Thursday, April 8, 2010

Kỷ niệm 4 năm thành lập Khối 8406

2010-04-08

Ngày 8 tháng 4 năm 2006 là thời điểm ra đời của Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam, gọi tắt là Khối 8406.

Photo courtesy of cuunuoc.org

Thiệp chúc tết Canh Dần của khối 8406

Ngày này đã trở thành mốc thời gian đáng nhớ đối với những người Việt quan tâm đến tình hình dân chủ - nhân quyền. Mặc dù chính quyền Hà Nội không công nhận và thẳng tay đàn áp những thành viên công khai hoạt động của Khối này, nhưng phong trào vẫn tồn tại. Vậy yếu tố gì giúp cho một phong trào bị chính quyền Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật có thể trụ vững như thế?

Thành viên tăng, ủng hộ mạnh

Số người đầu tiên ký tên vào Bản Tuyên ngôn dự do dân chủ năm 2006 được công bố vào ngày 8 tháng 4 năm đó chỉ 118; tuy nhiên theo những ghi nhận của Khối này thì đến nay con số người Việt ghi danh tham gia lên đến nhiều ngàn người.

Khối 8406 không phải một đảng phái mà là một phong trào quần chúng, gồm những người ý thức được vấn đề tự do dân chủ.

LM Phan Văn Lợi


Linh mục Phan Văn Lợi, một trong bốn thành viên đại diện lâm thời của Khối 8406, cho biết về tình hình phát triển của khối này như sau:

“Khối 8406 không phải một đảng phái mà là một phong trào quần chúng, gồm những người ý thức được vấn đề tự do dân chủ. Họ can đảm xưng tên để cùng dấn thân đòi lại quyền ‘tự do - dân chủ’ đó cho dân tộc Việt Nam. Họ không phải đảng viên của một đảng phái nào với cao vọng chính trị mà chỉ có một tấm lòng, tha thiết với vấn đề tự do - dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam.

Chính tấm lòng đó giúp họ dấn thân: tất cả những thành viên Khối 8406 bị tù , nhất là trong những vụ xử cuối năm 2009 và đầu năm 2010, không nhận tội. Người ta thấy video nhận tội của một người là ông Trần Anh Kim; thế nhưng khi ra tòa thì ông đã phủ nhận hoàn toàn và cho rằng làm việc chính đáng. Họ chứng tỏ được khí phách của họ. Khí phách đó khiến đồng bào ngưỡng mộ và sự gia nhập càng ngày càng đông.

Khối 8406 tiếp tục phát triển bởi dựa vào Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam. Tuyên ngôn đó đưa ra những nhận định chính xác về tình hình đất nước, nêu lên được đòi hỏi tự do - dân chủ của dân tộc và đề ra chương trình đòi hỏi tất cả mọi quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội cho dân tộc Việt Nam.”

logo-8406-200.jpg
Logo Khối 8406. Photo of cuunuoc.org
Ngoài những người Việt có lòng yêu nước ghi danh tham gia Khối 8406, một số người nước ngoài cũng chính thức ủng hộ. Chỉ hơn một tháng sau khi Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam được công bố, thì Nhóm Hiến chương 77 của Tiệp Khắc ra thư ngỏ ủng hộ Khối 8406. Tiếp đến có 50 dân biểu Hoa Kỳ cũng lên tiếng chính thức hậu thuẩn cho Khối 8406 tại Việt Nam. Đến tháng 12 năm 2006, gần 40 dân biểu và thượng nghị sĩ Australia ra thư ngỏ ủng hộ cho khối này.

Thành quả đạt được

Dựa trên tôn chỉ đưa ra, trong thời gian bốn năm qua, Khối 8406 thực hiện được những gì? Linh mục Phan Văn Lợi tổng kết:

“Trong bốn năm qua, Khối 8406 đưa ra 30 kháng thư để góp phần hướng dẫn dư luận. Chúng tôi có bốn lần treo biểu ngữ một cách minh nhiên tại Hà Nội, Hải Phòng và Thái Bình để gây ý thức cho đồng bào (ngoài ra thành viên Phạm Thanh Nghiên còn treo biểu ngữ tại nhà nhưng sau đó tin này loan ra khắp nơi).

Từ 2006 đến năm 2008, chúng tôi đưa ra chín lời kêu gọi, trong đó có ba lời kêu gọi quan trọng: lời kêu gọi toàn dân mặc áo trắng ngày mồng một và 15 làm ngày ‘dân chủ cho Việt Nam’. Chúng tôi kêu gọi toàn dân tẩy chay bầu cử năm 2007, đang có kế hoạch sắp đến đây cũng sẽ kêu gọi tẩy chay bầu cử quốc hội năm 2011. Một lần kêu gọi trưng cầu dân ý để người dân có thể bày tỏ ý kiến về chế độ. Trong bốn năm qua có 40 thành viên của Khối chịu án tù ngắn hay dài hạn.

Họ không phải đảng viên của một đảng phái nào với cao vọng chính trị mà chỉ có một tấm lòng, tha thiết với vấn đề tự do - dân chủ - nhân quyền tại Việt Nam.

LM Phan Văn Lợi


Để khai dân trí như lời cụ Phan Chu Trinh nói, chúng tôi ra hai tờ báo do các thành viên Khối 8406 đảm trách: ‘Tập san Dân chủ’ (14 số) và Bán Nguyêt san Tự Do Ngôn Luận’ (96 số). Ngoài ra có nhiều thành viên Khối 8406 tham gia Tờ Tổ Quốc ( 84 số). Khối 8406 cũng lập một tủ sách đấu tranh để giúp cho người dân ý thức về vấn đề của đất nước, chúng tôi đã ra 24 tập để tặng cho người dân.”

Một thành viên của Khối 8406, cô Nguyễn Thu Trâm từ Bình Dương cho biết hoạt động của bản thân khi tham gia Khối trong thời gian qua:

“Suốt quá trình hoạt động đấu tranh tôi thường hay giúp đỡ dân oan, viết bài phổ biến trên mạng. Qua việc nhờ anh chị em khác đưa tin tức, và bản thân cũng phổ biến tin tức cũng liên lạc được các bạn sinh viên học sinh. Các em này rất ủng hộ, tỏ ra không sợ, và cho biết đã viết blog, viết bài đưa lên mạng.”

Có chính nghĩa

ta-phong-tan-250.jpg
Một vài thành viên của Khối 8406 trong một buổi gặp gỡ tại tư gia Bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Photo courtesy of tumasic.blogspot.com
Luật sư trẻ Huỳnh Văn Đông đưa ra nhận định:

“Một mâu thuẫn lớn nhất được thấy từ lâu nay là mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tiễn của nền tư pháp Việt Nam. Pháp luật Việt Nam có những qui định cho phép công dân được quyền tự do lập hội; tham gia đảng phái; chính trị; tự do tín ngưỡng…

Nhưng trong thực tế có những người bị bắt (có người được thả ra sau khi chấp hành xong hình phạt) không hề bị cho là tham gia các tổ chức hay đứng ra thành lập tổ chức đó mà vì một điều khác. Tuy vậy, người ta thấy rõ ràng bản chất vấn đề nằm ở chỗ: tham gia thành lập hoặc tham gia tổ chức ngoài Đảng Cộng Sản.

Hiến pháp không cấm và có thể vận dụng nói công dân có quyền làm những điều gì mà pháp luật không cấm, vậy tại sao những người tham gia Khối 8406 hoặc những tổ chức khác lại chịu những thiệt thòi như vậy.

Một mâu thuẫn lớn nhất được thấy từ lâu nay là mâu thuẫn giữa pháp luật và thực tiễn của nền tư pháp Việt Nam. Tôi muốn nói giữa thực tế và pháp luật của Việt Nam có độ chênh nhau mà Việt Nam không muốn giải quyết.

LS Huỳnh Văn Đông


Tôi muốn nói giữa thực tế và pháp luật của Việt Nam có độ chênh nhau mà Việt Nam không muốn giải quyết.”

Chị Hạnh, một người không phải thành viên của Khối 8406, có ý kiến về tổ chức này:

“Những người đó cũng đòi hỏi dân chủ, những việc làm của Khối 8406 cũng đúng. Mỗi người một lý tưởng, suy nghĩ và làm theo lý tưởng đó, chung qui cũng lo cho dân tộc Việt Nam thôi.”

Lịch sử cho thấy từng có nhiều phong trào yêu nước bị chính quyền bóp chết ngay khi mới hình thành; tuy nhiên chính lòng yêu quê hương nồng nàn giúp cho phong trào không thể bị tận diệt mà vẫn lan tỏa đến lúc giành được mục tiêu đề ra.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-pro-democracy-bloc-8406-flourishes-in-spite-of-crackdown-GMinh-04082010101717.html

Tại sao họ lại bị biến chất nhanh thế?

Cho đến bây giờ, tôi vẫn ngưỡng mộ những người cộng sản thuộc thế hệ thứ nhất, những người vào đảng và tham gia cách mạng trước khi Việt Nam độc lập. Tôi vẫn tin họ là những người tốt. Tốt theo ba nghĩa: yêu nước, có lý tưởng và can đảm. Xin đừng quên: thời Pháp thuộc, tương lai của mọi cuộc cách mạng đều mù mịt. Dấn thân vào cách mạng, bất cứ là thứ cách mạng nào, cũng có nghĩa là dấn thân vào một cuộc phiêu lưu đầy bất trắc. Số người bị bắt bớ, bị tù đày và bị giết chết nhiều vô kể. Vậy mà họ vẫn sẵn sàng đem chính mạng sống của mình, và đôi khi, của cả gia đình mình, để thế chấp cho một tương lai hoàn toàn vô định. So với những người muốn sống một cách an thân, họ, dù sao, cũng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ.


Tuy nhiên, sau khi ngưỡng mộ, điều khiến tôi không ngớt băn khoăn là: tại sao, chỉ một thời gian ngắn sau khi có chút quyền lực, họ lại biến chất nhanh đến vậy?

Biến chất về nhận thức: Từ những người tin tưởng nhiệt thành vào quy luật vận động của lịch sử, họ lại muốn quay ngược lịch sử trở lại thời kỳ trung cổ với những ràng buộc và hạn chế khắc nghiệt chỉ mục đích duy nhất là kiềm hãm sự phát triển của trí tuệ, và từ đó, của lịch sử. Tại sao?


