Thursday, June 4, 2009

Save Tây Nguyên Campaign Sheds Light on An Inconvenient Truth

April 22, 2009

Today, on Earth Day, Viet Tan is launching the Save Tây Nguyên campaign against bauxite mining in Vietnam’s Central Highlands.

The mining projects are a reckless disregard for the ecological and cultural richness of one of Vietnam’s most verdant regions. Bauxite mining poses a negative impact to the local economy and creates a long-lasting environmental problem that could affect generations to come.

The Save Tây Nguyên campaign strives to raise public consciousness of the economic, environmental, and human costs of bauxite mining and to support Vietnam’s growing green movement.

Viet Tan is working to shed light on the shadowy alliance between Hanoi and Beijing to exploit bauxite in the Central Highlands. We support Vietnamese scientists and medical professionals in their efforts to conduct research and raise public awareness on the risks of bauxite processing.

We urge you to get involved in the Save Tây Nguyên campaign through the following actions:

1. Call or e-mail the two state-run companies exploiting bauxite in Vietnam’s Central Highlands, Vinacomin and Chinalco, and insist that they protect the local environment and ethnic cultures.

2. Host or join a teach-in on the subject of bauxite mining. You can find materials on how to organize a successful teach-in or workshop at www.viettan.org/savetaynguyen (including videos, slideshow presentations, and teach-in guides).

3. Urge international environmental organizations and human rights groups to focus on the dangers of bauxite mining and to insist on the rights of Vietnamese citizens to be informed and freely express their concerns.

4. Join us on facebook at http://tinyurl.com/vtfacebook for news and updates on the campaign.

Make every day Earth Day and help Save Tây Nguyên for future generations.

10 Worst Countries to be a Blogger

Committee to Protect Journalists

April 30, 2009

CPJ names the worst online oppressors. Booming online cultures in many Asian and Middle Eastern nations have led to aggressive government repression. Burma leads the dishonor roll.

New York, April 30, 2009—With a military government that severely restricts Internet access and imprisons people for years for posting critical material, Burma is the worst place in the world to be a blogger, the Committee to Protect Journalists says in a new report. CPJ’s “10 Worst Countries to be a Blogger” also identifies a number of countries in the Middle East and Asia where Internet penetration has blossomed and government repression has grown in response.

“Bloggers are at the vanguard of the information revolution and their numbers are expanding rapidly,” said CPJ Executive Director Joel Simon. “But governments are quickly learning how to turn technology against bloggers by censoring and filtering the Internet, restricting online access and mining personal data. When all else fails, the authorities simply jail a few bloggers to intimidate the rest of the online community into silence or self-censorship.”

JPEG - 74.8 kb
Turkmen soldiers guard an Internet cafe in Ashgabat. (Reuters)

Relying on a mix of detentions, regulations, and intimidation, authorities in Iran, Syria, Saudi Arabia, Tunisia, and Egypt have emerged as the leading online oppressors in the Middle East and North Africa. China and Vietnam, where burgeoning blogging cultures have encountered extensive monitoring and restriction, are among Asia’s worst blogging nations. Cuba and Turkmenistan, nations where Internet access is heavily restricted, round out the dishonor roll.

“The governments on the list are trying to roll back the information revolution, and, for now, they are having success,” Simon added. “Freedom of expression groups, concerned governments, the online community, and technology companies need to come together to defend the rights of bloggers around the world.”

- Audio Report
- العربية
- Español
- Français
- Português
- Bloggers Speak Out

CPJ issued its report to mark World Press Freedom Day, May 3, and to call attention to online repression, a great emerging threat to press freedom worldwide. CPJ considers bloggers whose work is reportorial or fact-based commentary to be journalists. In 2008, CPJ found, bloggers and other online journalists were the single largest professional group in prison, overtaking print and broadcast journalists for the first time.

In compiling this list, CPJ studied conditions for bloggers in countries around the world. CPJ staff consulted with Internet experts to develop eight criteria that included governments’ use of filtering, monitoring, and regulation; authorities’ use of imprisonments and other forms of legal harassment to deter critical blogging; and the extent and openness of Internet access. For further explanation of CPJ’s methodology, click here.

WORST COUNTRIES TO BLOG

1. BURMA

JPEG - 65.7 kb
Zarganar is serving a 59-year prison term. (AP)

Burma, which heavily censors print and broadcast media, has also applied extensive restrictions on blogging and other Internet activity. Private Internet penetration is very small—only about 1 percent, according to the Internet research group OpenNet Initiative—so most citizens access the Internet in cybercafés. Authorities heavily regulate those cafés, requiring them, for example, to enforce censorship rules. The government, which shut down the Internet altogether during a popular uprising in 2007, has the capability to monitor e-mail and other communication methods and to block users from viewing Web sites of political opposition groups, according to OpenNet Initiative. At least two bloggers are now in prison.

Lowlight: Blogger Maung Thura, popularly known as Zarganar, is serving a 59-year prison term for disseminating video footage after Cyclone Nargis in 2008.

2. IRAN

Authorities regularly detain or harass bloggers who write critically about religious or political figures, the Islamic revolution, and its symbols. The government requires all bloggers to register their Web sites with the Ministry of Art and Culture. Government officials claim to have blocked millions of Web sites, according to news reports. A newly created special prosecutor’s office specializes in Internet issues and works directly with intelligence services. Pending legislation would make the creation of blogs promoting “corruption, prostitution, and apostasy” punishable by death.

