Sunday, April 11, 2010

Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng kết hôn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hà Văn Thịnh

Kể cũng rộn đấy chứ! Cách đây chưa lâu TS Cù Huy Hà Vũ phát đơn kiện Thủ tướng, nay bạn Hà Văn Thịnh lại xúi Thủ tướng đi kiện. Xem ra cả hai đều cùng một động cơ trong sáng như nhau: muốn rằng một vị Thủ tướng của Việt Nam không vướng vào một vết nhơ nào.

Nhưng mà… biết làm thế nào được! Bauxite là chuyện người có quyền lực cao hơn cả Thủ tướng đã trót ký với người ta rồi, Thủ tướng chỉ có việc hợp pháp hóa. Chức năng hành pháp xứ mình là thế đấy Còn hầu bao của con gái thì đó là do tài cán của nó, chứ có phải là do Thủ thướng liêm hay tham mà cái hầu bao ấy phồng lên hay xẹp xuống cho đâu.

Thành ra kiện hay xúi kiện rốt cuộc cũng đều là “củ khoai” cả.

Bauxite Việt Nam

Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng kết hôn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái  Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Việt kiều Nguyễn Bảo Hoàng kết hôn với Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Cách đây ít lâu, BBC có bài viết nói về đạo đức của cán bộ Việt Nam hiện nay*. Trong bài đó có nhắc đến đám cưới của con gái Thủ tướng cách đây gần 2 năm. Đặc biệt, bài báo cho biết tài sản của vợ chồng con gái Thủ tướng (con rể là Việt kiều), ước tính khoảng 150 triệu USD – tức là khoảng gần 3.000 tỷ đồng (!).

Từ đó đến nay, một trong những điều tôi quan tâm nhất trong cái tạm gọi là “ý nghĩa sống” của mình là… chờ! Tôi nghĩ, không ít người Việt Nam cũng mong mỏi như tôi. Đôi khi tôi cứ băn khoăn rằng, là một giáo viên đã đi dạy hơn 30 năm mà đồng lương không đủ sống (tuy đã đến năm 2010, theo cách nói của ông Bộ trưởng GD-ĐT là giáo viên chúng tôi sắp thoát “chết” rồi), thì rõ ràng về năng lực, tôi kém xa cái sự giỏi kiếm tiền của lớp người tuổi trẻ tài cao như con gái của Thủ tướng.

BBC là một hãng tin có uy tín bền vững và có giá trị toàn cầu nên những điều họ “nói” không phải như facebook hay các nguồn tin phản động – luôn xuyên tạc và bôi đen sự thật. Vì thế, người dân rất muốn biết quan điểm chính thức về lẽ đúng sai. Nếu BBC đưa tin thất thiệt thì chắc chắn nên có một sự phản đối chính thức, ít nhất như vụ bản đồ in sai về lãnh thổ Việt Nam của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ vừa rồi.

Nếu tài sản của hai vợ chồng con gái Thủ tướng có nguồn gốc từ Việt kiều thì cũng nên cho người dân biết để họ khỏi mất thì giờ hóng cổ, mỏi cổ, ảnh hưởng rất nhiều đến việc kiếm sống. Cung cách im lặng không còn thích hợp nữa khi nguồn thông tin đa chiều từ net cho đa số người dân biết gần đủ những gì đang xảy ra trên thế giới, mỗi ngày.

Hàng ngàn tỷ đồng là một tài sản rất lớn so với bất kỳ người Việt nào nên không thể chấp nhận chuyện nói cho nó vui. Vì thế, rất cần phải có một vụ kiện quyết liệt về tội vu khống và khoản tiền bồi thường sẽ không nhỏ. Tất nhiên, nếu thắng trong vụ kiện này thì chính trị gia nào cũng dành tiền đó để ủng hộ người nghèo. Đó là thông lệ chung của nguyên tắc thả tép bắt tôm của tất cả các vị chính trị gia ấy. Một công đôi việc. Người nghèo tha hồ mà cười, sướng và, Thủ tướng sẽ đem đến niềm tin cho hàng triệu người dân có khao khát như tôi.

Nếu sự im lặng vẫn muôn thuở là Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn thì chắc chắn, niềm tin trong tôi sẽ trở thành cái vỏ chanh mùa hè. Bởi vì, dù có lý giải theo cách nào đi nữa thì tài sản hàng ngàn tỷ đồng luôn được làm ra bởi những thiên tài kinh doanh. Và, đã là thiên tài thì tại sao không ai biết?