Biến chất về lý tưởng: Từ những người sẵn sàng hy sinh để tranh đấu cho tự do, họ lại cố hết sức để thiết lập một chế độ toàn trị chà đạp lên mọi thứ quyền tự do căn bản của con người, từ tự do tư tưởng đến tự do ngôn luận, từ tự do tôn giáo đến tự do chính trị. Tại sao?


Biến chất về đạo đức: Từ những người phẫn nộ trước tội ác của thực dân họ lại trở thành những đao phủ không gớm tay trong việc giết chết và đày đoạ hàng triệu đồng bào của chính mình trong các cuộc chỉnh huấn, cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản, chống xét lại và những cái gọi là diệt tề, diệt nguỵ. Tại sao?

Biến chất về nhân cách: Từ những anh hùng theo đuổi những lý tưởng cao cả, họ biến thành những kẻ độc đoán, quỷ quyệt, thâm hiểm, xảo trá, và thật lạ lùng, biến thành con giun con dế trước lãnh tụ, nói như Nguyễn Bính, “Con quỳ trước Bác mênh mông / Tội nhiều chẳng dám ngẩng trông Cha già”. Tại sao?


Mà không phải chỉ có cộng sản Việt Nam. Cộng sản ở đâu cũng thế. Cũng bị biến chất về lý tưởng và đạo đức. Ở đâu, thoạt kỳ thuỷ, họ cũng là những người yêu nước, có lý tưởng và can đảm. Và ở đâu, sau khi cầm quyền, họ cũng trở thành những tên sát thủ hàng đầu của thế kỷ. Hơn cả Nazi và phát xít. Trong cuốn “The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression” do Harvard University Press xuất bản năm 1999, Martin Malia cho rằng so với các cuộc tàn sát chính trị của cộng sản, việc giết người của Đức Quốc Xã trở thành nhỏ bé: tổng số nạn nhân của Đức Quốc Xã là khoảng 25 triệu, trong khi đó, tổng số nạn nhân của cộng sản trên khắp thế giới là từ khoảng từ 85 đến 100 triệu người (tr. x-xi).


Giết người nhiều hơn chủ yếu là vì thời gian cầm quyền lâu hơn, nhưng bản chất của chủ nghĩa cộng sản và Đức Quốc Xã, như Hannah Arendt phân tích trong cuốn “Origins of Totalitarianism” (1958): cả hai đều tàn sát thẳng tay nạn nhân không phải vì những gì họ LÀM mà là vì những gì họ LÀ. Trước, chế độ phong kiến cũng như chế độ thực dân đều vô cùng tàn bạo nhưng hầu hết họ đều chỉ tàn sát với những người chống đối lại họ. Với Đức Quốc Xã và cộng sản thì không. Đức Quốc Xã thì tìm cách huỷ diệt mọi người Do Thái, bất kể già hay trẻ, nam hay nữ, thân Đức hay không thân Đức; chế độ cộng sản thì nhắm chủ yếu vào thành phần giai cấp (tư sản và địa chủ) và thành phần chính trị (địch / tề / nguỵ), riêng trong trường hợp của Liên Xô trước đây, họ còn nhắm vào yếu tố chủng tộc nữa.


Giết người vì cái họ LÀ tàn bạo hơn việc giết người vì cái họ LÀM ở chỗ: Nó không cần những lý do cụ thể và cũng không gắn liền với sự thù hận nào cả. Hay đúng hơn, sự thù hận của họ không xuất phát từ những kinh nghiệm trù dập thông thường mà chủ yếu xuất phát từ quan niệm phân loại địch/ta và chủ yếu được củng cố từ bộ máy tuyên truyền. Ở đây, nạn nhân bị trừu tượng hoá. Bị trừu tượng hoá, họ không còn là con người. Họ chỉ còn là một nhãn hiệu: địa chủ / tư sản / địch / nguỵ / phản động / Việt gian / bán nước / tay sai, v.v… Giết người, do đó, biến thành một việc giết chữ. Giết chữ không thuộc phạm trù nhân đạo. Do đó, những tên sát nhân, sau khi xả súng vào một kẻ bị xem là phản cách mạng, vẫn cảm thấy thanh thản. Vẫn chưa hết. Sau khi bị “nhãn hiệu hoá”, kẻ thù còn bị thú vật hoá với những hình ảnh như sài lang, chó sói, rắn độc, v.v… Giết kẻ thù, do đó, chỉ là giết những con vật, thậm chí, những con vật đáng ghê tởm: không những không xúc động, những kẻ sát nhân còn có thể cảm thấy tự hào nữa là khác.

Sống trong môi trường tuyên truyền như vậy, một lúc nào đó, người ta đánh mất cả lòng trắc ẩn.


Không những bào mòn lòng nhân đạo, các chế độ toàn trị, từ Đức Quốc Xã đến cộng sản, đều tìm cách che mờ lý trí của con người. Đúng hơn, họ chỉ cho phép phát triển một loại lý trí: lý trí công cụ (instrumental reason) và triệt tiêu loại lý trí phê phán (critical reason). Loại lý trí phê phán không ngừng đặt vấn đề, lật ngược vấn đề, cổ vũ sự hoài nghi, do đó, khuyến khích sự nổi loạn, có khuynh hướng chống lại mọi sự độc tài. Loại lý trí công cụ, ngược lại, ngoan ngoãn chấp hành mọi mệnh lệnh, không một chút thắc mắc: vấn đề duy nhất nó quan tâm là làm sao thực hiện mệnh lệnh một cách nhanh chóng và có hiệu quả nhất.

Ví dụ: nhận lệnh đấu tố các địa chủ, người có lý trí sẽ đặt vấn đề: địa chủ là gì? Các địa chủ ấy có tội gì? Tội ấy có thật hay không? Làm thế nào để biết là thực hay không? Điều tra? Ai sẽ điều tra? Làm thế nào để bảo đảm sự công minh trong điều tra? Cuối cùng, nếu họ thực có tội thì tội ấy có đáng chết hay không? v.v.. Người có lý trí công cụ thì khác. Hắn chỉ băn khoăn một điều: làm cách nào để giết địa chủ càng nhiều càng tốt. Hắn sẽ dựng cảnh để đấu tố, sẽ nghĩ ra những cách giết người dã man nhất. Dùng súng bắn ư? Nhanh quá! Lấy dao chém ư? Cũng nhanh quá! Hắn nảy ra sáng kiến: chôn sống hoặc chỉ chôn đến ngang cổ rồi cho trâu bò kéo cày ngang qua, phạt đứt cổ, v.v…


Chính loại lý trí công cụ ấy đã dẫn đến Holocaust, các lò thiêu giết người hàng loạt của Đức Quốc Xã và các trại tập trung cải tạo ở Liên Xô cũng như các nước xã hội chủ nghĩa trước đây.

Trong các nước xã hội chủ nghĩa ấy, có Việt Nam.

Ừ, thì biết thế nhưng tôi vẫn không ngớt băn khoăn.


http://www1.voanews.com/vietnamese/news/tai-sao-bien-chat-04-07-2010-90115377.html

http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1450


Giữ chủ quyền Biển Đông – đã đến lúc Việt Nam phải tính chuyện răn đe và bắt tàu lạ

Phạm Vũ

Như chúng ta đã biết, những năm gần đây có rất nhiều “tàu lạ” xuất hiện trên các khu vực biển mà theo các cơ sở pháp lý, cũng như bằng chứng lịch sử đều thuộc chủ quyền Việt Nam. Những tàu lạ” này phần lớn xuất phát từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, quần đảo mà nay đang bị Trung Quốc trái phép chiếm giữ.

Trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước, có lẽ chưa bao giờ dân tộc ta lại ở trong một hoàn cảnh éo le đến khó hiểu như bây giờ. Rõ ràng quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay với phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt chắc hẳn phải hơn thời “môi hở răng lạnh”, vậy tại sao tàu lạ vẫn cứ ngang ngược xâm lấn lãnh hải Việt Nam với những hành động mang tính khủng bố như bắn giết, bắt giữ đánh đập ngư dân Việt Nam! Mặc dù giữa hai nước đã có những cuộc tiếp xúc thắm thiết ở cấp cao nhất, nhưng có vẻ như các hành động gây hấn, cậy lớn hiếp bé của “tàu lạ” càng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ dã man, vô nhân đạo đối với những ngư dân Việt Nam vô tội.

Nếu như đặt địa vị mình vào vị trí của những ngư dân ngày đêm không chỉ lo chống chọi với bão táp phong ba mà còn nhớn nhác lo âu sợ tàu lạ xuất hiện, đồng nghĩa với sự đe dọa đến tính mạng, sức khỏe cũng như bị bắt bớ đánh đập thì có lẽ mới cảm nhận hết nỗi thống khổ của họ. Nếu như đặt địa vị mình vào hoàn cảnh của những người mẹ, người vợ, người con,… đêm ngày âu lo, thảng thốt, hốt hoảng kể từ lúc người thân xuống thuyền ra khơi mới cảm nhận thấy mức độ khủng khiếp của những con người nghèo khổ bị nạn “tàu lạ” khủng bố tinh thần.

Dã tâm của Trung Quốc chiếm đoạt Biển Đông, mà trong đó bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam là điều rõ như ban ngày. Thay cho những bài giảng về tình anh em, đồng chí cần rung hồi chuông báo động về nguy cơ mất đảo, mất biển cho thế hệ trẻ ngay từ ghế nhà trường. Dù muộn, nhưng cần khẩn trương đánh thức tâm trí của những kẻ mộng du, những kẻ vì lý do nào đó vẫn đang vô tình hoặc cố ý tiếp tay cho Trung Quốc dễ dàng khống chế Việt Nam qua những dự án đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản, thuê đất mua rừng v.v. tại những khu vực có tính sống còn với tương lai dân tộc. Một điều rất lạ là Việt Nam càng nhún nhường để Trung Quốc giành hầu hết các hợp đồng đấu thầu kể từ năm 1991, mốc bình thường hóa quan hệ giữa hai nước như sân vận động Quốc gia Mỹ Đình cho đến dự án khai thác bauxite Tây Nguyên gần đây, cũng như để cho người Trung Quốc xuất hiện đẫy dẫy tại hầu hết các khu vực nhạy cảm có ví trị chiến lược khác thì Trung Quốc càng nỗ lực gia tăng mưu đồ kiểm soát chủ quyền biển của Việt Nam.