Lowlight: Blogger Omidreza Mirsayafi, jailed for insulting the country’s religious leaders, died in Evin Prison in March under circumstances that have not been fully explained.

3. SYRIA

The government uses filtering methods to block politically sensitive sites. Authorities detain bloggers for posting content, even third-party material, deemed to be “false” or detrimental to “national unity.” Self-censorship is pervasive. In 2008, the Ministry of Communications ordered Internet café owners to get identification from all patrons, to record customer names and times of use, and to submit the documentation regularly to authorities. Human rights groups noted that authorities harass and detain bloggers perceived as antigovernment.

Lowlight: Waed al-Mhana, an advocate for endangered archaeological sites, is on trial for a posting that criticized the demolition of a market in Old Damascus.

4. CUBA

JPEG - 109.8 kb
Sánchez’s Generación Y is among a small but emerging group of independent Cuban blogs. (CPJ)

Only government officials and people with links to the Communist Party have Web access. The general population goes online at hotels or government-controlled Internet cafés by means of expensive voucher cards. A small number of independent bloggers such as Yoani Sánchez detail everyday life and offer criticism of the regime. Their blogs are hosted outside the country and are largely blocked on the island. Two independent bloggers tell CPJ that they are harassed by authorities. Only pro-government bloggers can post their material on domestic sites that can be easily accessed.

Lowlight: The government now jails 21 writers who were on the leading edge of online journalism in the early part of the decade. These writers, all but one of whom was jailed in 2003, phoned or faxed their material to overseas Web sites for posting.

5. SAUDI ARABIA

An estimated 400,000 sites are blocked inside the kingdom, including those that tackle political, social, or religious issues. Self-censorship is widespread. Aside from “indecent” material, Saudi Arabia blocks “anything contrary to the state or its system,” a standard that has been interpreted liberally. In 2008, influential clerics called for harsh punishment, including flogging and death, for online writers guilty of posting material deemed heretical.

Lowlight: Blogger Fouad Ahmed al-Farhan was jailed without charge for several months in 2007 and 2008 for promoting reform and the release of political prisoners.

6. VIETNAM

JPEG - 91.3 kb
Protesters react to the arrest of Vietnamese blogger Dieu Cay.

Bloggers have daringly tried to fill the gap in independent news that is left by the traditional state-controlled media. The government has responded with more regulation. Authorities have called on international technology companies such as Yahoo, Google, and Microsoft to provide information about bloggers who use their platforms. Last September, prominent blogger Nguyen Van Hai, also known as Dieu Cay, was sentenced to 30 months in prison on tax evasion charges. CPJ research shows the charges were in reprisal for his blogging.

Lowlight: In October 2008, the Ministry of Information and Communication created a new agency tasked with monitoring the Internet.

7. TUNISIA

Internet service providers are required to submit IP addresses and other identifying information to the government on a regular basis. All Internet traffic flows through a central network, allowing the government to filter content and monitor e-mails. The government employs an array of techniques to harass bloggers: conducting surveillance, restricting bloggers’ movements, and undertaking electronic sabotage. Online writers Slim Boukhdhir and Mohamed Abbou have served jail time for their work.

Lowlight: In a March address, President Zine El Abidine Ben Ali warned writers against examining government “mistakes and violations,” saying it was “an activity that is unbecoming of our society and is not an expression of freedom or democracy.”

8. CHINA

With nearly 300 million people online—more than any other country in the world—China has a vibrant digital culture. But Chinese authorities also maintain the world’s most comprehensive online censorship program, one emulated by many other countries. The government relies on service providers to filter searches, block critical Web sites, delete objectionable content, and monitor e-mail traffic. Because China’s traditional press is tightly controlled, bloggers often break news and provide provocative commentary. Blogs, for example, played prominent roles in spreading news and information about the 2008 Sichuan earthquake. But bloggers who go too far in promoting unpopular views or reporting sensitive information can find themselves in jail. At least 24 online writers are now in prison, CPJ research shows.

Lowlight: In 2008, the National Office for Cleaning Up Pornography and Fighting Illegal Publications announced that it had removed more than 200 million “harmful” online items during the prior year.

9. TURKMENISTAN

President Gurbanguly Berdymukhammedov promised to open his isolated country to the world by providing public Internet access. But when the country’s first Internet café opened in 2007, it was guarded by soldiers, connections were uneven, the hourly fee was prohibitively high, and authorities monitored or blocked access to certain sites. The Russian telecommunications company MTS, which entered the Turkmen market in 2005, started offering Web access from mobile phones in June 2008, but service agreements require customers to avoid Web sites critical of the Turkmen government.

Lowlight: Turkmentelecom, the state Internet service provider, routinely blocks access to dissident and opposition sites, while it monitors e-mail accounts registered with Gmail, Yahoo, and Hotmail.

10. EGYPT

JPEG - 120.5 kb
Amer is jailed for insulting the president and Islam. (Reuters)

Authorities block only a small number of Web sites, but they monitor Internet activity on a regular basis. Traffic from all Internet service providers passes through the state-run Egypt Telecom. Authorities regularly detain critical bloggers for open-ended periods. Local press freedom groups documented the detention of more than 100 bloggers in 2008 alone. Although most bloggers were released after short periods, some were held for months and many were kept without judicial order. Most detained bloggers report mistreatment, and a number have been tortured.