Suy nghĩ của tôi chắc hẳn thuộc loại cách nghĩ ngớ ngẩn, u mê mà cha ông vẫn dạy là lo bò trắng răng. Tôi tin Thủ tướng sẽ đưa ra lời giải trình đủ và đúng vào lúc thích hợp trước bàn dân thiên hạ. Bởi vì, hầu như tuần nào, tháng nào kể từ khi nhậm chức đến nay, Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc kiên quyết chống tham nhũng. Một người kiên quyết chống tham nhũng như Thủ tướng tại sao lại cho rằng thông tin từ BBC là không đáng quan tâm?

Tôi đã nghe BBC từ khi mới lên 10 tuổi. Thời chiến tranh, cứ đến giờ của BBC – buổi sáng, buổi chiều và buổi tối là tôi tìm đủ cách để ngồi gần chú “cán bộ to” có cái đài Orionton to tổ bố để nghe như nuốt lấy từng lời từ BBC. Theo chỗ tôi biết, trong lịch sử tồn tại cả trăm năm của mình, BBC chỉ đưa tin sai có 3 lần (!). Nghe nhiều đến mức tôi biết cả cái thủ thuật của BBC là thỉnh thoảng phát thanh viên cố ý nói nhịu, nói sai để “xin lỗi quý vị” và, nhờ thế, bản tin sống động và thực hơn rất nhiều so với những báo đài chẳng bao giờ sai. Tôi học được rất nhiều từ hay từ BBC như “loan tin”, “Hà Nội nói”, “ý thức được” (thời đó, ở miền Bắc, chỉ có từ “nhận thức” mới là động từ)… Có thể đây là lần thứ tư BBB sai? Nếu BBC sai tại sao tôi vẫn phải chờ… im lặng?

Huế, 10.4.2010

H.V.T

HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

* http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100128_viet_new_money.shtml

http://www.boxitvn.net/bai/2739

Tưởng Niệm 30/4/2010 Đảng viên Đảng DCND Treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Biểu Ngữ tại Tp. Sài Gòn, Biên Hòa và Thủ Đức

Tưởng Niệm 30/4/2010

Đảng viên Đảng DCND Treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ và Biểu Ngữ tại Tp. Sài Gòn, Biên Hòa và Thủ Đức

Treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Tưởng Niệm 30/4/2010 ti Sài Gòn


(Việt Nam, Sài Gòn) – Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu tượng của Tự Do và Dân Chủ cùng với nhiều biểu ngữ khẳng định Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đã được đảng viên Đảng DCND treo tại Tp Sài Gòn, Biên Hòa và Thủ Đức.

Nhằm phát động chiến dịch Tháng 4 tại Việt Nam để tưởng niệm những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh vì lý tưởng tự do, đã chiến đấu ngăn chận chủ nghĩa cộng sản và bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ trước ngoại xâm, đảng viên đảng Dân chủ Nhân dân đã cử hành Lễ Tưởng Niệm 30 tháng 4 bằng cách treo Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, biểu tượng của Tự Do và Dân Chủ tại Tp. Sài Gòn.

Bên cạnh Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ, nhiều biểu ngữ nội dung Trường Sa-Hoàng Sa của Việt Nam cũng đã được đảng viên Đảng DCND treo tại nhiều nơi trong Tp. Sài Gòn, Biên Hoà và Thủ Đức.

Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ biểu tượng của “Tự Do – Dân Chủ” và Biểu ngữ “Trường Sa- Hoàng Sa của Việt Nam” treo tại Sài Gòn, Biên Hoà và Thủ Đức tưởng niệm 30/4/2010.


Đây là lần thứ hai đảng viên Đảng DCND treo cờ vàng ba sọc đỏ để tưởng niệm ngày 30/4. Cũng cần nhắc lại, hồi tháng 4 năm 2009, cờ vàng ba sọc đỏ, biểu tượng của Tự Do và Dân Chủ và biểu ngữ Đả Đảo Bọn Độc Tài Tham Nhũng cũng đã được đảng viên Đảng DCND dùng bong bóng thả bay trên bầu trời Sài Gòn.


Biểu ngữ “Hoàng Sa – Trường Sa của Việt Nam” treo tại Sài Gòn, Biên Hoà và Thủ Đức tưởng niệm 30/4/2010.