Mưu đồ chiếm trọn biển Đông của Trung Quốc là một toan tính lâu dài, đặt quyền lợi Đại Hán lên trên hết, không phân biệt Quốc, Cộng. Ngay từ năm 1947 Trung Quốc đã đưa ra bản đồ 11 vạch (sau còn 9 vạch), thể hiện quyết tâm cưỡng chiếm lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất. Đây là tấm bản đồ vô lý, sai trái không dựa trên bất cứ cơ sở bằng chứng lịch sử cũng như công ước quốc tế nào mà bản thân Trung Quốc cũng là một thành viên.

Lợi dụng tình hình chiến sự tại Việt Nam, tháng 1 năm 1974 Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trận hải chiến bi hùng đã lấy đi sinh mạng 58 chiến sỹ VNCH quyết sinh cho chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đây là một trong những bằng chứng sống động nhất khẳng định chủ quyền Hoàng Sa thuộc Việt Nam.

Nghiên cứu kỹ cuộc tấn công xâm lược của Trung Quốc ngày 14/3/1988 tại bãi Gạc Ma, Trường Sa thì mới thấy rõ ý đồ chiếm dần dần bằng được biển, đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Mặc dù sau đó, Trung Quốc lên tiếng lấy làm tiếc (!) đã xảy ra sự kiện này và họ đổ lỗi cho Hải quân Việt Nam đã nổ súng trước vào tàu thăm dò (?) Trung Quốc, nên bắt buộc lính Trung Quốc phải phản công (!?), nhưng nhìn cách thức tàn sát bằng được các chiến sĩ công binh Việt Nam, tay không có vũ khí đứng vòng tròn trên bãi Gạc Ma cũng như bắn chìm một số tàu vận tải khác của Việt Nam thì ai cũng hiểu cái sự ”đáng tiếc” giả nhân giả nghĩa của Trung Quốc. Và tiếp sau đó, năm 1992 Trung Quốc đã lại ”đáng tiếc” đánh chiếm thêm một vị trí thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam đó là bãi dá d’Eldad Reef. Sự kiện này Việt Nam không lên tiếng phản đối ầm ỹ như năm 1988, có lẽ do Việt Nam và Trung Quốc vừa mới bình thường hóa quan hệ (năm 1991), cũng như khó có thể giải thích tại sao ”vừa là đồng chí, vừa là anh em” lại có thể ngang nhiên cướp đoạt nhau như vậy! Năm 1995 Trung Quốc chiếm thêm bãi Vành Khăn, nằm ở phía Đông quần đảo Trường Sa, sau đó xây dựng căn cứ quân sự trên đó.

Như vậy, việc Trung Quốc cưỡng chiếm một loạt các vị trí bao bọc xung quanh toàn bộ quần đảo Trường Sa như bãi đá Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn, cùng 7 vị trí khác, có nơi sát với đảo Sinh Tồn, nơi quân đội Việt Nam đang hiện diện v.v. cùng đảo lớn nhất là Ba Bình nay đang trong tay Đài Loan đã tạo nên một vòng tròn chiến lược, ngăn chặn sự tiếp tế giữa đất liền đối với các đảo, trong đó có quân đội Việt Nam đồn trú. Gần đây mưu đồ đen tối cùng Đài Loan đòi hỏi chủ quyền Biển Đông đã ló dạng qua một số các cuộc tiếp xúc đôi bờ eo biển. Cần biết thêm, ngày 8/08 sắp tới chính quyền Trung Quốc và Đài Loan sẽ có cuộc gặp mặt công khai khác, mà nội dung chính liên quan đến chủ đề Trường Sa.

Tàu lạ

Tàu lạ

Với lực lượng hải quân hùng hậu, Trung Quốc đang tạo ra một ”chiến tuyến” chạy dài theo miền duyên hải Việt Nam, nối căn cứ quân sự Tam Á, Hải Nam với quần đảo Hoàng Sa và vành đai các vị trí quân sự bao quanh toàn bộ quần đảo Trường Sa. Đây là một chiến lược uy hiếp nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia Việt Nam.

Với những tuyên bố ngang ngược, gây sức ép phá ngang các hợp đồng kinh tế của Việt Nam với nước ngoài cùng các hành động gây hấn bằng vũ lực gần đây Trung Quốc đã cho thấy chỉ dấu ráo riết của mưu đồ xâm chiếm toàn bộ Trường Sa cũng như các vùng biển giàu tài nguyên thuộc Việt Nam.

Song song với các động thái quân sự trên Biển Đông, Trung Quốc đã cố gắng tìm mọi cách tiếp cận, có mặt tại hầu hết các khu vực nhạy cảm, có ví trị chiến lược trên đất liền Việt Nam. Đây là ý đồ sâu xa cực kỳ đáng lo ngại. Nếu như xung đột trên Biển Đông xảy ra, liệu lúc đó lực lượng Quân đội Việt Nam có đủ sức chi viện cho Trường Sa không, khi bản thân sau lưng mình Trung Quốc đã có mặt tại những yếu huyệt như Tây Nguyên, Quảng Nam, Nghệ An, Lạng Sơn, v.v. Đó là chưa nói đến khả năng một vài nhân vật chính trị của Cam-pu-chia hoặc Lào bị Trung Quốc mua đứt sẽ lên tiếng và hành động ”chọc dao găm” vào lưng Việt Nam. Đồng thời, lấy gì đảm bảo bàn tay lông lá nào đó đang có mặt tại Tây Nguyên sẽ không tiếp cận, móc nối cung cấp vũ khí cho nhóm người Thượng tạo ra cái gọi là ”quốc gia” Đề-Ga, gây rối cho Việt Nam trong thời điểm Trung Quốc tiến chiếm Trường Sa?

Thấy rõ một điều, cán cân quân sự giữa Việt Nam và Trung quốc quá mất cân bằng. Dù Việt Nam gần đây có đặt mua từ Nga một số tàu ngầm, tàu chiến, máy bay chiến đấu v.v. cũng như có một số động thái gặp gỡ, trao đổi quân sự với một vài quốc gia khác thì cũng chưa thể là đối thủ của Trung Quốc tại Biển Đông. Hành động mua sắm vũ khí này là bắt buộc và cần thiết nhưng trong chừng mực nào đó cũng giống như trang bị vũ khí cho ngư dân thì đây chỉ là liều thuốc an thần, trợ giúp cho tinh thần thêm phấn chấn, không thể ngăn được “tàu lạ”. Câu hỏi được đặt ra, nếu Trung Quốc cố tình đưa tàu chiến vào sát ranh giới bản đồ ”lưỡi bò” mà họ chưa chịu từ bỏ, liệu Việt Nam có nổ súng hay không, trong thời điểm hiện nay? Liệu phi cơ chiến đấu của Việt Nam có xuất kích chi viện ngoài khơi được hay không khi các sân bay quân sự của Việt Nam đều nằm trong tầm ngắm của các ”tụ điểm” Trung Hoa đang có mặt tại Tây Nguyên, Đà Nẵng, gần sân bay Sao Vàng v.v.

Vậy phải làm thế nào để bảo vệ chủ quyền Biển Đông thiêng liêng trước mưu đồ thâm độc, nham hiểm của Trung Quốc? Làm thế nào để ngư dân Việt Nam không nơm nớp sợ hãi mỗi lần dong buồm ra khơi, có thể yên tâm đánh bắt hải sản trên vùng biển truyền thống từ bao đời nay? Câu hỏi này hoàn toàn không đơn giản mà bất cứ ai từ dân cho đến người đứng đầu nhà nước đều biết. Hoặc giả dụ cũng có thể ai đó biết, nhưng họ không dám và không muốn vượt qua chính mình.

Nhưng nếu quan sát hiện tượng cá lạ vừa qua xuất hiện tại bãi biển Quy Nhơn thì đôi khi sự phức tạp lại trở nên đơn giản, nếu như người lãnh đạo có đủ tài, có đủ dũng khí, dám vượt qua cái sự ”tầm tầm” của người bình thường. Để người dân đi tắm biển không khiếp sợ, ám ảnh nỗi lo bị cá lạ bất thần tấn công thì chính quyền địa phương đã treo giải thưởng, thuê người bắt cá lạ. Từ đây mới suy ra, về lâu dài muốn giữ được chủ quyền biển đảo, muốn khai thác được các lợi nhuận từ biển, muốn tiến ra được biển lớn thì Việt Nam cần phải bằng mọi giá nhanh chóng dẹp nạn tàu lạ bằng cách Quốc tế hóa tranh chấp tại Biển Đông. Mặc dù Trung Quốc thế đang đi lên, làn sóng dân tộc chủ nghĩa đang bùng nổ sau những năm dài thua thiệt, bị đè nén. Mặc dù Trung Quốc giữ chặt quan điểm chỉ đàm phán song phương, không chịu Quốc tế hóa đàm phán đa phương các vấn đề liên quan đến Biển Đông, nhằm ”bẻ đũa từng chiếc”, lấn ép từng nước bé, nhưng hơn ai hết Trung Quốc hiểu rõ khái niệm ”Cao nhân tắc hữu, cao nhân trị”. Lịch sử đã nhiều lần chứng minh như vậy!

Sự tham lam, dã tâm xâm lược của Trung Quốc thông qua bản đồ hình lưỡi bò và những động thái hung hăng, côn đồ vô lý của họ trên Biển Đông vô hình trung đang đẩy những quốc gia láng giềng, luôn yêu chuộng sự yên ổn như Việt Nam vào sự lựa chọn bắt buộc. Với tình hình căng thẳng ngày một gia tăng mà nguyên nhân xuất phát từ phía Trung Quốc, dù muốn hay không thì Việt Nam ngoài kế hoạch Quốc tế hóa Biển Đông, bắt tay với các quốc gia ASEAN còn thậm chí cần phải có những liên minh, hiệp ước quân sự với một số cường quốc khác có quyền lợi tại Biển Đông.

