tranh chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí phải được tăng cường, kiên quyết loại bỏ những con “sâu mọt” ra khỏi bộ máy cơ quan Đảng, Nhà nước, làm trong sạch các tổ chức đảng, bộ máy chính quyền; đẩy mạnh đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, lý luận, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tuy nhiên, việc tăng sức đề kháng, chủ động ngăn chặn, phòng ngừa nếu không kết hợp chặt chẽ với chủ động tiến công làm thất bại những mưu đồ đen tối, những thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt của các thế lực thù địch thì hiệu quả đấu tranh sẽ không cao, kẻ thù sẽ có thời cơ và điều kiện để tổ chức chống phá quyết liệt hơn. Khi ấy, việc phòng ngừa, ngăn chặn có tích cực, chủ động đến đâu vẫn khó đánh bại. Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động ngăn chặn, phòng ngừa từ xa với chủ động tiến công làm thất bại âm mưu và ý đồ chống phá của các thế lực thù địch từ trong “trứng nước”, từ nơi sinh phát là phương châm đúng đắn, thể hiện rõ tư tưởng cách mạng tiến công trong chỉ đạo cuộc đấu tranh phòng, chống “Diễn biến hòa bình” của Đảng ta. Yêu cầu cơ bản khi thực hiện phương châm này là, cùng với tích cực, chủ động giữ vững ổn định bên trong, phòng ngừa, ngăn chặn các tác động tiêu cực từ phía các thế lực thù địch, cần phải tích cực, chủ động tổ chức các cuộc phản công, tiến công bằng nhiều hình thức, qui mô, lực lượng, trên nhiều lĩnh vực nhằm làm giảm sức chống phá, tiến tới đánh bại chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ được mình.

Tiến sĩ Lê Văn Bảo

( Nguồn: QĐND- http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/5/5/5/108165/Default.aspx)
http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=4588

Hồ Bất Khuất - Chuyện cầu Thăng Long - Sao trái khoáy vậy?

Nguồn: blog Hồ Bất Khuất

05.04.2010

Ở nước ta, những chuyện trái khoáy đã có rất nhiều, nhưng sự trái khoáy ở cầu Thăng Long hiện nay đang gây ra nhiều bức xúc.

Cầu Thăng Long được dự định xây dựng từ lâu (từ trước năm 1975), Trung Quốc hứa giúp chúng ta làm theo kiểu cầu Trường Giang. Họ đã bắt tay vào làm, nhưng do tình hình biến động, họ không làm nữa. Sau năm 1979, Liên Xô giúp chúng ta xây dựng cầu Thăng Long, họ khảo sát lại từ đầu và xây dựng theo thiết kế của họ.


Cầu Thăng Long

Chiều dài: 6.000m.

- Cấu tạo: là cầu giàn thép.

- Cấu trúc: Cầu đường bộ và đường sắt đi chung, gồm 2 tầng. Cầu có 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ.

- Tầng 1: có 2 làn cầu riêng biệt, rộng 3,5m (1 làn) dùng cho phương tiện thô sơ. Phần giữa tầng 1 là đường dành dành cho tầu hỏa có chiều rộng 11m.

- Tầng 2: dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21m, mặt cầu bê tông, bê tông nhựa và 2 làn dành cho người đi bộ tham quan.

Cầu Thăng Long được chính thức đưa vào sử dụng ngày 9/5/1985

Từ đó cho đến trước tháng 9 – 2009, không có sự cố đáng kể nào xẩy ra đối với cây cầu này. Tháng 9 – 2009 thấy thông báo là sẽ sửa chữa mặt cầu Thăng Long. Đầu tháng 10 – 2009, thấy có người lên gõ gõ, cạo cạo trên mặt cầu. Cây cầu dài rộng nhường ấy mà chỉ thấy mấy người ngồi lom khom, dùng thiết bị thô sơ làm việc, thấy sao mà sốt ruột! Rồi tắc đường, phải bắc cầu phao qua sông…


Sửa mặt cầu Thăng Long

Hỏi là tại sao đang yên, đang lành, cầu vẫn đi tốt mà lại bóc, cạo lên để vừa tốn công sức, vừa tắc đường? Được trả lời là sửa chữa để chống thấm, chống ăn mòn.

Nói vậy thì biết vậy. Tìm hiểu thêm thì được biết: Cầu Thăng Long được đầu tư 97 tỷ đồng để bóc toàn bộ lớp phủ mặt cầu cũ, làm mới lớp phủ mặt cầu rộng 16,5 mét, dài gần 1,7 km bằng công nghệ bê tông nhựa SMA của Anh Quốc. Khi thi công cũng có chuyên gia người Anh giám sát.

Nhưng chỉ sau 2 tháng sau khi thông xe, cây cầu huyết mạch nối trung tâm Hà Nội với sân bay Nội Bài đã xuất hiện nhiều vết nứt với độ mở rộng khoảng 3-5cm, độ dài trung bình 2-4m cho mỗi vết nứt. Nứt thì vá, có gì đâu!? Nhưng vá xong lại nứt!