Lowlight: Blogger Abdel Karim Suleiman, known online as Karim Amer, is serving a four-year prison term on charges of insulting Islam and Egyptian President Hosni Mubarak.

METHODOLOGY

In consultation with Internet experts, CPJ developed eight questions to assess blogging conditions worldwide. The questions:

- Does a country jail bloggers?
- Do bloggers face harassment, cyber-attacks, threats, assaults, or other reprisals?
- Do bloggers self-censor to protect themselves?
- Does the government limit connectivity or restrict access to the Internet?
- Are bloggers required to register with the government or an ISP and give a verifiable name and address before blogging?
- Does a country have regulations or laws that can be used to censor bloggers?
- Does the government monitor citizens who use the Internet?
- Does the government use filtering technology to block or censor the Internet?

Based on these criteria, CPJ regional experts nominated countries for this list. The final ranking was determined by a poll of CPJ staff and outside experts.

Vietnam deports Australian for dissent

May 19, 2009

A Vietnamese-born Australian citizen expelled from Vietnam after being accused of terrorism was in fact arrested for taking pictures of protesting farmers, a Vietnamese exile group said on Tuesday.

The government-controlled Vietnam News reported that Nguyen Van Be, 57, was placed on a flight from Ho Chi Minh City to Australia on Monday.

The paper said police had arrested Be for photographing border posts between Vietnam and Cambodia plus the US Consulate, and accused him of setting up a network to smuggle weapons and political activists into Vietnam.

Be is a member of the Viet Tan (Reform) Party, a Vietnamese exile group that opposes the Vietnamese Communist Party’s monopoly on political power inside the country. The Vietnamese government considers Viet Tan a terrorist organisation, and police referred to Be as a terrorist.

But Duy Hoang, spokesman for the Viet Tan Party in Washington, DC, said Be and his wife had been visiting relatives in Vietnam. He said they were arrested because Be had taken photos of farmers demonstrating over land disputes outside the US Consulate.

"He and his wife were detained at the airport based on the photos in his digital camera," Hoang said. "They were interrogated and held separately for two weeks," before being released due to intervention by Australian officials.

The Vietnam News said Be arrived in Vietnam on April 25 and was arrested May 9. The Viet Tan Party says Be and his wife arrived April 9 and were preparing to board a plane for Australia on May 1 when they were arrested.

The Viet Tan Party says its goal is to promote peaceful political change in Vietnam. The US and other governments do not consider the party a terrorist organisation.

Vietnam farmers fall to bauxite bulldozers

Jun 2, 2009

By Tran Dinh Thanh Lam

HO CHI MINH CITY - A plan to mine bauxite deposits in Vietnam’s Central Highlands, and whose opponents include famed general Vo Nguyen Giap, has provoked dissent even in the companies involved while already tearing up the livelihoods of tea and coffee farmers in nearby towns.

"Hills that used to be plantations of tea have already been bulldozed into a 50-hectare site to locate the bauxite project," the state-controlled Tuoi Tre newspaper has reported from Lam Dong province, the location of one of the planned mines.

"The same thing has happened to the coffee hills in Dak Nong province, but on a larger scale - the construction site may stretch to 200 hectares," Tuoi Tre said of the second proposed mine site.

The government’s plan to mine bauxite for the production of aluminum has resulted in an outpouring of concern on the part of Vietnamese environmentalists and scientists.

Last month, amid the rising concerns, Prime Minister Nguyen Tan Dung called for a thorough review of bauxite mining projects and a look at ways to better monitor its impact, and ensure that environmental standards are followed.

A seminar on the issue was held in the Vietnamese capital Hanoi, co-sponsored by the Ministry of Commerce and Industry (MCI) and the Vietnam’s Union of Science and Technology Associations.

"In past years, the Central Highlands has focused on agricultural plantations, but its economic results have been limited and the life of local inhabitants remains difficult with poor infrastructure and low cultural standards," Nguyen Manh Quan, director of MCI’s heavy industries department, told the 50 scientists gathered at the seminar.

"Bauxite has been defined as an important force for socio-economic development of the region," he said.

The comments were the latest in a string of public statements by senior Communist Party officials since the prime minister approved a directive to allow the mining and processing of bauxite ore in late 2007. Vietnam is believed to have the world’s third largest reserves of bauxite, at 5.5 billion tonnes.

The directive allowed the state-run Vietnam Coal and Mineral Industries Group (Vinacomin) to go into a joint venture with a Chinese company to build an aluminum factory and prepare for major mining operations in the two provinces of the fertile central part of the country.

"Each project will produce 600,000 tonnes of aluminum, creating some 2,000 jobs and earning US$150 million to $200 million per year," Vinacomin’s president Doan Van Kien said.

Many scientists, environmentalists and cultural experts disagree and have voiced strong concern about the negative impacts of the mining. They also argue that the government is overstating the economic benefits.

"Both projects risk facing huge economic losses," Nguyen Van Ban, a former director of Vinachim, said. "A small rise in cost or decrease in world price will easily make the project unprofitable."

"I don’t know what the rationale is for exploiting bauxite now and not in the 1980s," Nguyen Xuan, a student majoring in environment at the University of Ho Chi Minh City said in an interview. "The government has given two economic reasons: the increasing domestic need for aluminum and its increasing price on the world market."