Có thể thấy, tại thời điểm này chiến lược đa phương hóa quan hệ ra đời từ tháng 5/1988 của Việt Nam đã đạt mức bão hòa. Đã đến lúc Việt Nam cần nỗ lực kết giao với những quốc gia đủ sức mạnh tạo sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông. Gần đây, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã lỡ lời công khai ủng hộ lập trường của Nga đối với Gruzja, và mặc dù xét về ngôn ngữ ngoại giao đây là hành động sai lầm, nhưng qua đó cũng thấy rõ Việt Nam cũng đã thay đổi chiến lược ”Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước khác”. Do vị trí địa chính trị cũng như thực lực kinh tế của mình, Việt Nam không thể tiếp tục đi trên dây giữa các mối quan hệ của các cường quốc. Bởi vậy, để giữ chủ quyền biển đảo cũng như tính mạng, tài sản của ngư dân Việt Nam ngoài sự nỗ lực gắn kết khối đại đoàn kết dân tộc, bao gồm người Việt trong và ngoài nước nhằm đưa vị thế Việt Nam đi lên bằng những tiêu chí văn minh của loài người, xây dựng cho mình một lực lượng Hải quân hùng mạnh còn phải tìm cho mình những đồng minh nhất định với những hiệp ước rõ ràng.

Tuy nhiên, để tránh những vết xe đổ như sự kiện người Mỹ trên hạm đội Bảy khoanh tay nhìn nhìn Trung Quốc chiếm Hoàng Sa 1974 từ tay VNCH, hay Liên Xô mặc dù đóng quân ở cảng Cam Ranh vẫn không can thiệp khi Trung Quốc chiếm Gạc Ma, Trường Sa 1988. Rồi thậm chí chính quyền Bin Clinton làm ngơ không phản ứng khi Trung Quốc chiếm bãi Vành Khăn do Philipines đang quản lý… thì Việt Nam cần nên tỉnh táo. Đồng minh chỉ tồn tại khi hai bên cùng có lợi. Biết mình biết ta thì mới có đồng minh đúng nghĩa. Nếu Việt Nam làm được như vậy thì mới đủ tầm răn đe tàu lạ và ngăn chặn mưu đồ của Trung Quốc xâm chiếm toàn bộ biển đảo, cụ thể là quần đảo Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone- EEZ) của Việt Nam theo luật biển quốc tế.

PV

TD Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
http://www.boxitvn.net/bai/2644

Phó chủ tịch UBND đe dọa, 18000 công nhân vẫn đình công tiếp

“Ngày 6 tháng 4, ông Trần Văn Hiến, phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, đã có thông báo đề nghị CN chấm dứt đình công… Nếu CN nào không trở lại làm việc coi như tự ý nghĩ việc và công ty sẽ xử lý theo nội quy lao động và Bộ Luật Lao Ðộng.” Báo Người Lao Ðộng kể như thế và nói, “Việc làm này của UBND TP Biên Hòa là trái thẩm quyền bởi việc hoãn hoặc dừng cuộc đình công theo quy định hiện hành thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.”


BIÊN HÒA (TH) – Hơn 18,000 công nhân của hãng giày Pouchen ở Biên Hòa tiếp tục đình công sang ngày thứ 6 bất chấp lời đe dọa của nhà cầm quyền địa phương.

“Sáng 7 tháng 4, 2010, cuộc ngừng việc của hơn 18,000 công nhân (CN) Công ty Pouchen VN (chuyên gia công giầy cho hãng Nike, cơ sở ở Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai) đã bước sang ngày thứ 6 và chưa có dấu hiệu kết thúc.” Báo Người Lao Ðộng hôm Thứ Tư cho hay, “Ngoài yêu sách đòi tăng lương hằng năm, cải thiện bữa ăn, trả lương những ngày ngừng việc, CN còn phản ứng với cách cư xử của một số cán bộ quản lý của doanh nghiệp.”

Bản tin báo Người Lao Ðộng nói rằng nhà cầm quyền địa phương thị xã Biên Hòa, thay vì làm trung gian thương thuyết để chấm dứt đình công, đã chen vào đe dọa công nhân đình công là “trái thẩm quyền.”

“Ngày 6 tháng 4, ông Trần Văn Hiến, phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, đã có thông báo đề nghị CN chấm dứt đình công… Nếu CN nào không trở lại làm việc coi như tự ý nghĩ việc và công ty sẽ xử lý theo nội quy lao động và Bộ Luật Lao Ðộng.” Báo Người Lao Ðộng kể như thế và nói, “Việc làm này của UBND TP Biên Hòa là trái thẩm quyền bởi việc hoãn hoặc dừng cuộc đình công theo quy định hiện hành thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.”

Theo báo Người Lao Ðộng, “Do không đồng tình với cách giải quyết của công ty và thông báo của UBND TP Biên Hòa, CN cho biết tiếp tục ngừng việc trong ngày 7 tháng 4, 2010.”

Tờ báo thuật lại lời của công nhân hãng Pouchen cho biết họ đã bị “vắt kiệt” sức lao động nhưng không hề tăng lương hay trả phụ trội.

“Công ty liên tục tăng định mức lao động khiến CN phải làm ‘hụt hơi.’ Một số công đoạn trước đây được khoán định mức cho 3 người nhưng nay chỉ còn 2 người; có công việc hiện nay chỉ một CN làm, thay vì 2 người như trước nhưng lương không hề tăng.” NLÐ thuật lời của công nhân, “Cán bộ quản lý thì liên tục la mắng CN để ép phải đạt sản lượng.”

Chị N.T.L, CN xưởng may, bức xúc: “Nhiều khi chúng tôi không dám đi vệ sinh, bởi lẽ đi về xong là hàng ùn đầy trước mặt, làm tối tăm mặt mũi. Nhiều người bị bệnh cũng không dám xin nghỉ.”

Làm cực nhọc như thế nhưng bữa ăn của CN công ty Pouchen VN chỉ có 4,000 đồng/suất. Nhiều nữ CN kể lại đến bữa ăn, vừa đói vừa mệt, nhìn suất ăn mà “ngán ngẩm” nhưng vẫn phải gắng gượng nuốt cho xong bữa để lấy sức làm việc.

Theo sự ghi nhận mô tả trên báo Người Lao Ðộng những loại giầy Nike do công nhân Việt Nam gia công ở hãng Pouchen bán ở các thị trường Bắc Âu và Mỹ có giá “không dưới 100 đô la.” Nhưng giá xuất xưởng ở Việt Nam chỉ khoảng $8 đến $12 USD, cao nhất cũng không hơn $15 USD trong khi chi cho công nhân chỉ hơn $1 USD. Ðến 90% là chi vào chi phí nguyên liệu, quản trị, khấu hao máy móc thiết bị.

“Các nhà đầu tư nước ngoài đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ mồ hôi những người lao động nghèo khó. Thế mới biết, những người thợ VN làm việc trong các nhà máy gia công giày – thường được gắn mác là các ‘nhà thầu phụ’ như Pouchen VN – đã bị bóc lột thậm tệ như thế nào.” NLÐ viết.

Công nhân của Puchen đã đình công nhiều lần trước đây để đòi quyền lợi chứ lần đình công này không phải lần đầu.

Mấy ngày vừa qua, ngoài công ty Pouchen ở Ðồng Nai, một công ty gia công giầy vốn đầu tư ngoại quốc ở Quảng Nam cũng đã bị khoảng 1,500 công nhân đình công vì lương không đủ sống.

Trong khi đó, theo một bản tin khác của báo Lao Ðộng ngày 7 tháng 4, 2010, một cuộc đình công cũng đang xảy ra ở công ty Kwong Lung-Meko đặt tại thành phố Cần Thơ. Từ trưa 6 tháng 4, 2010, nguồn tin nói hơn 600 công nhân đã đòi tăng phụ cấp tiền ăn, tiền xe bị từ chối nên đình công xảy ra.

Báo Lao Ðộng nói cũng như hầu hết các cuộc đình công khác, công nhân Kwong Lung-Meko “đã đình công không thông qua tổ chức công đoàn.”

Cuộc đình công với một số công nhân lớn gần hai chục ngàn người ở Pouchen, Biên Hòa, là một sự kiện đáng chú ý.

Ngày 19 tháng 3, 2010, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam có bài viết nói rằng, “không dễ đình công đúng luật.” Theo bài báo, dù đang được dạo đờn sửa đổi Luật Lao Ðộng nhưng cái dự thảo mới này “có lợi cho chủ sử dụng lao động.”

Theo thống kê nêu ra trên bản tin báo Lao Ðộng ngày 26 tháng 5, 2008, năm 2006 có 378 vụ đình công. Năm 2007 có 541 vụ đình công. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 đã có gần 300 vụ đình công. Nạm lạm phát phi mã làm giới lao động khốn đốn đã kích thích mạnh mẽ giới công nhân phản ứng đòi quyền lợi.

Báo Người Lao Ðộng ngày 6 tháng 4, 2010 nói rằng trong ba tháng đầu năm nay, đã có 95 vụ đình công xảy ra ở Việt Nam nhưng hầu hết đều không được tường thuật.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=111085&z=1

http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1449

NÍN THỞ BƠI QUA VÙNG BIỂM TỬ THẦN

HỠI NHỮNG CHÍNH KHÁCH, NHỮNG VỊ CHỨC CAO, BỔNG LỘC HẬU; HỠI NHỮNG NHÀ LÝ LUẬN, NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO VÀ NHỮNG AI MÀ TRÁI TIM CHƯA KỊP HÓA ĐÁ...HÃY GIÀNH CHÚT THỜI GIAN, HÀY BỚT ĐI NHỮNG CUỘC ĐÀM ĐẠO VÔ BỔ THEO KIỂU TRÀ DƯ TỬU HẬU VỀ DIỄN BIẾN HÒA BÌNH ĐÂY ĐÓ; HÃY BỚT ĐI NHỮNG PHÁT SÚNG CHỈ THIÊN... ĐỂ MÀ NGÓNG VỀ VÙNG BIỂN QUẢNG NAM VÀ QUẢNG NGÃI, NƠI BÀ CON TA HÀNG NGÀY HÀNG GIỜ VẬT LỘN TRÊN BIỂN ĐỂ KIẾM MIẾNG ĂN, NUÔI VỢ NUÔI CON MỘT CÁCH NGHẸT THỞ BỞI LUÔN BỊ SỰ RÌNH MÒ, SỰ ĐE DỌA, BẮT CÓC TỐNG TIỀN, BẮN GIẾT MỘT CÁCH HUNG ĐỒ CỦA ÔNG BẠN 16 CHỮ VÀNG...NHỮNG KẺ ĐANG BIẾN BIỂN TRỜI QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI VIỆT THÀNH VÙNG BIỂN TỬ THẦN, NGƯ DÂN VIỆT NAM KIẾM ĂN TRÊN VÙNG BIỂN QUÊ HƯƠNG MÌNH MÀ LÚC NÀO CŨNG NƠM NỚP LO SỢ BỊ CƯỚP ĐI MẠNG SỐNG ?!