Vết nứt

Làm sao bây giờ? Các bên đổ lỗi cho nhau. Không bên nào chịu nhận. Chuyên gia Anh và Singapre thì bảo “Vết nứt trên cầu Thăng Long là chưa từng có trên thế giới!”.

Việc bóc đi, tráng lại mặt cầu Thăng Long có số vốn đầu tư gần 100 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, hay nói cách khác là từ tiền thuế đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng công trình phục vụ lợi ích công cộng. Bỏ ra gần một trăm tỷ đồng, chịu sự lộn xộn về gia thông trong gần 3 tháng, để nhận mặt cầu đầy các vết nứt nguy hiểm. Ai lại không xót?

Trước những tranh cãi của nhà thầu và tư vấn giám sát về nguyên nhân nứt vỡ mặt cầu Thăng Long, sáng 26/3 Bộ trưởng Giao thông Hồ Nghĩa Dũng cho biết, đã mời chuyên gia chuyển giao công nghệ Trung Quốc sang kiểm tra và xác định nguyên nhân.

Qua những diễn biến này, tôi thấy có quá nhiều cái trái khoáy!

- Cầu do người Nga giúp ta xây dựng, sao khi sửa chữa không tham khảo ý kiến của họ, dùng công nghệ của họ?

- Bây giờ xác định nguyên nhân các vết nứt, lại mời chuyên gia Trung Quốc, sao không mời chuyên gia Nga?

Dẫu nhiều người Việt Nam không có cảm tình với công nghệ của người Nga. Song, phải công nhận rằng, cho đến thời điểm này, cầu Thăng Long vẫn là cây cầu hoành tráng ở nước ta, hình như đang là cây cầu 2 tầng duy nhất. Từ khi đưa vào sử dụng đến nay, không có vấn đề gì lớn (khác với cầu Chương Dương do ta thiết kế và xây dựng cùng thời điểm, đang đặt ra rất nhiều vấn đề). Có được điều này là do người Nga thiên về “ăn chắc, mặc bền” trong xây dựng.

Bây giờ tự nhiên chúng ta cạo mặt đường của cầu, trải lớp mới bằng công nghệ của người Anh, gây nên những sự cố lại mời người Trung Quốc đến tìm nguyên nhân. Sao có thể suy nghĩ và hành động trái khoáy đến vậy?


CÔNG AN HÀ NỘI VÔ CỚ ĐÁNH ĐẬP SINH VIÊN

Vào hồi 14g30 ngày 5/4/2010, Công An hà Nội bắt và đánh người không có lý do. Mời quý vị nghe sinh viên Mat-thi-a Vũ Hồng Quang kể về việc công an Hà Nội bắt và đánh em trong khi em đi cắt tóc.


** Nghe tại đây - http://dcctvn.net/zzweb/player-home.htm?9974quang.mp3


Một nhóm gồm 6 người, mặc thường phục, đến bắt và đánh Quang, rồi đưa Quang lên trụ sở phường công an Nam Đồng- Quận Đống Đa. Sau đó 3 người xưng là công an thành phố Hà Nội đến trụ sở công an phường Nam Đồng áp giải Quang lên xe taxi đưa về trụ sở công an quận Hà Đông thành phố Hà Nội. Đây là lần thứ hai sinh viên Quang đã bị công an Hà Nội bắt và đánh đập.

Sau đó, 21g30 thì họ tha cho Quang về mà không có lý do, rồi hẹn 8g ngày mai 6/4 lên trụ sở công an quận Hà Đông thành phố Hà Nội để làm việc.


Nguồn: http://dcctvn.net/zzweb/99656quang.html

http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1427/1427

Duyên Anh . Dưới chế độ cộng sản, sống đã nhục nhã mà chết càng nhục nhằn


Dưới chế độ cộng sản, sống đã nhục nhã mà chết càng nhục nhằn
Duyên Anh

Sống nhục nhã như thế nào thì người dân ai ai cũng thấy rõ ràng, mười mươi. Ra đường, đối mặt với cuộc sống, để tồn tại phải chụp giựt, gian dối, lường gạt, mánh mung, tâng bốc, nịnh bợ... Sự nhục nhã nó hiển hiện khắp nơi. Rất dễ nhận diện. Cứ nhìn vào khẩu hiệu trơ trẽn "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ" thường được rêu rao bởi các báo, đài của Đảng là thấy ngay nỗi chua xót, nhục nhã vô tận cho thân phận, con người Việt Nam trong suốt những năm tháng sống dưới ngọn cờ quang vinh của Bác, Đảng! Người dân Việt Nam - chủ nhân - phải thực hiện phương châm "Câm, Đui, Điếc" để được tồn tại trên quê hương yêu dấu, khốn khổ. Còn gì tệ hại, cay đắng, khốn nạn nào hơn!