Việt Nam, ngày 10 tháng 4 năm 2010

Phóng viên Đảng DCND

www.ddcndvn.com

Thông Luận - Không phải vì sợ Trung Quốc

“…Sợ Trung Quốc chỉ là một lý cớ. Lý do thực sự đã khiến những người lãnh đạo đảng cộng sản chọn lệ thuộc Trung Quốc, với những hậu quả bi đát cho quyền lợi và thể diện quốc gia, chỉ là chỗ đứng và lòng tham của chính họ…”

Nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy chính sách ngoại giao của Việt Nam đang có khuynh hướng giảm bớt ảnh hưởng Trung Quốc và gia tăng quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ. Việt Nam tăng cường không quân và hải quân mà công dụng chủ yếu chỉ là để, nếu cần, đương đầu với Trung Quốc. Bộ ngoại giao Việt Nam lập trang web lãnh thổ và lãnh hải với nội dung và ngôn ngữ ngày càng thêm tính phản bác đối với lập trường của Trung Quốc trên Biển Đông. Phong trào phản đối khai thác bôxít Tây Nguyên đã ít nhiều được sự nâng đỡ và bảo vệ của ít nhất một thành phần cầm quyền trong đảng cộng sản. Những người dân chủ Việt Nam vẫn bị đàn áp, và sự đàn áp còn gia tăng hẳn mức độ thô bạo trong thời gian gần đây, nhưng những bài báo chống Trung Quốc không còn là lý do và chủ đề của những cuộc thẩm vấn. Rõ rệt hơn nữa, chính quyền đã bật đèn xanh, và trong một chừng mực nào đó, yểm trợ cho những cuộc hội thảo trong đó các diễn giả hô hào tách khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc và nhanh chóng tiến tới thế hợp tác chiến lược với Hoa Kỳ. Những sự kiện này có tác dụng chắc chắn là tăng cường một khuynh hướng đã được tuyệt đại đa số nhân dân, kể cả các đảng viên cộng sản, tán thành từ lâu.

Lý do của chuyển động chính trị quan trọng này khá dễ hiểu. Ban lãnh đạo cộng sản thừa hiểu rằng quỵ lụy đối với Trung Quốc chẳng có lợi gì cả mà chỉ khiến Trung Quốc gia tăng sự chèn ép, hơn thế nó còn khiến họ ngày càng bị cô lập và chống đối không những bởi nhân dân mà còn ngay chính trong nội bộ đảng. Không ai, dù là người đối lập với đảng cộng sản, muốn Việt Nam bất hoà với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc nhưng mọi người đều đã hiểu rằng muốn được yên thân với Trung Quốc và giữ được lãnh thổ và lãnh hải thì cũng phải làm như các nước trong vùng, nghĩa là tranh thủ cảm tình và hậu thuẫn của thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ.

Vậy tại sao đảng cộng sản lại cố bám lấy Trung Quốc và không quả quyết sáp lại với Hoa Kỳ? Giải thích thông thường mà ban lãnh đạo cộng sản muốn dân chúng tin là một chọn lựa như vậy có thể đưa đến nguy cơ làm Trung Quốc nổi giận và làm càn. Nhưng nổi giận chưa bao giờ là một chính sách đối ngoại. Còn làm càn thì Trung Quốc có thể làm gì? Biên giới trên đất liền đã thỏa thuận xong và đã cắm mốc, dù là với giá đắt cho Việt Nam. Khả năng Trung Quốc đưa quân tràn qua xâm lấn hoàn toàn không có. Trên biển, điều tối đa Trung Quốc có thể làm là đánh chiếm nốt những đảo còn lại của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Điều này thực ra Trung Quốc cũng không thể làm và không dám làm. Trường Sa không nằm trong tầm hoạt động của không quân Trung Quốc và một hành động ngang ngược như vậy, chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc bị lên án và tẩy chay với những thiệt hại khó lường cho họ. Để bù lại họ được thêm cái gì? Chính quyền Trung Quốc rất thực tiễn và thừa biết rằng Trung Quốc cần thế giới hơn là thế giới cần Trung Quốc. Đó là chưa kể họ đang phải đương đầu với một tâm lý lo ngại ác cảm đối với Trung Quốc đang ngày càng gia tăng trên thế giới.