"Vietnam imports just 100,000 tonnes of aluminum a year - the metal is always available, and its price, therefore, could not increase significantly," he said.

The best-known critic of the plans has been Vo Nguyen Giap, the well-known Vietnamese general and one of the founders of the Vietnamese Communist Party.

In an open letter to the seminar, he asked the government to cancel the bauxite project. "In terms of national interests and sustainable and long-term development, bauxite exploitation will generate critical environmental, social and security effects," his letter said.

In a letter to Prime Minister Dung earlier this year, Giap said he had overseen a study into bauxite mining in the region together with Soviet experts in the early 1980s. At that time, the experts advised against the project because of the "risk of serious ecological damage," it said.

Others have argued the mining would destroy vast forests and crop areas and create mountains of toxic sludge.

Tea growers in Lam Dong province have already witnessed negative impacts as a result of the proposed mining projects.

"I don’t know what kind of benefit I will get from the project, but it’s so miserable to look at these hills denuded of tea plantations," Vu Van Bay, a local farmer whose land has been taken for the mine, told reporters. He said he had tried to find a suitable alternative area of land to cultivate, but "it’s not easy to find a cultivable land since water is so scarce here."

The area has a large lake from which farmers pump water to irrigate their tea and coffee plantations. The bauxite company plans to use this to store "red mud", the name given to the toxic waste generated by bauxite mining.

"There will be no more lake," Le Viet Quang, director of Lam Dong Bauxite, a subsidiary of Vinacomin, which is undertaking the mining, told reporters recently. "Our Chinese partners will dredge the lake and turn it into a reservoir for red mud."

Nguyen Thanh Son, expert in mining and director of Red River Energy, another Vinacomin subsidiary, is one of the fiercest opponents of his group’s bauxite plan.

"Why are we converting an economically productive area into an open pit mine?" Son said, adding that for the same level of investment the rate of return from bauxite mining is far less than coffee growing. "After the bauxite ores are mined, the soil is no longer suitable for growing crops without extensive remediation."

Vinachim officials have claimed these negative impacts will be minimized by the modern Chinese technology that will be used in the mining process, despite the fact similar schemes utilizing the same equipment have in the past been shut down by the Chinese government.

Son said bauxite mining and aluminum production would require extensive water, and thus use up and contaminate the water resources of the region that already lacks water for its industrial crops.

Experts believe that underground sources of water in the Highlands are limited and have already fallen significantly over the last decade due to intense irrigation.

"The ’red mud’ is very dangerous to the environment because 70% of it is sodium hydroxide," said Son. "The only solution is to bury it or contain it permanently and safely." The hilly terrain in the Central Highlands adds to the difficulty of safely storing it.

The large quantity of red sludge could break down any reservoir and become an environment disaster. "With such unsafe storage, red mud could overflow reservoirs or infiltrate the soil and be washed by rainwater into waterways throughout the Central Highlands and down to the southern region of Vietnam," Son said.

Thư Ngỏ Về Việc Khai Thác Bauxite Tại Tây Nguyên

Việt Tân

Thư Ngỏ
Về Việc Khai Thác Bauxite Tại Tây Nguyên

Kính thưa đồng bào,

Nhìn lại tiến trình phát triển trong những thập niên vừa qua, nhiều nước trên thế giới đã và đang phải ân hận về những kế hoạch phát triển bất chấp các hậu quả lên môi trường sống. Nhiều loại bệnh hoạn, dị tật lên con người và mức độ diệt chủng các loại sinh vật, cây cỏ trong những vùng bị ảnh hưởng đã trầm trọng đến độ nhân loại phải đưa ra một định nghĩa mới về phát triển. Hầu hết các nước trên thế giới ngày nay càng lúc càng phải chấp nhận và tuân theo các định luật về phát triển bền vững — tức phát triển không chỉ để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn phải duy trì được lực tái tạo nguồn sản xuất và không để lại tác hại quá lớn cho thế hệ tương lai.

Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lại đang đi ngược lại xu hướng này bất kể các hiểm họa rất hiển nhiên cho nhiều thế hệ Việt Nam hiện tại và tương lai.

Từ hơn 3 năm qua, Bộ Chính Trị Đảng CSVN đã âm thầm hợp tác với Trung Quốc khởi động việc khai thác các mỏ bauxite tại Tỉnh Đắk Nông và Tỉnh Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Chỉ sau khi sự việc bị tiết lộ ra công luận, ông Nguyễn Tấn Dũng mới tuyên bố đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà Nước trong cuộc họp báo vào chiều ngày 4 tháng 2 năm 2009, và cho biết một hội nghị khoa học sẽ được triệu tập để trình bày các mặt lợi hại của việc khai thác bauxite tại Việt Nam. Nhưng đó chỉ là những bài bản đã được phổ biến trước đây trong nội bộ Trung Ương Đảng, bao gồm những dữ liệu có chủ đích riêng, dựa trên những kỹ thuật thô sơ, và do chính các công ty đấu thầu Trung Quốc cung cấp.

JPEG - 55.3 kb
Cơ quan chỉ đạo khai thác bauxite tại Đắk Nông
JPEG - 48.4 kb
Cơ quan chỉ đạo khai thác bauxite tại Bảo Lâm

Sự kiện này cho thấy những người lãnh đạo đảng CSVN đã lấy một quyết định có mức hiểm họa rất lớn đối với môi trường sống của hàng triệu người dân tại Tây Nguyên và dọc theo hệ thống sông Đồng Nai mà KHÔNG dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học khách quan và các kinh nghiệm đắt giá của thế giới.