Nhà thơ Chế Lan Viên, diễn tả thật sâu sắc và đầy cay đắng về cuộc sống nhục nhã của con người bị chi phối bởi Đảng và Nhà nước CSVN.

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
cầm lên nhấm nháp
chả là nếu anh từ chối
chúng sẽ bảo anh phá rối
đêm vui !


Ngược với "sống nhục nhã", khái niệm"chết nhục nhằn" trừu tượng quá, mơ hồ quá nên người dân khó cảm nhận được. Đảng phải “ra chỉ thị” để nhân dân nắm vững sự chết nhục nhằn. Nghĩa trang được đào xới, vất bỏ để biến thành các công viên chuyên tụ tập những ma cô, đĩ điếm.

Cái chết của bà Nồng Thị Xuân (Nông thị Xuân hoặc Lê Thị Xuân), "phu nhân" của ông Hồ Chí Minh - chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, chủ tịch Đảng cộng sản Việt Nam - quả là cái chết vô cùng nhục nhằn. Chồng chết được bỏ vào lăng tẩm, tiêu tốn của nhân dân hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Vợ chết lặng câm, xác thối rữa nơi nao, mồ chôn nơi nào không ai được biết. Người thân không dám đề cập, không dám phân ưu về cái chết của mình.

Cách chết và kiểu chết của bà Xuân cũng thật lạ lùng, khó hiểu: "xương đỉnh đầu bị rạn nức. Mổ sọ não không còn óc, mà chỉ còn nước nhờn chảy tuôn ra. Bác sĩ tuyên bố đây có thể bị chùm chăn lên đầu rồi dùng búa đánh vào giữa đầu. Ðây là phương pháp giết người của bọn lưu manh chuyên nghiệp của nhiều nước đã sử dụng." Đỉnh cao trí tuệ giấu nhẹm mọi chi tiết về cái chết của "bà chủ tịch". Chết nhục nhằn quá "bà chủ tịch" ơi!

Xã hội cộng sản "đẻ" ra nhiều kiểu chết, cách chết nhục nhằn. Chết rồi mà gia đình còn bị hạch sách, các vòng hoa điếu bị sửa lời, bị dẹp bỏ và trước khi được chôn, xác chết còn phải nghe những lời răn đe, khiển trách của Đảng và Nhà nước! Thế thì chết nhục nhằn thật! Nhưng nếu xác chết đó là của ông Trần Độ, cố trung tướng quân đội cộng sản Việt Nam, cố phó chủ tịch quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì nỗi nhục nhằn phải được nhân lên gấp năm gấp mười lần.

Thật là:

Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản! (1)

Chúng tôi xin đăng các bài viết về tang lễ ông Trần Độ để mọi người có thể định nghĩa rõ hơn sự "Chết nhục nhằn" trên "mảnh đất nghìn năm thù hận“ này (2)!

(1)Thơ Nguyễn Chí Thiện
(2) Duyên Anh

  • Phỏng vấn các nhà đối kháng ngay tại tang lễ cựu tướng Trần Độ - Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam Lên Đường
  • Tiếng Vỗ Tay Trong Một Ðám Tang - Hoàng Tiến
  • Họ sợ Trần Ðộ sống - Họ sợ Trần Ðộ cả khi Người đã chết - Nguyễn Thanh Giang

  • http://nguoithathoc1959.multiply.com/journal/item/14719/14719
    http://www.hungviet.org/cnn.html

    Vietnam rejects Google hacking accusation

    HANOI (AFP) – Vietnam has rejected accusations by Internet giant Google that Vietnamese computer users have been spied on and political blogs hacked into.

    The US-based firm last week said infected machines had been used both to spy on their owners as well as to attack blogs containing messages of political dissent.

    "These are groundless opinions," Nguyen Phuong Nga, spokeswoman for the Ministry of Foreign Affairs, told AFP.

    Vietnam has "specific regulations against computer viruses, harmful software and for ensuring information security and secrecy," she said in comments received over the weekend.

    Google said the malicious software infected computers of users who downloaded Vietnamese language software, and possibly other legitimate software, that was altered to infect the machines.

    Leading Internet security firm McAfee said perpetrators of the Vietnamese attacks "may have political motivations and may have some allegiance to the government of the Socialist Republic of Vietnam".

    Google announced last month it was redirecting mainland Chinese users to an uncensored site in Hong Kong, making good on an earlier pledge not to go along with the Communist Party government's censorship rules.

    Its decision to defy Beijing was based on what it called concerns over censorship and cyberattacks it said originated from China.

    Analysts, rights groups and diplomats say the human rights situation in Vietnam has been worsening.