Tóm lại, không có lý do gì để phải sợ một phản ứng thô bạo từ phía Trung Quốc cả. Lý do thực sự khiến những người kế tiếp nhau cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam không muốn tách rời khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc để sáp lại với Hoa Kỳ chỉ giản dị là vì họ không muốn, dù thấy điều đó hoàn toàn an toàn và có lợi cho đất nước. Và họ không muốn chỉ vì họ nghĩ rằng hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và phương Tây không sớm thì muộn cũng sẽ khiến họ bắt buộc phải từ bỏ chế độ toàn trị một đảng.

Cần chấm dứt một hiểu lầm đã kéo dài quá lâu theo đó Trung Quốc muốn và ép Việt Nam phải tùy thuộc họ. Điều này trái ngược hẳn với tất cả những gì đã xẩy ra và mọi tài liệu đã được biết.

Sợ Trung Quốc chỉ là một lý cớ. Lý do thực sự đã khiến những người lãnh đạo đảng cộng sản chọn lệ thuộc Trung Quốc, với những hậu quả bi đát cho quyền lợi và thể diện quốc gia, chỉ là chỗ đứng và lòng tham của chính họ.

Thông Luận

Cô bé 9 tuổi gần như phi thường nhất Việt Nam

Cập nhật lúc 07:44, Thứ Sáu, 02/04/2010 (GMT+7)
,

- Sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn, khi bố mẹ không còn khả năng lao động, gánh nặng mưu sinh đè nặng lên các em còn chưa đến tuổi trưởng thành. Những câu chuyện sau đây có thể khiến các tiểu thư thành phố phải giật mình.

TIN LIÊN QUAN

9 tuổi nuôi 7 miệng ăn

Bố bị u não, mẹ bị sỏi thận nằm liệt giường, nhà có năm chị em, từ khi 9 tuổi cô bé Nguyễn Thị Hương (SN 1997, Thuận Thành, Bắc Ninh) đã phải oằn mình gánh trên vai nỗi lo cái ăn cái mặc cho bảy miệng ăn.

Chị Đặng Thị Hoà, mẹ Hương kể: “Số nó khổ từ bé rồi. Khi mới học mẫu giáo Hương đã biết bắc nước nấu cho mẹ. Em còn bé nên nồi nước sôi đổ lên người phải nằm viện mất mấy tuần”. Cô bé có gương mặt buồn như gánh hết cả nỗi buồn và bất hạnh cho gia đình nghèo.

Mô tả ảnh.
Các em cùng phụ Hương (trái) nuôi cả gia đình.

Tuổi thơ của Hương là những trận đòn roi vô cớ của người bố bị bệnh thần kinh. Hơn 1 năm trời nằm ở Bệnh viện Việt Đức để cắt bỏ khối u trong não khiến bố em trở nên hung dữ hơn bình thường, và cũng từ đó, những khi trái gió trở trời ông thường lên cơn điên đập phá mọi vật trong nhà.

Hương kể, có lần em đang nấu cơm dưới bếp, bố lên cơn điên cầm luôn viên gạch ném thẳng vào người em khiến em phải đi cấp cứu. Không ít lần bố đánh đuổi mấy mẹ con ra khỏi nhà, thậm chí có lần đánh mẹ em đến gãy chân. Hết người cha đau ốm rồi mẹ em cũng qua một lần mổ sỏi mật, đau ốm thường xuyên phải nằm liệt giường.

Một cô bé phải làm chỗ dựa, chèo chống nuôi cả một gia đình là học sinh duy nhất mà quãng đời làm giáo viên của tôi được chứng kiến...

Nhà có năm người con, là chị cả nên dường như Hương không có một chút thời gian rảnh rỗi. Ba sào ruộng không đủ nuôi 7 miệng ăn bởi các em đều đang đi học, em bé nhất mới được hai tuổi.

Hương nhận mặt nai (một loại hàng mã) về làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Từ năm lớp một Hương đã theo mẹ làm mặt nai. Ban đầu mẹ quy định, mỗi ngày Hương phải dán đủ 50 chiếc, rồi tăng lên 100 chiếc và bây giờ là 150 chiếc.

“Ngày trước còn bé em làm được ít, làm nhiều cũng thành quen, giờ thì em có thể làm thành thạo được rồi. Mẹ bảo, nếu chưa làm đủ thì chưa được đi học. Nhiều lần chưa đủ, sợ mẹ mắng nên em cứ mải miết dán mà quên cả giờ đi học” - Hương nói.