- Suốt chuyến hải hành khi tàu chúng tôi đi qua vùng biển quần đảo Hoàng Sa, bắt đầu đi ngang qua đảo Phú Lâm, xuống Hai Trụ, Tri Tôn về đảo Bom Bay được ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết”

Bởi nơi vùng biển này chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương….

>> Kỳ 1: 10 ngày nghẹt thở trên vùng biển Hoàng Sa

Đi qua vùng biển “tử thần”

Trước khi tàu bắt đầu chạy qua vùng biển đảo Phú Lâm, tôi được lệnh của thuyền trưởng Nguyễn T.T. yêu cầu đem toàn bộ máy móc bọc vào túi ni-lon cột chặt đưa cất giấu dưới hầm tàu để đề phòng khi tàu Trung Quốc phát hiện bắt giữ .

hs14.JPG

Chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần"

Thuyền trưởng T. bảo: “Nếu không may bị tàu TQ bắt giữ, phát hiện anh đem theo máy ảnh, chắc chắn anh khó có đường trở về. Vì vậy, trường hợp xấu nhất, có thể phải vứt bỏ toàn bộ máy móc anh mang theo xuống biển, nếu như anh muốn bảo toàn mạng sống để trở về…”

Không biết thực hư lời cảnh báo đó như thế nào. Nhưng trong hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm qua vùng biển được bà con ngư dân mệnh danh là vùng biển “tử thần” hay vùng biển “chết” này, toàn bộ đèn trên tàu được lệnh tắt. Chỉ còn bóng điện nhỏ đủ soi sáng chiếc la bàn đặt trước bánh lái cho tài công định hướng chạy tàu giữa đêm đen trên biển.

Trên gương mặt thuyền trưởng Nguyễn T.T lộ rõ vẻ căn thẳng, mắt luôn quan sát phía trước và hai bên. Thuyền trưởng T. kể: Hơn 22 năm bám vùng biển Hoàng Sa từ những ngày còn là ngư dân đi bạn đến khi sắm tàu, anh thuộc vùng biển này như lòng bàn tay và nhận biết ánh đèn của các tàu. Đâu là tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam , đâu là tàu quân sự, tàu tuần tra của Trung Quốc. Trừ trường hợp tàu tuần tra của Trung Quốc bất thần xuất hiện thì bó tay. Nếu phát hiện từ xa, thì còn có cơ may chạy thoát.

9.JPG

Biển Hoàng Sa chụp từ khoang tàu trước khi chuẩn bị vượt qua vùng biển "tử thần

Chỉ tính trong hơn 10 năm qua đã có hàng trăm tàu của ngư dân Việt Nam, chủ yếu ở 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi đánh bắt tại đây bị tàu Trung Quốc bắt giữ, đánh đập, cướp tàu và đòi tiền chuộc. Thậm chí nhiều người bỏ mạng, bị thương….

Nơi vùng biển “tử thần” này, chỉ mới hôm ngày 23-3, khi trên đường từ Hoàng Sa trở về, tôi lại nhận được tin tàu của ông Tiêu Viết Là, một tàu đánh bắt công suất 70 CV mang số hiệu Qng-50362 mà tôi đã gặp nơi vùng biển Hoàng Sa cùng 12 thuyền viên trjavascript:void(0)ên tàu đang đánh bắt cách đảo Phú Lâm khoảng chừng 4 hải lý đã bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ đòi khoảng tiền chuộc hơn 150 triệu đồng.

Tôi vuốt ngực, ơn trời tôi đã gặp may. Nếu hôm 22-3, tôi ở lại trên chiếc tàu ấy, chắc giờ này đã trở thành “con tin” bị Trung Quốc bắt giữ nơi đảo Phú Lâm.

Tôi vẫn còn nhớ như in câu chuyện mà ông Là kể cho tôi nghe hoàn cảnh khi ông đã 2 lần trắng tay vì bị Trung Quốc bắt giữ thu tàu. Sự đời người ta bảo”họa bất hoá tam”, nhưng với ông, lần bị bắt này là thứ 3 trong vòng hơn 5 năm qua.

Ông kể: 2 lần trắng tay trở về, rồi đi bạn làm thuê không đủ nuôi vợ con 7 người trên bờ. Đánh liều ông vay tiền mua tàu và ra Hoàng Sa. Lần này thì ông cùng 11 thuyền viên tiếp tục bị bắt, thu tàu, đòi tiền chuộc với số tiền vượt ngoài khả năng của một ngư dân nghèo.

’Sửa
Sửa máy móc cho an toàn chờ trời tối để vượt qua vùng biển "tử thần"




Việc ngư dân Việt Nam đi ngang hay đánh bắt tại khu vực đảo Phú Lâm, Tri Tôn thường xuyên bị tàu tuần tra Trung Quốc bắt giữ thu tàu xảy ra như cơm bữa trong những năm gần đây. Bởi Trung Quốc không muốn sự có mặt thường xuyên của ngư dân Việt Nam tại vùng biển này. Nhưng đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam , việc Trung Quốc bắt giữ tàu đòi tiền chuộc là vô lý…”, thuyền trưởng Nguyễn Thanh Tuấn nói.

Đó là chưa kể hàng trăm tàu khác với hàng trăm ngư dân phải bỏ mình nơi vùng biển này vì bão tố.

Chỉ tính riêng trận bão Chan Chu hồi tháng 5-2006, đã có hơn 158 ngư dân tại các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và TP. Đà Nẵng bỏ mình khi đánh bắt tại khu vực biẻn Hoàng Sa bị cơn bão Chan Chu nhấn chìm.

Hơn 10 giờ nghẹt thở

Suốt chuyến hải hành chạy ngang vùng biển đảo Phú Lâm, Tri Tôn đến vùng biển đảo Bom Bay phải mất hơn 10 giờ tàu chạy trong bóng đêm.

Thuyền Trưởng Nguyễn T.T bảo với tôi rằng: “Đây là vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam , nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ. Cách đây chừng 10 năm, vùng biển này còn là vùng biển chung, tàu đánh bắt các nước trong khu vực cùng đánh bắt quanh các đảo. Nhưng không hiểu tại sao, mấy năm gần đây Trung Quốc lại tăng cường tuần tra, không cho tàu các nước đánh bắt, muốn độc chiếm khu vực biển Hoàng Sa và không muốn sự xuất hiện của ngư dân Viẹt Nam, nên thường xuyên bắt giữ thu tàu…”.

ms.JPG
Những chiếc tàu đã từng vượt qua vùng biển "tử thần" an toàn

Còn thuyền trưởng Trương Minh Quang thì bảo rằng, anh đã có hơn 22 năm bám nơi vùng biển Hoàng Sa. Những năm trước, khi đánh bắt cũng như đi qua vùng biển này vào ban ngày đều bình yên. thường xuyên gặp tàu Trung Quốc tuần tra, không hề bị xua đuổi hay bắt bớ. Nhưng không hiểu vì sao độ chừng 5 năm trở lại đây, tàu quân sự và kiểm ngư của Trung Quốc lại có những động thái bắt giữ tàu đánh bắt của bà con ngư dân Việt Nam .

Đến 1 giờ sáng đêm ngày thứ 3, tàu chúng tôi đã vượt qua vùng biển “tử thần” nằm sát đảo Phú Lâm chừng 10 hải lý. Vùng biển đảo chìm Bom Bay hiện ra trong màn đêm. Theo tay chỉ của thuyền trưởng T., đảo chìm Bom Bay hiện ra giữa mênh mông biển cả chỉ xác định qua ánh đèn hiệu nhấp nháy được Trung Quốc cho xây dựng trên đảo này.

Đây là đảo không có lực lượng quân sự Trung Quốc đóng giữ. Nhưng theo thuyền trưởng T. cho biết, thỉnh thoảng tàu quân sự và tàu kiểm ngư Trung Quốc vẫn thường xuyên tuần tra tại khu vực này. Nhiều tàu đánh bắt của ngư dân Việt Nam thường xuyên bị bắt giữ.

Tuy nhiên, vùng biển quanh đảo Bom Bay vẫn là ngư trường tương đối an toàn cho bà con ngư dân đánh bắt vào ban đêm. Đặc biệt là nghề lặn biển săn tìm hải sâm, tôm hùm và các loài cá quí nhiều vô kể nơi các rạn san hô quanh đảo.

Phía bên kia là đảo Phú Lâm cách 10 hải lý
Phía bên kia là đảo Phú Lâm cách 10 hải lý

Điểm quyết định dừng tàu để chuẩn bị đánh bắt lúc 1 giờ sáng ngày thứ 3 sau chuyến ra Hoàng Sa được thuyền trưởng T. xác định là cách đảo Bom Bay chừng 2 hải lý nằm ở toạ độ 16 độ 03-447N và 112 độ 26-854E thuộc vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Cả rạn san hô quanh khu vực đảo Bom Bay kéo dài hơn 12 hải lý là ngư trường tốt nhất cho nghề lặn biển vào ban đêm của ngư dân Việt Nam .

Thuyền phó T.V. A. chuẩn bị đồ nghề cho đêm đánh bắt đầu tiên ra Hoàng Sa. Thời gian được ấn định cho hai nhóm thợ lặn là 4 giờ đồng hồ, chia làm 2 ca. Sau đó, tàu phải lập tức rời nơi đánh bắt trước 5 giờ sáng ra hải phận quốc tế neo đậu để tránh tàu tuần tra Trung Quốc truy đuổi bắt giữ.