    The country's restrictions on news media and Internet sites such as Facebook threatened Vietnam's rapid economic progress, Western donors said in December.

    http://news.yahoo.com/s/afp/20100405/tc_afp/vietnammediainternetrightsgooglemcafee


    CỰU BÍ THƯ TỈNH ỦY ĐỒNG THÁP MÀ CÒN BỊ ĐÀN EM CƯỚP MẤT ĐẤT ?

    Còn dân nếu bị cướp thì chắc đành ráng chịu ?

    TP - Căn nhà cấp bốn, lợp tôn, giữa vườn cây trái trên đất hương hỏa ở xã Vĩnh Thạnh (Lấp Vò, Đồng Tháp) yên tĩnh, trong lành, ông Lê Minh Châu nghỉ hưu đã 9 năm nhưng chưa được mấy ngày thanh thản.

    Không phải vì cuộc đời theo cách mạng từ lúc 16 tuổi nhiều gian truân, hay vì 16 vết thương từ thuở chiến tranh khiến trong người ông còn mảnh đạn, mà vì tình đồng đội, đồng chí của ông nhiều ngang trái.

    Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Châu: “Nghỉ hưu rồi chẳng ai nghe hết trơn”


    Lý lịch mảnh đất mau mắn bị thu, bán, chuyển tiền sang Mỹ

    Ông Châu nhận sổ hưu ngày 28-8-2001. Ngày 11-6-2002, UBND TX Sa Đéc (Đồng Tháp) ra quyết định thu hồi hơn 1.406 m2 đất đã có sổ đỏ của gia đình ông, ở ấp Tân An, xã Tân Quy Tây.

    Thuở nhỏ, ông đi học phổ thông phải lên vùng đất đó. Đang học dở lớp 8, ông cùng mấy người bạn bỏ học, đi theo cách mạng. Đánh giặc khắp nơi, làm nhiều việc, năm 1995, khi ông đang làm Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đồng đội cũ bảo ông, nghỉ hưu về thị xã sống.

    Dịp ấy, hợp tác xã nuôi cá làm ăn thua lỗ, UBND TX Sa Đéc phải bán khu ao hồ đầy cỏ dại ở ấp Tân An để lấy tiền trả nợ. Việc bán công khai, vợ ông Châu vay tiền ngân hàng mua 5.000m2, giá cả bằng mức như nhiều người khác mua trả tiền sòng phẳng.

    Ông cho con trai đứng tên sổ đỏ, cấp ngày 27-9-1995. Năm 1999, ông Châu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Thời gian này, vợ con ông đổ nhiều công sức, tiền của, san lấp khu đất để trồng rau màu. Nghỉ hưu, ông về căn nhà cấp bốn trên đất hương hỏa ở Lấp Vò, dự tính ít năm sẽ làm căn nhà nhỏ trên đám đất đã mua và chuyển lên đó ở.

    Ông nhận được quyết định “thu hồi đất” mà người ký là một cán bộ cấp dưới từng giúp ông mua đám đất. “Thật ra, cán bộ TX Sa Đéc không xấu với tôi. Nguyên do nằm ở trên tỉnh”, ông khẽ khàng nói.

    Sự việc có liên quan đến chuyện của bác sỹ Nguyễn Ngọc Bách, ở phường 1 (TX Sa Đéc). Vị bác sỹ này có vợ định cư ở nước ngoài trước năm 1975, ông ở lại trong nước đã đơn phương đến tòa án thị xã làm thủ tục ly dị.

    Khi ly dị, vị bác sỹ khẳng định giữa hai vợ chồng không có tài sản chung. Nhưng sau khi đã làm thủ tục ly dị vợ, ông ta làm đơn đòi đất “của vợ chồng” ông ta. Rõ ràng, về mặt pháp lý và thực tế hôn nhân, việc đòi đất này không thể chấp nhận. UBND TX Sa Đéc hai lần bác đơn của ông Bách.

    Ông Bách khiếu nại, lúc đầu chỉ vị trí mảnh đất “của vợ chồng ông” không rõ ràng, về sau chẳng biết ai giúp đỡ, ông ta cho rằng mảnh đất ấy nằm trong đám đất UBND TX Sa Đéc đã bán cho ông Châu.

    Ngày 3-5-2002, UBND tỉnh Đồng Tháp có công văn chỉ đạo UBND TX Sa Đéc phải “thu hồi một phần đất” của ông Lê Minh Châu để cấp cho ông Bách. Quyết định của UBND TX Sa Đéc ghi rõ lý do “để giải quyết đơn khiếu nại tranh chấp đất giữa ông Nguyễn Ngọc Bách với UBND TX Sa Đéc”.

    Quả là khó tưởng tượng trong quan hệ dân sự, một người tự tiện lấy đất đã bán cho người khác, để giải quyết món nợ nào đó (có thể có) với một người khác nữa. Thế nhưng, quyết định hành chính ở Đồng Tháp lại làm được điều đó! Ông Bách mau mắn có sổ đỏ, mau mắn bán mảnh đất 1.406,46m2 vừa lấy được với giá 800 triệu đồng và mau mắn ra định cư ở nước ngoài, tất cả diễn ra gọn gàng trong năm 2002.