Thật vậy, hầu hết các nhà khoa học Việt Nam vừa lên tiếng trong thời gian qua đều chứng minh các điều sau:

  • Mức thu thập kinh tế kém ở tầm vóc quốc gia. Tây Nguyên hiện đang rất thiếu điện, nước, và các phương tiện vận tải. Do đó giá thành chế biến quặng bauxite khó có thể cạnh tranh với Úc, Ấn Độ, mà chỉ khiến Việt Nam lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc làm nơi tiêu thụ.
  • Hiểm họa môi sinh rất cao. Số lượng bụi đỏ và bùn đỏ, một phó sản trong quá trình tinh luyện quặng bauxite rất độc hại, hủy diệt mọi sinh vật và cây cối trong vùng. Hơn thế nữa, khi mưa rơi xuống sẽ đưa số bùn đỏ này vào các sông, suối, và mạch nước ngầm làm nhiễm độc các nguồn nước không chỉ cho toàn vùng Tây Nguyên mà còn dẫn xuống cả các tỉnh miền Nam.
  • Chưa có cách nào tẩy độc. Hiện nay thế giới chưa có kỹ thuật tẩy độc hữu hiệu nào đối với các vùng đất bị nhiễm bùn đỏ. Chính vì lý do này mà nhiều nước đã không còn cho khai thác bauxite. Các mỏ khai thác tại Úc Châu phải chấp nhận chứa bùn đỏ tại các vùng sa mạc không mưa và không có dân cư. Ngay cả Trung Quốc nay cũng chấp nhận đóng cửa nhiều mỏ bauxite tại nước họ và chuyển sang đầu tư khai thác tại nước khác
  • Ảnh hưởng kinh tế trầm trọng. Vì các độc tố bùn đỏ lan tràn vào nguồn nước nên ngành khai thác rừng và các ngành trồng cao su, cà phê, trà, tiêu, hạt điều, v.v... sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng và lâu dài. Nếu tính cả các khoản thiệt hại này, rõ ràng việc khai thác bauxite không đem lại lợi ích cho cả dân tộc mà chỉ làm giàu một số nhỏ quan chức trực tiếp liên hệ.
  • Gieo rất nhiều đau khổ lên con người. Hàng triệu đồng bào Tây Nguyên, đặc biệt là đồng bào sắc tộc, không chỉ mất nơi sinh sống, mất các nền văn hóa đặc thù, mà còn sẽ phải gánh chịu đủ loại bệnh hoạn, dị tật, quái thai khủng khiếp qua nhiều thế hệ tương lai. Hàng chục triệu người khác sống dọc theo nguồn nước của sông Đồng Nai, hồ Trị An, v.v... cũng không thoát khỏi tai họa nêu trên. Đó là chưa kể đến các loại rau trái từ vùng này cung cấp cho cả nước.

Kính thưa đồng bào.

Sức tàn phá của bùn đỏ bauxite là một hiểm họa không phân biệt Kinh - Thượng, giàu nghèo, tôn giáo, hay chính kiến. Hiểm họa này đe dọa lây lan ra cả nước và có thể truyền tới những thế hệ Việt Nam tương lai. Đây là hiểm họa cho cả dân tộc!

Trách nhiệm gây ra hiểm họa này chính là từng thành viên Bộ Chính Trị Đảng CSVN.

Nếu thực sự tin rằng quyết định khai thác bauxite tại vùng Tây Nguyên là chính đáng, Bộ Chính Trị đảng CSVN hãy dám tạm ngưng toàn bộ dự án cho đến khi đồng bào toàn quốc được nghe, đọc đầy đủ các dữ kiện lợi, hại về việc khai thác này; đồng thời hãy dám mở cánh cửa thông tin để mọi người dân có thể tiếp cận với những kinh nghiệm khai thác bauxite của thế giới.

Trước tình trạng này, chúng tôi, mọi đảng viên Đảng Việt Tân, nguyện đóng góp hết sức mình trong nỗ lực:

  • Góp phần đem tối đa dữ kiện đến đồng bào khắp nơi, đặc biệt là hình ảnh, tin tức điều tra các dự án khai thác "âm thầm" quặng bauxite của nhà nước CSVN với Trung Quốc tại Tây Nguyên. Chúng tôi kêu gọi đồng bào và công nhân viên đang sinh sống tại Nhân Cơ, Bảo Lâm, và các vùng khai thác quặng bauxite khác hãy tiếp tay truyền ra các dữ kiện tàn phá môi sinh và tên tuổi các cán bộ trách nhiệm.
  • Hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam trong nỗ lực nghiên cứu và lên tiếng báo động dân tộc về mọi mặt nguy hiểm của bùn đỏ bauxite. Chúng tôi đặc biệt đề nghị và hỗ trợ quí vị thuộc giới y sĩ trong việc soạn thảo các tài liệu báo nguy về mặt sức khỏe và các biện pháp giảm thiểu tác hại.
  • Vận động các tổ chức bảo vệ môi sinh và nhân quyền quốc tế để tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN phải ngưng các dự án khai thác bauxite. Chúng tôi đặc biệt đề nghị và hỗ trợ quí vị thuộc giới luật gia điều nghiên các luật lệ quốc tế để khi điều kiện cho phép có thể truy tố các nhân sự trách nhiệm về mức độ thiệt hại nhân mạng và hủy hoại môi sinh do bùn đỏ bauxite gây ra.
Ngày 20 tháng 3 năm 2009
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Việt Nam và Thềm Lục Địa