Một chiếc mặt nai nếu đi bán là một trăm đồng, nhà Hương không có ai đi bán phải nhập cho các hộ kinh doanh chỉ được 7 xu/1chiếc. Nếu cả nhà Hương cùng dán, chưa trừ tiền mua giấy báo cũng chỉ được chừng 20 nghìn đồng/ngày. Hai em của Hương học lớp 3, một em lớp 1 nhưng đều đã biết làm.

Cô bé nói:
“Làm mặt nai nhiều lúc em mỏi nhừ cả người, chỉ muốn nghỉ một lúc nhưng không dám vì sợ không đủ hàng người ta sẽ trừ tiền, lại bớt đi tiền mua gạo cho cả nhà”. Hương còn bảo, những nhà khác họ làm mặt nai to sẽ được nhiều tiền hơn nhưng nhà Hương các em đều còn nhỏ không cầm được mặt to để làm đều phải làm mặt nhỏ.

Năm ngoái là lúc gia đình Hương khốn đốn nhất, bố em đi ngẩn ngơ ngoài đường bị xe máy đâm phải nhập viện. Mẹ cũng vào viện vì mổ sỏi, các chị em phải vừa làm vừa lo cho nhau đến trường. Nhà có con bò là tài sản có giá trị nhất bố mẹ đi vay tiền để mua nhưng không có ai trông cũng chết mất.

Mô tả ảnh.
Căn nhà tồi tàn, bố mẹ mất sức lao động và 4 em nhỏ đang tuổi ăn học đè nặng lên vai Hương.

Năm nay Hương lên lớp 7, suốt mấy năm học em đều là học sinh giỏi và tham gia các kì thi của huyện. Không có tiền đi học thêm, Hương tự học ở nhà, và nhờ ý chí và nỗ lực của bản thân, em đã thi đỗ vào lớp chọn của Trường THCS Nguyễn Thị Định. Đêm nào cũng vậy, trước khi học em đều phải làm đủ mặt nai để sáng giao hàng, có hôm em mải mê làm đến tận đêm.

Chị Hoà cho biết, dù nhà đông con và còn khoản nợ lên đến 20 triệu nhưng chị vẫn quyết không cho con nghỉ học. Mặc cho những giọt nước mắt cứ lăn dài trên gương mặt khắc khổ, chị tâm sự: “Đời tôi khổ nhiều rồi nên chỉ mong cho con cái ăn học để thoát khỏi cái cảnh túng bấn”. Có những hôm người ta đến đòi nợ, chị lại phải đi vay nhà khác để trả, cứ luẩn quẩn như vậy, đến nay khoản nợ vẫn còn đeo đẳng gia đình chị. Thương mẹ, Hương càng ra sức làm...

Cô Vân, giáo viên Trường THCS Nguyễn Thị Định - chủ nhiệm lớp Hương cho biết: “Nhà trường tạo mọi điều kiện cho Hương đến trường vì em có ý chí và ham học thật sự, là một học trò hiền lành và ngoan ngoãn. Một cô bé phải làm chỗ dựa, chèo chống nuôi cả một gia đình là học sinh duy nhất mà quãng đời làm giáo viên của tôi được chứng kiến”.

“Mong có bữa cơm không chỉ là rau”

Một tuổi thơ không lành lặn khiến cô bé Nguyễn Thị Vui (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) nhìn có vẻ chín chắn hơn ở cái tuổi 13. Liên tục bảy năm liền em là học sinh giỏi với điểm tổng kết trên 8 phẩy. Năm 2006, Vui được nhận học bổng của Bảo hiểm Prudential.

Tháng 6/2009, Vui lại là một trong số 70 em học sinh nghèo vượt khó, chăm ngoan học giỏi của tỉnh được nhận học bổng Đèn đom đóm của Công ty sữa Ducth Lady. Ngày đi nhận học bổng ở thành phố, mẹ ốm, bố lại ngẩn ngơ, được thầy giáo đưa đi mà lòng em vẫn không vui vì ở nhà còn các em nhỏ không có ai trông.

Gặp chúng tôi, cô bé nói về một ước mơ hết sức giản dị: “Mong bữa cơm của mẹ con em không chỉ có rau với rau, mẹ bệnh tật mà ăn uống thiếu thốn em sợ bệnh của mẹ không khỏi được”.