    Ông Bí thư Tỉnh ủy vừa nghỉ hưu Lê Minh Châu chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì đất đã mất rồi. Vợ ông khiếu nại đòi quyền lợi hợp pháp, cuối năm 2003, UBND TX Sa Đéc có công văn thông báo bồi thường cho gia đình ông 63.757.084 đồng, cho rằng “đã xem xét tình lý” và nếu không nhận “sẽ lập thủ tục gửi tiền vào ngân hàng theo quy định”. Còn chi phí san lấp, công văn của UBND TX Sa Đéc bảo gia đình ông “kiện ra tòa án” để đòi với ông Bách đã ở bên Mỹ.

    Đám đất làm gia đình ông Lê Minh Châu chưa được yên. Ảnh: Sáu Nghệ

    Ở đâu cũng hứa

    Khi mới bị mất đất, ông Châu để vợ con đứng đơn khiếu nại, ông ngại xuất hiện bởi thấy có điều gì đó khó coi, khó nghĩ. Không chỉ khó cho riêng ông, mà khó cho cả những cán bộ đương chức.

    Mới hồi nào, ông chủ trì nhiều cuộc họp lớn nhỏ, mỗi lời nói ra như là chân lý được cả đội ngũ cán bộ của tỉnh nghe theo, bây giờ ông phải đi trình bày, năn nỉ. Nhưng việc khiếu nại mãi không có kết quả, buộc ông phải xuất hiện. Tất cả cán bộ đương chức ông gặp đều khẳng định, việc tỉnh, huyện lấy đất của gia đình ông là sai, phải sửa.

    Sau nhiều công văn của Thanh tra Chính phủ và Văn phòng Chính phủ, ngày 3-9-2008, vợ chồng ông Châu được Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân mời đến Văn phòng UBND tỉnh dự một cuộc họp có đại diện nhiều cơ quan chức năng dự cùng. Mục đích cuộc họp “xem xét giải quyết hợp tình, hợp lý, để kết thúc khiếu nại”.

    Tại cuộc họp, vợ chồng ông đưa ra ba phương án: Đổi đất hoặc nền nhà có giá trị tương ứng; nếu không có đất để đổi thì bồi thường theo giá bằng khoảng 50% giá đất tỉnh quy định; nơi đó mỗi mét vuông đất theo quy định giá là 3,5 triệu đồng, gia đình ông chỉ lấy 1,8 triệu đồng.

    Chủ tịch UBND tỉnh Trương Ngọc Hân kết luận: Số tiền san lấp mặt bằng 58 triệu đồng, trước đây UBND TX Sa Đéc hướng dẫn gia đình ông kiện ra tòa đòi ông Bách, nay để UBND tỉnh giải quyết. Về bồi thường bằng tiền, ngân sách không có mà chỉ có thể đổi đất; tuy nhiên yêu cầu gia đình ông Châu có đơn “để báo cáo Thường trực Tỉnh ủy xin ý kiến giải quyết, sẽ trả lời sau”.

    Gia đình ông Châu làm đơn theo gợi ý và tiếp tục nhận được sự im lặng cho đến nay. Ông ngậm ngùi “nghỉ hưu rồi chẳng ai nghe hết trơn”. Ông nói, ông buồn nhất là thấy trong việc này, chính quyền làm sai rõ ràng nhưng không kiên quyết sửa sai theo luật, ở đâu cũng hứa sẽ bàn bạc tập thể, cứ như bàn chuyện nhân sự.

    “Cần dựa vào luật, như vậy kỷ cương phép nước mới được nghiêm, dân mới tâm phục, khẩu phục, không còn cảnh đi khiếu kiện nhiều năm nhiều tháng”, ông nói.

    Những người có quyền lực nhất tỉnh Đồng Tháp, ông đã gặp, và gặp nhiều lần, đều hứa sẽ giải quyết “hợp tình, hợp lý” mà mãi vụ việc không nhúc nhích, chẳng thấy lý, tình đâu cả! Với người không dễ trực tiếp gặp lãnh đạo có quyền lực nhất tỉnh, nếu có việc oan sai, tình cảnh còn như thế nào? Ông Châu nói: “Gia đình tôi bây giờ như con kiến kiện củ khoai”.

    Ngày 15-3-2010, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 1623, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về việc giải quyết vụ này.

    Công văn viết: “Giao Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ TN&MT và UBND tỉnh Đồng Tháp kiểm tra, xác minh làm rõ khiếu nại của gia đình ông Lê Minh Châu, kiến nghị biện pháp giải quyết đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2010”. Gia đình ông Châu lại le lói hy vọng.

