“Ngày 6 tháng 4, ông Trần Văn Hiến, phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, đã có thông báo đề nghị CN chấm dứt đình công… Nếu CN nào không trở lại làm việc coi như tự ý nghĩ việc và công ty sẽ xử lý theo nội quy lao động và Bộ Luật Lao Ðộng.” Báo Người Lao Ðộng kể như thế và nói, “Việc làm này của UBND TP Biên Hòa là trái thẩm quyền bởi việc hoãn hoặc dừng cuộc đình công theo quy định hiện hành thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.”
BIÊN HÒA (TH) – Hơn 18,000 công nhân của hãng giày Pouchen ở Biên Hòa tiếp tục đình công sang ngày thứ 6 bất chấp lời đe dọa của nhà cầm quyền địa phương.
“Sáng 7 tháng 4, 2010, cuộc ngừng việc của hơn 18,000 công nhân (CN) Công ty Pouchen VN (chuyên gia công giầy cho hãng Nike, cơ sở ở Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai) đã bước sang ngày thứ 6 và chưa có dấu hiệu kết thúc.” Báo Người Lao Ðộng hôm Thứ Tư cho hay, “Ngoài yêu sách đòi tăng lương hằng năm, cải thiện bữa ăn, trả lương những ngày ngừng việc, CN còn phản ứng với cách cư xử của một số cán bộ quản lý của doanh nghiệp.”
Bản tin báo Người Lao Ðộng nói rằng nhà cầm quyền địa phương thị xã Biên Hòa, thay vì làm trung gian thương thuyết để chấm dứt đình công, đã chen vào đe dọa công nhân đình công là “trái thẩm quyền.”
“Ngày 6 tháng 4, ông Trần Văn Hiến, phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa, đã có thông báo đề nghị CN chấm dứt đình công… Nếu CN nào không trở lại làm việc coi như tự ý nghĩ việc và công ty sẽ xử lý theo nội quy lao động và Bộ Luật Lao Ðộng.” Báo Người Lao Ðộng kể như thế và nói, “Việc làm này của UBND TP Biên Hòa là trái thẩm quyền bởi việc hoãn hoặc dừng cuộc đình công theo quy định hiện hành thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.”
Theo báo Người Lao Ðộng, “Do không đồng tình với cách giải quyết của công ty và thông báo của UBND TP Biên Hòa, CN cho biết tiếp tục ngừng việc trong ngày 7 tháng 4, 2010.”
Tờ báo thuật lại lời của công nhân hãng Pouchen cho biết họ đã bị “vắt kiệt” sức lao động nhưng không hề tăng lương hay trả phụ trội.
“Công ty liên tục tăng định mức lao động khiến CN phải làm ‘hụt hơi.’ Một số công đoạn trước đây được khoán định mức cho 3 người nhưng nay chỉ còn 2 người; có công việc hiện nay chỉ một CN làm, thay vì 2 người như trước nhưng lương không hề tăng.” NLÐ thuật lời của công nhân, “Cán bộ quản lý thì liên tục la mắng CN để ép phải đạt sản lượng.”
Chị N.T.L, CN xưởng may, bức xúc: “Nhiều khi chúng tôi không dám đi vệ sinh, bởi lẽ đi về xong là hàng ùn đầy trước mặt, làm tối tăm mặt mũi. Nhiều người bị bệnh cũng không dám xin nghỉ.”
Làm cực nhọc như thế nhưng bữa ăn của CN công ty Pouchen VN chỉ có 4,000 đồng/suất. Nhiều nữ CN kể lại đến bữa ăn, vừa đói vừa mệt, nhìn suất ăn mà “ngán ngẩm” nhưng vẫn phải gắng gượng nuốt cho xong bữa để lấy sức làm việc.
Theo sự ghi nhận mô tả trên báo Người Lao Ðộng những loại giầy Nike do công nhân Việt Nam gia công ở hãng Pouchen bán ở các thị trường Bắc Âu và Mỹ có giá “không dưới 100 đô la.” Nhưng giá xuất xưởng ở Việt Nam chỉ khoảng $8 đến $12 USD, cao nhất cũng không hơn $15 USD trong khi chi cho công nhân chỉ hơn $1 USD. Ðến 90% là chi vào chi phí nguyên liệu, quản trị, khấu hao máy móc thiết bị.
“Các nhà đầu tư nước ngoài đã thu được những khoản lợi nhuận kếch xù từ mồ hôi những người lao động nghèo khó. Thế mới biết, những người thợ VN làm việc trong các nhà máy gia công giày – thường được gắn mác là các ‘nhà thầu phụ’ như Pouchen VN – đã bị bóc lột thậm tệ như thế nào.” NLÐ viết.
Công nhân của Puchen đã đình công nhiều lần trước đây để đòi quyền lợi chứ lần đình công này không phải lần đầu.
Mấy ngày vừa qua, ngoài công ty Pouchen ở Ðồng Nai, một công ty gia công giầy vốn đầu tư ngoại quốc ở Quảng Nam cũng đã bị khoảng 1,500 công nhân đình công vì lương không đủ sống.
Trong khi đó, theo một bản tin khác của báo Lao Ðộng ngày 7 tháng 4, 2010, một cuộc đình công cũng đang xảy ra ở công ty Kwong Lung-Meko đặt tại thành phố Cần Thơ. Từ trưa 6 tháng 4, 2010, nguồn tin nói hơn 600 công nhân đã đòi tăng phụ cấp tiền ăn, tiền xe bị từ chối nên đình công xảy ra.
Báo Lao Ðộng nói cũng như hầu hết các cuộc đình công khác, công nhân Kwong Lung-Meko “đã đình công không thông qua tổ chức công đoàn.”
Cuộc đình công với một số công nhân lớn gần hai chục ngàn người ở Pouchen, Biên Hòa, là một sự kiện đáng chú ý.
Ngày 19 tháng 3, 2010, tờ Thời Báo Kinh Tế Việt Nam có bài viết nói rằng, “không dễ đình công đúng luật.” Theo bài báo, dù đang được dạo đờn sửa đổi Luật Lao Ðộng nhưng cái dự thảo mới này “có lợi cho chủ sử dụng lao động.”
Theo thống kê nêu ra trên bản tin báo Lao Ðộng ngày 26 tháng 5, 2008, năm 2006 có 378 vụ đình công. Năm 2007 có 541 vụ đình công. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2008 đã có gần 300 vụ đình công. Nạm lạm phát phi mã làm giới lao động khốn đốn đã kích thích mạnh mẽ giới công nhân phản ứng đòi quyền lợi.
Báo Người Lao Ðộng ngày 6 tháng 4, 2010 nói rằng trong ba tháng đầu năm nay, đã có 95 vụ đình công xảy ra ở Việt Nam nhưng hầu hết đều không được tường thuật.
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=111085&z=1
http://anhbasg.multiply.com/journal/item/1449
0 comments:
Post a Comment