  • Vũ Trung
    (Còn tiếp)
  • ( Nguồn: Vietnamnet )
http://vn.360plus.yahoo.com/phamvietdaonv/article?mid=4644

Hãy mau thức tỉnh trước khi quá muộn

Hãy mau thức tỉnh trước khi quá muộn

Chúng tôi xin bắt đầu bài viết này bằng lời nói của ông Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng tin vào những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Thật vậy, tất cả những gì mà các nhà lãnh đạo ĐCSVN đã thực hiện qua từng giai đoạn, từng thời kỳ đối với đất nước và nhân dân khiến cho chúng tôi phải suy nghĩ lại lời nói này của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

Khi còn nhỏ dưới mái trường giáo dục của đảng, chúng tôi lúc nào cũng nghĩ rằng đế quốc Mỹ rất ác với nhân dân VN, là kẻ thù không đội trời chung của nhân dân VN. Từng bài học kể lại những chiến công đánh Mỹ của các chiến sĩ trong lực lượng Quan đội Nhân dân VN, từng bài toán cộng, trừ về con trâu chém Mỹ, con ong đánh Mỹ…v.v…, dĩ nhiên trong đó cũng có sự ươn hèn bán nước của chính quyền theo Mỹ mà đảng cho là bọn ngụy quân, ngụy quyền.

Chúng tôi còn được các thầy cô dạy về lòng yêu dân mến nước của bác Hồ trên con đường giải phóng dân tộc trước kẻ thù xâm lược là đế quốc Pháp và Mỹ. Với tâm hồn ngay thơ trong trắng, chúng tôi lúc nào cũng tôn vinh bác Hồ là vị cha già dân tộc, là một bậc thánh duy nhất của VN. Nhưng rồi khi lớn lên chúng tôi được tiếp xúc với mọi thành phần trong xã hội, chứng kiến những lời nói và việc làm của các nhà lãnh đạo đất nước trong các ban ngành của đảng, nhất là khi chọn ngành luật để tiến thân, được tiếp cận và tham khảo nhiều nguồn thông tin trong thời buổi @ ngày nay, đã làm đảo lộn hoàn toàn về tư duy của chúng tôi đối với những gì mà trước đây chúng tôi đã tôn thờ.

Trong thời đại văn minh và hội nhập vào tiến trình phát triển của đất nước, mọi điều gian dối để nhằm che đậy dã tâm của một nhóm quyền lực lãnh đạo đất nước như hiện nay là việc làm vô nhân đạo không thể chấp nhận được bởi vì, nếu như một người bác sĩ dở chữa bệnh sai phát đồ trị bệnh thì sẽ làm chết chỉ có một bệnh nhân. Nhưng nếu cả một nền giáo dục của quốc gia được cổ súy trên lập trường giả dối, lỗi thời với mục đích chỉ phục vụ cho một thiểu số thành phần và quyền lợi riêng của một nhóm người, chắc chắn nó sẽ là hệ quả đen tối nhất cho cả một thế hệ mầm non và tuổi trẻ là những nhân tố tương lai của đất nước sau này. Càng tệ hại hơn khi đất nước được lãnh đạo bởi những con người không có kiến thức, không có tài, không có đức và không có tầm nhìn chiến lược, không có những chính sách phù hợp với lòng dân, phù hợp với trào lưu phát triển của nhân loại thì quốc gia đó sẽ không bao giờ tiến bộ được. Chúng tôi không chủ quan, trái lại chúng tôi luôn luôn khách quan trong sự nhận định của mình bằng tất cả những chứng cứ có thật và rõ ràng đã và đang xảy ra trên quê hương đất nước. Chúng tôi hy vọng rằng: những dẫn chứng của chúng tôi sẽ đánh thức được lương tâm của những ai còn tuyệt đối trung thành với đường lối của các nhà lãnh đạo CSVN hiện nay, nhất là các chiến sĩ trong lực lượng quân đội, công an là những người đang mang trên mình nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ đất nước và nhân dân.

- Tại sao sau ngày 30/4/1975, chính quyền luôn luôn tuyên bố là Tổng thống Thiệu của VNCH mang 16 tấn vàng (tài sản của quốc gia miền Nam) ra nước ngoài để làm của riêng. Nhưng sự thật lại hoàn toàn không có bởi vì, chúng tôi đã đọc được loạt bài “Vàng đổi chủ” đăng trên báo Tuổi trẻ thời gian từ 25/4 đến 2/5/2006 tường trình về cuộc bàn giao 16 tấn vàng của Miền Nam cho Ủy ban Quân quản Cách mạng, cũng như trong cuốn sách “ Từ tòa bạch ốc đến Dinh độc lập” của TS Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L.Schecter được nhà xuất bản Trẻ Hà Nội tái bản năm 1990, trang 480 cũng xác nhận là ông Thiệu không có lấy 16 tấn vàng ra nước ngoài.

- Tại sao phải đưa vào chương trình giáo dục và bắt học sinh phải học về ngọn đuốc sống Lê văn Tám, trong khi nhân vật Lê văn Tám là không có thật, mà do ông Trần huy Liệu là trưởng ban thông tin-tuyên truyền của đảng tự nghĩ và đặt ra. Theo lời kể của GS Phan Huy Lê thì trước khi chết ông Trần Huy Liệu có nói với ông: sau này nếu điều kiện cho phép thì xin đính chính lại một sự thật này để ông được nhẹ nhàng nơi chính suối.

- Tại sao lại bắt nhân dân phải tin bác Hồ là vị cha già dân tộc, là bậc thánh của VN, được tổ chức Unesco LHQ công nhận là danh nhân của thế giới. Sự thật tổ chức Unesco LHQ chỉ nhận đơn xin của ĐCSVN, chớ chưa từng có bất cứ quyết định nào công nhận bác Hồ là danh nhân của thế giới cả. Trong buổi lễ tuyên dương bác Hồ tại Paris năm 1990 là do tòa đại sứ VN tự tổ chức và không có sự tham dự của Unesco LHQ.

- Tại sao phải bắt nhân dân tin bác Hồ là con người luôn luôn sống độc thân, suốt đời chỉ biết lo cho dân cho nước. Trong khi thực tế, ông vẫn có vợ, có con như bao nhiêu người khác. Người vợ đầu tiên của ông là bà Tăng tuyết Minh cưới bên TQ, còn người vợ gây nhiều tranh cải ở VN về cái chết của bà là Nông thị Xuân đã sinh cho ông một đứa con trai do chính ông đặt tên là Nguyễn tất Trung, hiện nay vẫn còn sống tại Hà nội với vợ và 5 con. Về huyền thoại của cuộc đời bác Hồ thì còn rất nhiều những nhân chứng hiện vẫn còn sống, đã từng có một thời gian dài làm việc và sống bên ông kể lại như Hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của nhà văn Vũ Thư Hiên, con của ông Vũ đình Huỳnh (thư ký riêng của bác Hồ) cùng với 12 tập phim “Sự thật về HCM” do LM Nguyễn Hữu Lễ chủ xướng, đang được trình chiếu khắp nơi trên thế giới và lưu trữ trên các trang web toàn cầu, trong nước rất nhiều người xem là một bằng chứng hùng hồn cho những ai muốn đi tìm sự thật để xác nhận lại sự hiểu biết và hướng đi của mình. Nếu đây là cuốn phim không đúng sự thật thì tại sao chính quyền CSVN lại im lặng không thưa LM Lễ ra tòa án quốc tế?

- Mới đây trên báo QĐND ngày 12/2/2010 tác giả Hồ Ngọc Sơn viết: năm 1992 Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của VN là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và ĐT Võ Nguyên Giáp. Nhưng thực tế chính ông Bùi Tín (cựu đại tá QĐNDVN, cựu phó Tổng biên tập báo Nhân dân cơ quan ngôn luận của đảng) hiện đang sống tại Pháp đã xác nhận là không bao giờ có chuyện đó qua bài viết của ông “Khen quá lố, không nên”, được đăng trên các trang web toàn cầu. Chúng tôi tin rằng với lòng tự trọng của một tướng lãnh tài ba như ĐT Võ nguyên Giáp thì ông cũng không bao giờ muốn bất cứ ai ca ngợi mình bằng những câu chuyện bịa đặt không có thực.

- Đương kim thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: “tôi yêu nhất, thích nhất là trung thực, ghét nhất, giận nhất là giả dối”. Nhưng thử hỏi tất cả các quyết định và chỉ thị của ông ký không thông qua Quốc hội hoặc bất cứ cuộc trưng cầu dân ý nào như chỉ thị 37: cấm báo chí tư nhân; Chỉ thị 57: cấm tập họp đông người nơi công cộng; Quyết định 167: cho TQ khai thác Bô xít Tây nguyên, một đại dự án đã gây ra sự mất nước trong tương lai, khiến cho các tướng lãnh trong đó có ĐT Võ Nguyên Giáp và trên 3000 nhà trí thức khoa học ưu tú trong và ngoài nước cùng với các đại biểu QH phản đối nhưng ông thủ tướng vẫn không nghe; Quyết định 197: cấm phản biện công khai khiến cho hội IDS của GS Hoàng Tụy và GS Nguyễn Quang A phải giải tán thì ông lại cho là theo ý muốn của toàn dân. Trong khi, miệng ông luôn luôn hô hào cương quyết chống tham nhũng, tiêu cực., nhưng trong lần trả lời chất vấn ngày 19/11/2009, đại biểu Lê văn Cuông hỏi về một chủ tịch tỉnh Hà Giang đã 5 lần không thi hành chỉ thị của thủ tướng thì ông trả lời không biết, còn đại biểu Trần thị Quốc Khánh hỏi về kết quả thực hiện chống tham nhũng thì ông trả lời: hơn 3 năm làm thủ tướng chưa lần kỷ luật ai, sẽ noi gương theo thủ tướng Phạm văn Đồng là không kỷ luật ai.

- Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khi qua Mỹ có phát biểu: bất đồng chính kiến là chuyện bình thường. Nhưng rõ ràng trong nước thì hầu hết những người công khai đấu tranh ôn hòa cho dân chủ, nhân quyền, công khai bày tỏ quan điểm bất đồng về sự sai trái của chính quyền đều bị bắt bỏ tù với nhiều tội danh như: tuyên truyền chống nhà nước, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân hoặc bị công an theo dõi, trù dập, cô lập về kinh tế và khủng bố tinh thần kể cả bị hành hung qua chiêu bài quần chúng tự phát.