    Ẩn ức

    Trước câu hỏi của PV Tiền Phong: “Liệu có chuyện một số cán bộ ở tỉnh thâm thù ông?”, ông Châu cho rằng, làm việc không tránh khỏi có người ghét. “Có một nhóm người, khi tôi đương chức đã muốn chơi xấu, khi tôi về hưu rồi mới quất vụ này”, ông cho biết.

    Thời điểm ông Châu nghỉ hưu là thời điểm khó khăn cho bản thân ông và cả tỉnh Đồng Tháp. Lúc đó xảy ra vụ án “Mai Văn Huy buôn lậu”, ông Châu bị cách chức và cùng nhiều cán bộ khác phải ra tòa làm chứng. Ban đầu, có người đoán, sẽ lộ ra sự dính líu tiền bạc của ông. Thế nhưng, xử sơ thẩm năm 2002, phúc thẩm năm 2003, càng xử càng rõ ông không dính líu.

    Nói về trách nhiệm quản lý nhà nước, ông đồng ý phải chịu. Nhưng ông nói thêm, cơ chế quản lý kinh tế thì mò mẫm, cơ chế lãnh đạo thì cũng còn nhiều điều khó. Ông nêu ví dụ, khi ông làm Chủ tịch UBND tỉnh, Cty Xuất nhập khẩu do ông Võ Hùng Dũng làm giám đốc, lỗ và thất thoát trên 180 tỷ đồng nhưng không xử lý kỷ luật được vì một vị lãnh đạo tỉnh lúc đó “tranh thủ hết chỗ này tới chỗ nọ”.

    Nhưng như thế, đoàn kết nội bộ lại có vấn đề và có trách nhiệm của ông trong đó? Ông Châu im lặng, trầm ngâm nhìn gió thổi ngọn cây, một lúc mới trả lời: “Việc mất đoàn kết của Đồng Tháp kéo dài từ trước đó, chớ không phải giai đoạn tôi làm Bí thư Tỉnh ủy”.

    Ông Lê Minh Châu rời nhà năm 1960, trình độ học vấn dở dang lớp 8, sau này có học mấy năm chính trị trong và ngoài nước. Cuộc đời ông, thời gian cầm súng nhiều hơn cầm bút, ít được học về quản kinh tế, xã hội, nhưng rồi phải “quản lý toàn diện” một tỉnh cả chục năm, trong cảnh tranh giành đủ thứ với cơ chế xin-cho rối rắm, phức tạp.

    Ông nói, ông được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh cũng do tình trạng mất đoàn kết, dự kiến ban đầu là người khác nhưng do không đạt được thống nhất, cuối cùng người ta chọn ông như một giải pháp tình thế. Từ đó, ông bước vào thời kỳ có quyền cao chức trọng nhưng cũng là thời kỳ để lại nhiều day dứt cho ông đến tận bây giờ.

    Chính thời kỳ ấy, gia đình ông mua được một đám đất để rồi chục năm sau khi nghỉ hưu, ông phải đeo đuổi khiếu kiện mà chưa có hồi kết. Cuối đời, ông về sống trên đất vườn tổ tiên để lại hoa trái trong vườn không nhiều, gia đình ông, con cái đã ra ở riêng hết, ông và vợ nuôi cá và mấy con heo, thỉnh thoảng đồng đội cũ đến thăm; sống yên ổn nhưng không nguôi trăn trở.

    Những người có quyền lực nhất tỉnh Đồng Tháp, ông đã gặp, và gặp nhiều lần, đều hứa sẽ giải quyết “hợp tình, hợp lý” mà mãi vụ việc không nhúc nhích, chẳng thấy lý, tình đâu cả! Với người không dễ trực tiếp gặp lãnh đạo có quyền lực nhất tỉnh, nếu có việc oan sai, tình cảnh còn như thế nào?

    Sáu Nghệ

    http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=4586


    Vì sao VNEXPRESS không phản đối Trung Quốc?

    Nam Viet

    Những sai phạm loại này hình như bây giờ đã bị xếp vào nhóm không còn đáng quan ngại, nghĩa là trong tâm lý một bộ phận có chức có quyền nào đấy, làm sao dẹp bỏ phản ứng của người dân quá nhạy bén với tinh thần yêu nước còn quan trọng hơn rất nhiều cái việc để cho dân chúng trơ lỳ mất sức đề kháng trước hành vi ngang ngược của bọn cướp nước. Cho nên, mấy ông TBT những tờ báo “lề phải” mà bài viết dưới đây đem ra chất vấn, nếu chẳng may có sơ suất vi phạm ý thức về chủ quyền đất nước nhưng dư luận sơ ý không khơi ra thì âu cũng lờ đi cho họ, bởi vì căn bản họ… ngoan ngoãn.

    Bauxite Việt Nam

    VNEXPRESS ngày 04/04/2010

    VNEXPRESS ngày 4/4/2010

    Đây là nội dung bài báo đã được đăng trên VNEXPRESS 4/4/2010:

    Hãng tin China News Service cho hay, hai tàu ngư chính xuất phát từ đảo Hải Nam phía nam Trung Quốc vào ngày 1/4. Đây là lần đầu tiên hai tàu ngư chính Trung Quốc tuần tra cùng lúc ở khu vực gần quần đảo Trường Sa.