Mô tả ảnh.
Người mẹ tàn tật và gia đình bây giờ chỉ trông cậy vào cô bé học lớp 7.

Bố Vui bị thiểu năng trí tuệ, giờ đã là cha của hai cô con gái nhưng ông vẫn không thể xem được đồng hồ, không biết đếm tiền, không làm được bất cứ việc gì. Mẹ đặt em là Vui vì mong cuộc đời em toàn những niềm vui, nhưng tuổi thơ của Vui lại trôi qua trong những nỗi buồn.

Khi sinh con thứ hai, chị Dương Thị Viên, mẹ của Vui bị viêm đa khớp vì làm ruộng quá sức. Chị vay tiền đi viện chữa trị. Tiền hết. Con được mấy tháng khát sữa, chị lại lặn lội về. Một năm sau bệnh biến chứng, chị Viên phải nằm liệt giường cho đến nay.

Mẹ nằm liệt giường, mới 13 tuổi nhưng Vui lo toan như một phụ nữ thực thụ trong gia đình. Mẹ không ngồi dậy được, em bê chậu nước to vào tận giường tắm cho mẹ.

Và cũng từ ngày ấy, bé Vui phải đứng ra lo lắng, quán xuyến mọi việc trong nhà. Sáng em dậy từ rất sớm nấu cơm, sau đó bón cho em ăn rồi đưa em đến nhà trẻ. Sau giờ học, Vui lại tất tả về lo cơm nước. Nhiều hôm đi học về đói quá, Vui ra vườn hái nắm rau vào luộc ăn tạm cho đỡ đói.

Mẹ đặt em là Vui vì mong cuộc đời em toàn những niềm vui, nhưng tuổi thơ của Vui lại trôi qua trong những nỗi buồn.
Khi được hỏi, ai là người đi chợ hàng ngày, thì Vui nói: “Nhà em ít khi đi chợ lắm, vì mẹ không có tiền”. Em toàn lang thang trong xóm tìm lá rau dền, lá rau đay để nấu canh ăn qua bữa. Sau nhiều lần như thế, Vui tự cuốc đất trồng rau, em mang rau đi đổi lấy thức ăn về cải thiện bữa ăn cho cả nhà.

Có những lúc lên cơn điên, bố em lại đem cuốc phá hết ruộng rau Vui vừa trồng. Cô Thắm, một người hàng xóm cho biết:
“Lắm lúc sang nhà thấy Vui nấu cơm mà củi ướt, khói bay mù mịt, lửa không cháy, cô bé ngồi khóc, nhìn thương lắm”.

Vui bảo, mong ước lớn nhất của em là mẹ em có thể đi lại được. Và em từng nói với mẹ: “Mẹ đừng chết, nếu mẹ chết con sẽ dắt em đi xin ăn, còn không con sẽ đi làm thuê, con không để em đói đâu”. Nhìn cô bé xinh xắn có khuôn mặt rất sáng, đôi mắt to tròn tôi thấy có một sự nỗ lực, không chỉ là về mặt vật chất mà cả tinh thần. Bởi vì, em chính là chỗ dựa cho cả gia đình nghèo khó ấy.

Ở cái tuổi ăn tuổi chơi, cái tuổi mà đáng ra như bao cô bé khác được vui chơi, được cha mẹ chiều chuộng, ấy thế mà Hương, Vui lại đang phải trăn trở về những bữa cơm hàng ngày của gia đình, phải oằn mình gánh trách nhiệm gia đình như những người phụ nữ.

Chặng đường phía trước còn dài, chỉ mong, các em sẽ tránh được những sóng gió cuộc đời ở phía trước...

Bạn đọc có tấm lòng hảo tâm, muốn giúp đỡ các nhân vật trong bài, có thể gửi theo các cách sau:

Trực tiếp:

- Em Nguyễn Thị Hương, học sinh lớp 7A, Trường THCS Nguyễn Thị Định, Thuận Thành, Bắc Ninh.

- Em Nguyễn Thị Vui, thôn An Tập, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Qua VietNamNet:

1 - Chuyển khoản:

Đơn vị thụ hưởng: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam
198 Trần Quang Khải, Hà Nội

2 - Bạn đọc giúp đỡ theo địa chỉ trực tiếp của toà soạn xin liên hệ:
Phía Bắc: Ban Bạn đọc, báo VietNamNet, số 141 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 65 Trương Định, Quận 3, TP.HCM.