- Lúc nào các nhà lãnh đạo CSVN cũng hô hào bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Nhưng khi sinh viên học sinh và nhân dân biểu tình phản đối sự xăm lăng của TQ thì công an lại đàn áp thẳng tay.

Còn rất nhiều những lời nói giả dối của các nhà lãnh đạo cấp cao trong chính quyền đang xảy ra hàng ngày trên khắp miền đất nước, trên nỗi khổ đau của nhân dân. Trong bài viết này chúng tôi xin đơn cử điển hình một vài lời phát biểu của những người đã từng là đảng viên cao cấp trong đảng, từng là nhà trí thức có thời gian dài phục vụ cho đảng như ông Trần Q. Thuận (cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội): “Cái lớn nhất bị mất đó là đạo đức. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. Nói dối hàng ngày nên thành thói quen, thói quen dùng lâu ngày thành đạo đức, mà cái đạo đức ấy là rất mất đạo đức, nhưng nó lại là đạo đức cách mạng”. Bà Ngô bá Thành (cựu chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật QH) từng nói “ Ở VN có cả một rừng luật, nhưng chỉ dùng một thứ luật duy nhất đó là luật rừng”.

Về phương diện giáo dục thì theo GS Hồ Ngọc Đại trả lời nhà báo Nguyễn Quang Thiều đăng trên tuanvietnam.net có đoạn ông nói “Khi mà 5% dân cư đi học và thất bại cả 5% thì không sao. Nhưng với một nền giáo dục mà tất cả trẻ em được dạy bảo sai thì điều đó sẽ khiến cho cả thế hệ sai lầm, cả dân tộc sai lầm. Dân tộc đó là dân tộc của 100 năm về trước, chớ không phải là dân tộc của ngày hôm nay. Đây là nỗi đau của cả dân tộc”. Tuy GS Đại không nói thẳng ra là dân tộc VN, nhưng những gì mà hệ thống giáo dục VN đang tồn tại thì rất đúng với lời nói của GS Đại.

Hoàn cảnh của đất nước VN hiện nay, các nhà lãnh đạo đang trung thành với các tiêu chí của bọn người xăm lăng TQ đề ra, đó là 16 chữ vàng và 4 tốt. Mới đây trong cuộc hội đàm với thủ tướng Dũng tại Hà nội, Dương khiết Trì thay mặt ĐCSTQ chỉ đạo cho thủ tướng Dũng thêm 4 mối tương quan nữa: “Sông núi liền nhau, văn hóa hiểu nhau, lý tưởng giống nhau và vận mệnh gắn bó với nhau”. Hiệp định về biên giới và hiệp ước vùng biển khiến cho đất nước VN mất hẳn Ải nam quan, 2/3 thác Bãn giốc cùng bãi Tục lãm, trên 10 ngàn km2 vùng biển vịnh bắc bộ. Quần đảo Hoàng sa nơi có 58 chiến sĩ của VNCH hy sinh trong trận tử chiến với hải quân TQ vào tháng 01/1974, quần đảo Trường sa cũng có 64 chiến sĩ QĐNDVN hy sinh trong cuộc xăm lăng của TQ năm 1988. Hơn 60 ngàn chiến sĩ QĐND phải đền nợ nước trong cuộc chiến tranh xâm lược biên giới của TQ năm 1979. TQ đang dung mọi mưu mô và mánh khóe để xâm lược nước ta, nhưng các nhà lãnh đạo VN lại luôn tôn thờ đã khiến cho những ai có lương tri phải suy nghĩ là giữa ý đảng và lòng dân phải chăng vẫn còn khoản cách đối nghịch với nhau. Hiện nay, TQ đã xây dựng xong phi trường quân sự ở HS, còn TS thì căn cứ quân sự cũng được hoàn thành, 80% vùng biển Đông của ta hiện TQ đang làm chủ, các ngư dân đánh cá của VN đánh cá trên vùng biển này của VN thì TQ tự do bắt giữ, đánh đập để đòi tiền chuộc và tịch thu tài sãn trước sự im lặng của các nhà lãnh đạo CSVN. Thời gian vừa qua TQ còn cho hàng trăm ngư thuyền đánh cá vào sâu trong thềm lục địa của VN. Sau khi hăm dọa các công ty dầu hỏa của Anh và Mỹ khiến họ phải hủy bỏ các hợp đồng đã ký với VN và rút lui thì hiện nay, TQ đang ngang nhiên khai thác dầu hỏa trên vùng biển này của VN. Song song với sự đàn áp đối với những ai dám lên tiếng phản đối hoặc biểu tình chống TQ, thỉnh thoảng phát ngôn viên VN có lên tiếng phản đối chiếu lệ về chủ quyền HS-TS, vì đây là kế sách của chính quyền CSVN nhằm xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân. Hành động không dám đưa tranh chấp ra diễn đàn LHQ và tòa án quốc tế, chứng tỏ các nhà lãnh đạo CSVN đang âm thầm lừa gạt nhân dân trong vai trò biến VN là Tây tạng 2 của TQ sau này. Với những sự ca ngợi tình hữu nghị VN-TQ mà các hệ thống báo đài cùng với trên 700 tờ báo hàng ngày đang cổ vũ là bằng chứng để chúng tôi khẳng định sự suy nghĩ của chúng tôi là đúng. Thêm một hành động lệ thuộc TQ vào dịp tết nguyên đán Canh Dần vừa qua, khiến cho chúng tôi không biết phải hiểu sao về các nhà lãnh đạo của mình. Sau những sự cố truyền thông như: tên miền trang web công thương hợp tác với TQ của VN lại do chính bên TQ sử dụng để chống phá VN trong thời gian dài, trang web của ĐCSVN đăng nguyên văn bài tập trận của hải quân TQ xác nhận chủ quyền của TQ trên quần đảo HS-TS, tiếp đến các tấm pano kỷ niệm 65 năm thành lập QĐNDVN trên các ngã đường thành phố HCM lại in hình đoàn quân của TQ, rồi tiếp đến bài ca: sông liền sông, núi liến núi, cùng chung biển đông, đặc biệt cuối bài hát là câu “nhân dân ta ca muôn năm HCM- Mao trạch Đông” được nam, nữ ca sĩ lập lại tới 3 lần được trực tiếp truyền hình trên VTV1, VTV3 vào đêm giao thừa năm Canh Dần vừa qua trước sự ngỡ ngàng của hàng triệu người xem.

Trong những tháng vừa qua lại còn thêm 10 tỉnh, trong đó có các tỉnh biên giới cho HK, ĐL, nhất là TQ thuê trên 300 ngàn hecta rừng trong thời hạn 50 năm, khiến cho trung tướng Đồng sĩ Nguyên và thiếu tướng Nguyễn trọng Vĩnh, thiếu tướng Nguyễn hữu Anh phải đưa kiến nghị phản đối. Không biết rồi đây kết quả sẽ ra sao theo lới hứa của thủ tướng Nguyễn tấn Dũng với trung tướng Đồng sĩ Nguyên? Trong khi đó, mọi cá nhân, mọi tổ chức đấu tranh ôn hòa bằng lời nói, bằng các bài viết đăng trên mạng thì đều bị kết tội tuyên truyền chống nhà ước, âm mưu lật đổ chính quyền, bị các thế lực nước ngoài xúi giục theo diễn biến hòa bình…v.v…mặc dù, các chủ trương và các cương lĩnh phổ biến công khai của các cá nhân và các tổ chức này đều không có từ nào mang nét lật đổ chính quyền cả, mà họ chỉ đòi hỏi một sự công bằng là các nhà lãnh đạo ĐCSVN phải chấp nhận đối thoại trong hệ thống đa nguyên mà thôi. Còn những nước ngoài mà chính quyền cho là xúi giục thì thực tế hàng ngày đang giúp đỡ, viện trợ tiền bạc cho sự tồn tại của chính quyền CSVN về mọi mặt như: kinh tế, quốc phòng và giáo dục. Nói người ta là kẻ thù nhưng con cái của các nhà lãnh đạo thì cứ tiếp tục cho đi du học vào các nước của người ta, còn tiền bạc cũng vẫn cứ tiếp tục gửi vào các ngân hàng của họ, có bao giờ các nhà lãnh đạo CSVN gởi con mình du học qua TQ không? Trong tình hình nhạy cảm hiện nay của đất nước thì ai là kẻ thù thật sự của VN, xin mọi người phải thực tâm nhận rõ, nhất là các cấp chỉ huy trong lực lượng quân đội, công an thành phần đang mang trên mình nhiệm vụ bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống yên lành cho nhân dân? Có phải các nhà lãnh đạo VN ngày nay đang thực hiện con đường cho VN làm chư hầu của TQ trong tương lai đúng như lời kêu gọi của cựu TBT đảng Trường Chinh đăng trên nhật báo Tiếng Dội số 462 ngày 24/8/1951, tòa soạn 216 đường Gia Long Sài gòn mà chúng tôi đã sưu tầm được. Nội dung như sau:

Ủy ban kháng chiến VNDCCH năm thứ 7/ ĐLĐVN

Số 284/LĐ/ Độc lập Tự do Hạnh phúc

Hởi đồng bào thân mến,

Tại sao lại nhận vào đất nước VN yêu mến của chúng ta là một nước biết bao lâu làm chư hầu cho TQ cái thứ chữ kỳ quặc của bọn da trắng đem đến. Tại sao lại truyền bá trong dân chúng từ Ải nam quan đến mũi Cà mau, cách viết chữ kỳ dị của tên thực dân Alexendre de Rhodes đã đem qua xứ mình như thế. Không, đồng bào ta nên loại hẳn cách viết theo lối Âu-Tây ấy, một cách viết rõ ràng có mau thật đấy. Nhưng ta hãy trở về với thứ chữ của ông bà ta ngày trước là thứ chữ nho của TQ.

Vì người Trung hoa, bạn của ta, có lẽ là thầy của chúng ta nữa, ta không hổ thẹn mà nhìn nhận như thế, có phải Trung Hoa là dân tộc văn minh trước nhất hoàn cầu không? Còn nói gì đến y khoa của Âu Mỹ, chúng chỉ cắt, đục, khoét, nạo có thế thôi.