    “Mục đích của hoạt động tuần tra gần quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa) là trấn áp cướp biển và bảo vệ hoạt động đánh bắt hải sản cũng như cuộc sống của ngư dân Trung Quốc”, China News Service dẫn lời các quan chức Trung Quốc.

    Các quan chức cho hay hoạt động tuần tra của hai tàu ngư chính sẽ kéo dài trong vòng một tháng nhưng thời gian có thể kéo dài thêm. Một trong hai tàu tham gia tuần tra có khối lượng tới 4.450 tấn. Đây là tàu ngư chính to và nhanh nhất của Trung Quốc. Trước kia nó từng là một tàu chiến.

    Theo China News Service, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị tấn công hoặc bắt giữ trong khu vực gần quần đảo Trường Sa khoảng 300 lần kể từ năm 1994. Những vụ việc đó khiến 25 ngư dân thiệt mạng và khoảng 1.800 người khác bị bắt.

    Minh Long

    CÂU HỎI ĐẶT RA LÀ TẠI SAO VNEXPRESS CHO ĐĂNG BÀI NÀY – CHỈ VỚI MỤC ĐÍCH LÀ TRÍCH DẪN LẠI BÁO CỦA TRUNG QUỐC THÔI HAY SAO?

    TÔI THẤY RẰNG “ĐỒNG CHÍ” MINH LONG VIẾT NHIỀU CÂU SAI LẮM. VÍ DỤ NHƯ “”Mục đích của hoạt động tuần tra gần quần đảo Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa)” MÀ THỰC TẾ LÀ NGƯỢC LẠI.

    ĐẶC BIỆT, GIỌNG ĐIỆU CỦA BÀI NÀY LÀ BÊNH VỰC TRUNG QUỐC VÌ:

    “Theo China News Service, các tàu đánh cá Trung Quốc đã bị tấn công hoặc bắt giữ trong khu vực gần quần đảo Trường Sa khoảng 300 lần kể từ năm 1994. Những vụ việc đó khiến 25 ngư dân thiệt mạng và khoảng 1.800 người khác bị bắt.”

    THỰC TẾ LÀ CHÍNH CÁC TÀU ĐÁNH CÁ CỦA NGƯ DÂN VIỆT NAM BỊ CÁC TÀU CHIẾN VÀ NGƯ CHÍNH TRUNG QUỐC TẤN CÔNG VÀ GIẾT HẠI NHIỀU NGƯ DÂN…CÒN BỘ ĐỘI TA LẠI CHỈ VẬN ĐỘNG CÁC TÀU CÁ TRUNG QUỐC RA KHỎI VÙNG BIỂN VIỆT NAM. CÁC THÔNG TIN NÀY CŨNG THƯỜNG ĐƯỢC VNEXPRESS ĐĂNG TRƯỚC ĐÂY!!!.

    TÔI ĐƯỢC BIẾT, CHỈ CÓ BỘ ĐỘI PHILIPPINE VÀ INDONESIA ĐÃ TỪNG BẮT GIỮ TÀU CÁ TRUNG QUỐC, NHẰM CẢNH BÁO NGƯ DÂN VÀ CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC PHẢI COI TRỌNG CHỦ QUYỀN BIỂN CỦA HỌ MỘT CÁCH CÔNG KHAI, ĐỂ LẤY LẠI CÔNG BẰNG.

    TÔI NGHĨ LÀ TỔNG BIÊN TẬP VNEXPRESS CẦN PHẢI THƯỜNG XUYÊN ĐỌC BÁO VNEXPRESS , PHÁT HIỆN ĐỂ SỬA LỖI, XIN LỖI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ CHẤT VẤN NHÂN VIÊN CỦA MÌNH. HÃY ĐỂ CHO “ĐỒNG CHÍ Minh Long” TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA NHÂN DÂN TRÊN VNEXPRESS THỬ XEM.

    MONG RẰNG NGƯỜI VIỆT NAM CHÚNG TA ĐƯỢC THẲNG THẮN BÀN LUẬN ĐIỀU NÀY TRÊN CÁC CÔNG BÁO CHÍNH THỨC NHƯ VNEXPRESS, TUỔI TRẺ, THANH NIÊN, AN NINH THẾ GIỚI, AN NINH THỦ ĐÔ,…HƠN 700 TỜ BÁO CỦA ĐẢNG TA. !!

    QUÝ VỊ ĐỒNG Ý KHÔNG?