Tính cho đến ngày 13 tháng 5 năm 2009, hạn chót mà Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (CLCS) yêu cầu các nước ven biển nộp bản tuyên bố chủ quyền về Vùng Đặc Quyền Kinh Tế theo quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) thì đã có tất cả 50 quốc gia nộp bản tuyên bố chính thức như Mã Lai, Phi Luật Tân, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Nam Hàn… và có 10 nước mới chỉ nộp bản sơ bộ, nghĩa là còn bổ túc thêm sau này. Theo con số này thì còn nhiều quốc gia ven biển đã chưa hoàn tất thủ tục. Tuy nhiên, việc Ủy ban phân ranh thềm lục địa gồm 21 quốc gia thành viên đã dành ra 10 năm - từ tháng 5 năm 1999 cho đến nay - để các quốc gia ven biển dựa theo điều 76 của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đo đạt hầu xác định đường căn bản (baselines) rồi nộp bản tuyên bố chủ quyền trên vùng biển 200 hải lý tính từ đường căn bản trở ra là một biến chuyển rất lớn trong việc xác định đường ranh giới trên biển một cách rõ ràng giữa các quốc gia kể từ nay.

Theo UNCLOS thì các quốc gia ven biển có 5 vùng biển:

1/ Nội Thủy: vùng biển nằm phía bên trong đường căn bản.

2/ Lãnh Hải: vùng biển rộng 12 hải lý phía bên ngoài đường căn bản.

3/ Vùng Tiếp Giáp Lãnh Hải: vùng biển nằm tiếp liền lãnh hải rộng 24 hải lý tính từ đường căn bản.

4/ Vùng Đặc Quyền Kinh Tế: vùng biển nằm tiếp liền với vùng tiếp giáp lãnh hải rộng 200 hải lý tính từ đường căn bản.

5/ Thềm Lục Địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển kéo dài từ đất liền của mỗi quốc gia ven biển ra đến bờ thềm lục địa rộng từ 200 hải lý đến 350 hải lý tính từ đường căn bản.

JPEG - 42.5 kb
Thềm lục địa Việt Nam

Cho đến khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ra đời năm 1982 và hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật vào năm 1999, mối quan hệ về chủ quyền giữa các nước ven biển rất phức tạp. Đa số hành xử theo tập quán mạnh được yếu thua nên đã xảy ra nhiều sự xung đột quân sự, đặc biệt là trên những vùng biển rộng hơn 12 hải lý tính từ đường căn bản. Để việc qua lại của tàu bè nước ngoài trên vùng biển giữa các nước ven biển không bị uy hiếp hay không đe dọa an ninh đến các nước ven biển, UNCLOS đã đưa ra sáng kiến thành lập Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa nhằm mục đích: 1/ Cho các quốc gia ven biển có chủ quyền và quyền khai thác những quyền lợi kinh tế như đánh cá, tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển rộng 200 hải lý; 2/ Bảo đảm những quyền lợi phi kinh tế của những quốc gia khác ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của quốc gia ven biển nếu tuân thủ luật quốc tế và điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc liên quan đến việc bảo vệ và duy trì hòa bình giữa các nước. Những tranh chấp hay xung đột giữa một hay nhiều quốc gia trên Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa của mỗi nước đều phải giải quyết trên tinh thần tài phán theo đúng quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc.

Căn cứ theo Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của UNCLOS, Việt Nam không những có chủ quyền trên Biển Đông rộng 200 hải lý mà hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn nằm trong chủ quyền của Việt Nam tính trên mặt lịch sử lẫn công pháp quốc tế. Bởi Hoàng Sa cách bờ biển miền Trung Việt Nam là 155 Hải Lý trong khi cách Trung Quốc đến 270 Hải Lý. Phần lớn quần đảo Trường Sa cách bờ biển phía Nam Việt Nam là 190 Hải Lý trong khi cách Trung Quốc đến 790 Hải Lý. Sự kiện Hoàng Sa và Trường Sa bị Trung Quốc chiếm đóng và Biển Đông của Việt Nam đang bị Trung Quốc đe đọa là những nghịch lý không thể nào hiểu nổi về các thái độ ươn hèn của lãnh đạo Hà Nội hiện nay.

Từ đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Việt Nam Cộng Hòa đã từng tham gia vào các Hội nghị quốc tế về Luật Biển. Nếu không có biến cố tháng 4 năm 1975, Việt Nam đã không những là một trong những thành viên sáng lập ra UNCLOS mà còn giữ vững chủ quyền của mình đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên mặt công pháp quốc tế. Sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam vào tháng 4 năm 1975, Cộng sản Việt Nam đã dựa vào Liên Xô để lo thôn tính mảnh đất Đông Dương nên mãi đến tháng 6 năm 1994 mới phê chuẩn UNCLOS. Nghĩa là Cộng sản Việt Nam đã bỏ mất nhiều năm trong việc xác định chủ quyền của mình trên Biển Đông kể từ khi Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ra đời. Ngay cả khi Ủy ban phân ranh thềm lục địa Liên Hiệp Quốc cho phép nộp bản tuyên bố chủ quyền Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý trong 10 năm qua, Cộng sản Việt Nam đã có thái độ chần chừ. Mãi cho đến khi dư luận trong và ngoài nước lên tiếng chống đối mạnh mẽ, Cộng sản Việt Nam mới nói rằng họ sẽ nộp bản tuyên bố về chủ quyền, một tuần lễ trước khi hết hạn.