Hởi đống bào yêu mến!

Chúng ta phải gạt bỏ cái thứ trị bệnh của các nước phương Tây đem qua xứ ta. Ta hãy bỏ nhà bảo sanh, bệnh viện của chúng. Ta dùng thuốc dán của ông cha ta để lại và nhất là dùng thuốc Tàu danh tiếng khắp cả hoàn cầu. Ta hãy trở về phương pháp này, trước là để ủng hộ các bạn Trung hoa, sau nữa là để loại bỏ ra khỏi nước VN yêu mến của chúng ta bao nhiêu những đồ nhập cảng thực dân như là khoa học, phát minh…v.v….Ta hãy quét sạch lũ trí thức đã xuất thân ở các trường Âu-Mỹ, đế quốc và thực dân.

Chúc tổng phản công và thi hành mọi phương pháp bài trừ thực dân.

Trường Chinh (Tổng thư ký đảng Lao động VN)


Chúng tôi rất tiếc cho các nhà trí thức VN tốt nghiệp tại các trường danh tiếng của Tây phương đã hết lòng phục vụ cho ĐCSVN, để rồi cuối đời tất cả đều phải ân hận. Đã đến lúc các nhà lãnh đạo ĐCSVN, các thành phần đang trung thành với đường lối của một thiểu số người chóp bu bảo thủ của đảng nên sớm thức tỉnh trước khi quá muộn.

Sài Gòn, ngày 6/04/2010

Hương Trà cùng nhóm bạn trẻ (Email: huongtra13@gmail.com)


TB: Hiện nay, LM Nguyễn Văn Lý được tạm đình chỉ tù để về tòa Giám mục Huế trị bệnh, chúng con đã nghe những lời phát biểu đầy hào hùng của cha với các phóng viên báo đài và phó đại sứ Mỹ. Chúng con rất vui mừng và kính xin Chúa ban phép lành cho Cha mau sớm lành bệnh, để Cha tiếp tục làm ngọn đuốc soi đường cho chúng con trên con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền mà toàn dân đang mong đợi. Kính xin Cha nhận nơi đây với tất cả tấm lòng ngưỡng mộ của chúng con.

Về nơi nuôi dưỡng tinh thần chống ngoại xâm

Phạm Thành

Tiền trăm tỷ, nghìn tỷ chi ra để làm lễ hội kỷ niệm mừng chiến thắng, khiến cõi lòng mỗi chúng ta xót xa, vì dân ta hiện còn quá nhiều người phải nhọc nhằn hàng ngày để kiếm một nghìn, vài nghìn đồng nhằm duy trì cuộc sống. Nhưng, bỏ qua điều đó, chúng ta sẽ có lý do để vui với những lễ hội dạng này. Vì lễ hội chiến thắng, thường là nơi để ý thức bảo vệ chủ quyền đất nước được khôi phục, thăng hoa, phát huy ảnh hưởng. Đó là cảm nhận của tôi khi tham dự lễ hội kỷ niệm 45 năm Hàm Rồng chiến thắng, diễn ra đêm 3/4/2010 tại đồi C4 Anh hùng, ngay ở phía Nam cầu Hàm Rồng, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đồi C4 là trận địa pháo cao xạ quan trọng của quân dân ta ngày đó. Người xứ Thanh đến dự đông đảo, thuộc đủ mọi thành phần: già, trẻ, gái, trai; cán bộ, nhân dân, sinh viên, học sinh, công nhân, nông đân, bộ đội, công an và có cả quan chức trung ương, các tỉnh bạn. Nét mặt ai ai cũng hân hoan, rạng rỡ. Nó thực sự là ngày hội của những người con đất Việt luôn giữ chữ Tổ quốc ở trong tim.

Tại đây, một kịch bản Hàm Rồng chiến thắng, dài độ 90 phút, dựa trên những sự kiện lịch sử có thật về trận chiến đấu giữa quân và dân Thanh Hóa với máy bay của Mỹ quyết phá cho kỳ được cây cầu hiểm yếu này, diễn ra trong 2 ngày 3 và 4/4/1965, được tái hiện. Những tiếng gầm rú ghê rợn của máy bay Mỹ, những khẩu pháo cao xạ của quân ta nhả đạn oàng oàng và những tiếng hô đanh thép “quyết chiến giữ cầu” vang lên. Rồi tiếng bom nổ, tiếng khóc, tiếng thét của bộ đội, dân quân bị trúng đạn hy sinh. Rồi hình ảnh những dân quân Hàm Rồng, Nam Ngạn, Yên Vực mình quấn lá ngụy trang lao trong bom đạn để tải thương, vác đạn hay đem từng ca nước uống, từng nắm cơm đến tận trận địa pháo cho các chiến sĩ. Rồi hình ảnh những đoàn quân ra trận, những bàn tay vẫy vẫy; những lời hẹn ước của tình yêu sau ngày chiến thắng trở về…

Một cuộc chiến đấu thật máu lửa với tinh thần “quyết chiến, quyết thắng”, bất chấp hy sinh. Nhờ tinh thần đó, trong hai ngày, 47 máy bay các loại của Mỹ bị bắn hạ và cây cầu vẫn sừng sững nối hai bờ đưa những đứa con của dân tộc đi vào hỏa tuyến. “Hàm Rồng chiến thắng” đã thực sự tiếp sức cho cuộc kháng chiến chống Mỹ ác liệt đi tới thắng lợi cuối cùng vào ngày 30.4.1975.

Tại sao quân, dân ta lại có tinh thần “kiên cường bất khuất” này? Không thể nói khác, đó là truyền thống, là sự kết tinh của ý chí độc lập dân tộc của cộng đồng người Việt đã có cả nghìn năm, mà vì nó, cha ông ta trước đây và ngay nay là chúng ta, đã không quản hy sinh, mất mát. Nhờ có truyền thống và sự kết tinh ấy mà đất nước Việt Nam ta phải qua nghìn năm Bắc thuộc mà không bị đồng hóa bởi chủ nghĩa Đại Hán. Nhờ thế mà từ ngàn năm nay ta mới thắng được những đế quốc hùng mạnh hơn ta nhiều lần như: Hán, Tống, Nguyên Mông, Pháp, Nhật, Mỹ.

Chao ôi ! Như thế thì, trên mỗi tấc đất hay biển cả của Đại Việt ta, có chỗ nào lại không đẫm máu con dân Việt; lại không có cốt hóa của con dân Việt tụ hội thành hồn thiêng của dân tộc.

Đến với những kỷ niệm chiến thắng, hồn cốt chúng ta sẽ được nuôi dưỡng cái tinh thần đó. Cái chữ Tổ quốc có thể đang “gà gật” hay đang mê mải với hành trình quyền, tiền, danh vị… sẽ tự nhiên được đánh thức trong trái tim mình.

Và từ nó, trái tim sẽ lại vang lên với bao điều trăn trở về Tổ quốc hiện nay. Và rồi, trái tim sẽ đau và dần dần căng lên, uất hận:

- Kẻ nào rắp tâm đem đất, và biển đảo dâng cho Tầu?

Sẽ bị hồn thiêng núi sông và biển cả, hỏi tội nay mai.

- Kẻ nào rắp tâm hủy hoại tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước của con dân Đại Việt?

Sẽ bị hồn thiêng chiến thắng, hỏi tội nay mai.

- Kẻ nào đã phản bội máu xương bao thế hệ con dân Việt đã đổ xuống đất này?

Sẽ bị hồn thiêng chiến thắng, hỏi tội nay mai.

Xin những ai đang rắp tâm bán nước hãy tỉnh ngộ. Xin các vị hãy đến dự các lễ chiến thắng, không chỉ để nghe diễn văn long trọng, xem trò diễn tưng bừng mà hãy thả lỏng trái tim mình, lắng nghe hồn cốt con dân Đại Việt đang cựa quậy, thở than về sự độc lập của dân tộc hôm nay.

Ngày 7.4.2010

P.T

TC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập
http://www.boxitvn.net/bai/2623

Trung cộng Lấn Biển Việt Nam Xây Cảng cá, Khu Du Lịch


http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=157664

Hà Nội: TQ Lấn Biển Việt Nam Xây Cảng cá, Khu Du Lịch

HANOI -- Truyền thông quốc nội đang báo nguy, “Trung Quốc ngày càng trắng trợn đẩy mạnh việc khai thác Biển Đông” -- đó là nhan đề một bản tin trên báo VIT từ Hà Nội, dịch theo thông tấn chính phủ Trung Quốc.
Bản tin cho biết: “Trung Quốc bật đèn xanh cho các công ty tư nhân của mình đẩy mạnh khai thác tiềm năng kinh tế như khai thác dầu khí, đánh bắt cá, và du lịch trên khu vực Biển Đông của Việt Nam. Đây được coi là một trong số những hoạt động nhằm hiện thực hóa yêu cầu chỉ đạo của quốc vụ viện nước này nhằm chiếm đoạt biển Đông của Việt Nam.”
Bản tin ghi về tình hình TQ lên kế hoạch khai thác Biển Điông sẽ là:
“...Dự kiến trong 3 đến 5 năm tới họ sẽ xây dựng từ 5 đến 6 khu cảng cá tại khu vực tỉnh Hải Nam. Đây sẽ là khu vực thuận lợi để thương nhân có thể tự do giao dịch buôn bán, ngoài ra các khu cảng này còn có chức năng cung cấp dịch vụ, du lịch và hoàn chỉnh các khâu cuối cùng trong quy trình đánh bắt hải sản của các ngư dân...
...sẽ biên chế một biên đội thuyền có trọng tải lớn từ 3000 tấn đến 5000 tấn, với khoảng 50 người cùng một lúc tác nghiệp trên tàu. Dự kiến trong thời gian tới số thuyền này sẽ lên tới 30 thuyền. Đây là hạng mục quan trọng nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tại Hoàng Sa và Trường Sa...
...sẽ xây dựng một khu du lịch. Trong đó bao gồm một tổ hợp gồm nhiều công trình như: nhà hát, rạp chiếu phim, khu an dưỡng, nhà dưỡng lão,khu vui chơi…khu du lịch này sẽ được xây dựng gần với các cảng có vị trí trọng yếu...”

http://nguoithathoc1959.multiply.com/journal/item/14850/14850