    Thư gửi đồng chí Tổng biên tập VNPRESS Thang Đức Thắng

    Chào “đồng chí” Tổng biên tập VNEXPRESS: Thang Đức Thắng,

    Tôi cảm thấy đôi khi đồng chí cho nhân viên viết bài phản đối Trung Quốc ức hiếp ngư dân Việt Nam, nhiều khi đồng chí lại để cho nhân viên viết bài ủng hộ Trung Quốc tuần tra ngư chính và bảo vệ ngư dân Trung Quốc?

    Đồng chí đang thử nghiệm dân chủ trong VNEXPRESS hay là Đồng chí chẳng quan tâm gì đến VNEXPRESS đang viết gì?

    Nếu đồng chí chẳng quan tâm gì đến VNEXPRESS đang viết gì, thì tôi nghĩ công việc của đồng chí là bù nhìn lãnh lương thôi sao!! Chán nhỉ?

    Nếu đồng chí đang thử nghiệm dân chủ trong VNEXPRESS, thì hãy để phóng viên Minh Long – người đã viết bài báo “Trung Quốc tăng cường tuần tra gần Trường Sa” đối thoại với những phóng viên và độc giả đối lập quan điểm với anh ta xem nào? hãy trực tiếp cuộc tranh luận thú vị này trên VNEXPRESS online, để rộng đường dư luận.

    Mong đồng chí đọc được lá thư này.

    Độc giả VNEXPRESS

    Vietnam442010@yahoo.com.vn

    http://www.boxitvn.net/bai/2500

    Hai hình ảnh trái ngược

    Tuấn Sơn - N.V.Long

    BVN nhận được thư của hai bạn đọc gửi về cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh trái ngược cùng phơi bày trong cuộc sống thường nhật, nói lên hai loại thái độ có thể nói là đối lập hẳn nhau, phản ánh hai trình độ nhận thức chính trị không đồng nhất, đang cùng tồn tại trong xã hội chúng ta.

    Bauxite Việt Nam

    1. Khách sạn Kỳ Lừa Lạng Sơn dùng bản đồ lưỡi bò của Trung Quốc

    Tuấn Sơn

    Xin gửi đến trang mạng Bauxite Việt Nam những hình ảnh tôi mới chụp tại Khách sạn Kỳ Lừa Lạng Sơn để các bác đưa lên cho đông đảo bà con Bắc Nam cùng biết về một hiện tượng có thể gọi là trơ tráo, không biết vô tình hay cố ý, của những người chủ khách sạn ở đây khi ngang nhiên treo tấm bản đồ có hình lưỡi bò do Trung Quốc công bố, vậy mà không hề thấy cơ quan có trách nhiệm nào yêu cầu bỏ xuống cả. Thế nghĩa là thế nào? Tâm lý “thần phục” phương Bắc gặm nhắm cả quan trí lẫn dân trí như sâu đục ruỗng lá rồi chăng?

    Bản đồ Trung Hoa và Việt Nam treo tại Kỳ Lừa Hotel

    Bản đồ Trung Hoa và Việt Nam treo tại Kỳ Lừa Hotel

    Ở góc dưới bên phải tấm bản đồ Trung Hoa có thu nhỏ vùng biển Việt  Nam với những đường vạch “lưỡi bò”. Góc dưới bên trái là bản đồ thế giới  thu nhỏ

    Ở góc dưới bên phải tấm bản đồ Trung Hoa có thu nhỏ vùng biển Việt Nam với những đường vạch “lưỡi bò”. Góc dưới bên trái là bản đồ thế giới thu nhỏ

    Chụp đặc tả hình “lưỡi bò” trên bản đồ Trung Hoa

    Chụp đặc tả hình “lưỡi bò” trên bản đồ Trung Hoa

    2. Người dân thường giữa lòng Thủ đô vẫn có cách biểu hiện lòng yêu nước của họ.

    N.V. Long

    Kính gửi BBT Bauxite Việt Nam,

    Hôm qua 29/3, đang đi dạo, tôi tình cờ thấy một chiếc xe ba gác ngay trên đường phố Hà Nội, trên đó có ghi hàng chữ “HOÀNG SA & TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM” và một tấm bạt ghi “HS-TS-VN”. Tôi đoán đây là chữ viết tắt của “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam” .

    HS-TS-VN

    Tôi cho đây là một việc làm nói lên lòng yêu nước thầm lặng của người dân rất đáng ca ngợi. Người chủ chiếc xe này có lẽ là một người lao động, nhưng lòng yêu nước không thua gì những người có học. Nếu mỗi người dân việt Nam đều biết cách biểu lộ lòng yêu nước một cách công khai và hiền lành như người chủ chiếc xe này thì chính quyền không thể tiếp tục có thái độ nhu nhược, để bọn Trung quốc tiếp tục lấn chiếm đất đai và khai thác tài nguyên của Việt Nam.

    Rất mong Bauxite Việt Nam cho đăng tấm hình này để bạn đọc khắp nơi cùng biết và hưởng ứng nghĩa cử của một người lao động vô danh.

    HT Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

    http://www.boxitvn.net/bai/2504