Ngày 6 tháng 5 năm 2009, Cộng sản Việt Nam đã cùng với Mã Lai nộp một hồ sơ chung dày 27 trang tuyên bố chủ quyền 200 hải lý vùng biển phía Nam từ miền Trung trở xuống, dựa theo khoản 8, điều 76 của UNCLOS. Theo hồ sơ nộp của Cộng sản Việt Nam và Mã Lai cho Ủy ban phân ranh thềm lục địa thì hai nước đã không có sự chòng chéo Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý, mặc dù có những vùng biển của Mã Lai trùm lên một số đảo trong quần đảo Trường Sa.

Ngày 7 tháng 5 năm 2009, Cộng sản Việt Nam đã tự nộp lấy một mình hồ sơ dày 8 trang tuyên bố chủ quyền 200 hải lý mà họ gọi là vùng biển phía Bắc nhưng theo bản đồ nộp cho Ủy ban phân ranh thềm lục địa thì chỉ là khúc biển miền Trung bao gồm khu vực Hoàng sa.

Ngay sau khi Cộng sản Việt Nam nộp hai hồ sơ nói trên, Bộ ngoại giao Trung Quốc đã gửi một công hàm và một bản đồ đến Ủy ban phân ranh thềm lục địa cho rằng Cộng sản Việt Nam và Mã Lai đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của họ trên Biển Đông. Bản đồ mà Trung Quốc gửi cho Ủy ban phân ranh đã vẽ theo hình lưỡi bò chạy dài từ đảo Hải Nam xuống vùng biển Mã Lai, chiếm 75% diện tích Biển Đông bao gồm cả Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai. Trung Quốc đã yêu cầu Ủy ban phân ranh thềm lục địa Liên Hiệp Quốc không xem xét các hồ sơ tuyên bố chủ quyền của Cộng sản Việt Nam. Mã Triều Húc, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc còn tuyên bố rằng Trung Quốc không chỉ có chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà còn có chủ quyền pháp lý đối với những gì dưới đáy biển - một điều quan trọng là vì vùng Biển Đông có tài nguyên khí đốt và dầu.

Đương nhiên, Cộng sản Việt Nam qua Lê Dũng, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao của chế độ đã lên tiếng phản bác những tuyên bố của Bộ ngoại giao Trung Quốc, nhưng rất yếu ớt.

Thứ nhất, nhìn vào hai hồ sơ nộp của Cộng sản Việt Nam, Hà Nội hoàn toàn không đá động gì đến vùng biển thuộc Vịnh Bắc Việt. Đây là vùng biển mà Cộng sản Việt Nam đã nhượng cho Bắc Kinh hơn 10 ngàn cây số vuông qua Hiệp định phân ranh Vịnh Bắc Việt ký vào năm 2000, dưới thời Lê Khả Phiêu làm Tổng Bí Thư.

Thứ hai, Cộng sản Việt Nam đã không dám đương đầu một mình mà phải liên kết với Mã Lai trong những tranh chấp, đàm phán về vùng biển 200 hải lý phía Nam với Trung Quốc trong thời gian tới. Liên Hiệp Quốc không cấm các quốc gia ven biển liên kết đệ nạp hồ sơ chung; nhưng trong trường hợp Việt Nam hiện đang đối đầu với các áp lực từ Trung Quốc, cần phải đứng thẳng người để chống cự hơn là đi khom lưng như hiện nay.

Chính vì biết rõ thái độ vô trách nhiệm và không dám đương đầu với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền và những quyền lợi kinh tế trong Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa 200 hải lý theo UNCLOS, đã có hàng trăm đoàn thể, đảng phái người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã cùng đứng tên vào hai lá thư gửi Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc trước ngày 13 tháng 5 năm 2009 vừa qua.

Một là do Cựu Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn kêu gọi dựa trên nền tảng công pháp quốc tế của Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 đã từng tham gia vào việc soạn thảo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, nhằm xác định Vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Việt Nam theo UNCLOS.

Hai là do một số chính đảng Việt Nam vận động nhằm xác định hai lập trường của người Việt Nam hiện nay: 1/ Phủ nhận vai trò đại diện đất nước Việt Nam của nhà nước Cộng sản Việt Nam trong mọi ký kết đối với quốc tế; 2/ Phủ nhận tất cả những tuyên bố của Trung Quốc về các chủ quyền của họ trên Biển Đông. Hai lá thư nói trên sẽ giúp cho chính quyền Việt Nam mới trong tương lai dựa vào đó để đàm phán và yêu cầu Liên Hiệp Quốc công nhận chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Vấn đề tranh cãi về Thềm Lục Địa sẽ không ngưng lại sau khi các nước đã nộp hồ sơ. Ủy ban phân ranh thềm lục địa sẽ phải giải quyết những chòng chéo về những chủ trương chủ quyền trên các Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 hải lý do các nước đệ nạp. Những tranh chấp này không chỉ xảy ra ở Biển Đông giữa Trung Quốc với Việt Nam, Mã Lai, Phi Luật mà còn có cả giữa Nhật và Nga, giữa Anh và Argentina, giữa Nga và Đan Mạch, Na Uy, Canada ở vùng Bắc Cực… Điều quan trọng để giải quyết những tranh chấp nói trên được thành công, các quốc gia phải có một chính quyền mạnh được sự hậu thuẫn của toàn dân. Xương sống của chính quyền Cộng sản Việt Nam vốn dĩ đã bị cong trong nhiều năm khấu tấu đối với Bắc Kinh nên khó mà bảo vệ toàn vẹn Thềm Lục Địa Việt Nam như UNCLOS quy định.

Sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam – không chỉ trên Biển Đông mà còn ở cả vùng biên giới phía Bắc, phía Tây (biên giới Lào và Campuchia) và Tây Nguyên - đang nằm trong tay của tất cả những người Việt Nam yêu nước.

Lý Thái Hùng
May 13 2009

Khía Cạnh Chính Trị Trong Việc Khai Thác Bauxite Tại Tây Nguyên

Nếu như dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên được tiến hành trong khuôn khổ pháp lý và bảo vệ môi trường một cách nghiêm túc như nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tuyên bố, có lẽ vấn đề Bauxite đã không tạo ra sự bức xúc khó chịu trong hầu hết những ai có dịp biết và nghe đến nó. Hơn thế nữa, càng ngày những nhà nghiên cứu khoa học và xã hội càng phát hiện ra nhiều dữ kiện mập mờ trong việc lập dự án khai thác chung với Trung Quốc, bao gồm các khía cạnh về hiệu quả kinh tế, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, về tái tạo môi trường Tây Nguyên sau khi khai thác… đã cho thấy, toàn bộ dự án là một trái bom nổ chậm. Chỉ có một thiểu số quan chức có liên hệ đến những phe nhóm đang ăn chia trong vụ khai thác Bauxite mới che tai tuyên bố những giọng điệu lưỡi gỗ: Khai thác Bauxite là chủ trương lớn của đảng, nhà nước. Do đó, vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên đã trở thành một biến cố chính trị quan trọng trong dư luận của người Việt và quốc tế hiện nay.

Vấn đề cộng tác với Trung Quốc để khai thác Bauxite đã được đảng Cộng sản Việt Nam thảo luận từ đại hội đảng kỳ IX (2001) và kỳ X (2006), tức là kéo dài trong 8 năm dưới thời ông Nông Đức Mạnh làm Tổng bí thư đảng. Để tiến hành việc thảo luận này, ông Mạnh đã cùng với ông Hồ Cẩm Đào - lúc đó là Phó chủ tịch nước Trung Quốc - ký tắt vào bản Tuyên bố hợp tác khai thác chung vào năm 2001. Trong suốt 8 năm qua, Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam cho biết là 15 nhân vật cao cấp của đảng đã nhiều lần bàn và ra nghị quyết kết luận để lãnh đạo việc xây dựng ngành công nghiệp khai thác Bauxite; nhưng trong thực tế thì dư luận chỉ mới biết đến dự án khai thác Bauxite từ tháng 6 năm 2008 khi vấn đề này được chính thức nêu ra trong bản Tuyên bố chung giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, nhân chuyến thăm Bắc Kinh hồi cuối tháng 5 năm 2008 của ông Nông Đức Mạnh. Nói cách khác, dự án khai thác Bauxite đã được lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản Việt Nam bàn thảo và tính toán với Bắc Kinh cả 8 năm nay; nhưng hoàn toàn được giữ bí mật, không ai hay biết.

Từ cuối năm 2008, dự án khai thác Bauxite được công khai hóa với tin tức dự án Tân Rai tại Lâm Đồng chính thức làm lễ khởi công xây dựng nhà máy sản xuất Alumin vào ngày 18 tháng 11 năm 2008, và sau đó là hàng loạt những bài phân tích về nguy cơ khai thác Bauxite của nhiều nhà khoa học, xã hội ở trong nước, nhất là sự lên tiếng của Tướng Võ Nguyên Giáp thì dư luận mới biết và quan tâm hơn về dự án này. Nếu chỉ đọc bản báo cáo về dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên của Tập đoàn công nghiệp than–khoáng sản Việt Nam hợp tác với Tổng công ty sản xuất nhôm CHINALCO của Trung Quốc khai thác Bauxite tại hai công trường Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân Cơ (Đắk Nông) từ năm 2007 đến 2015 và từ 2015 đến 2025, người ta sẽ chỉ thấy màu hồng của những khoản tiền to lớn do mỏ Bauxite mang lại cho Tây Nguyên. Theo tờ trình của Tập đoàn công nghiệp than–khoáng sản Việt Nam cho Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng (883/TT-HĐQT) vào tháng 2 năm 2007 thì khả năng khai thác Bauxite, luyện alumin tại Tây Nguyên kéo dài đến 100 năm, tận dụng hết tài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới mặt đất với 5,4 tỉ quặng thô, chế biến thành 2,4 tỉ tấn quặng tinh và sẽ luyện thành 1 tỉ tấn Alumin nhôm.

Bên dưới hình ảnh màu hồng của tiềm năng khai thác Bauxite tại Tây Nguyên đứng hàng thứ ba thế giới, các nguy cơ về hủy hoại thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, chấn động lòng đất, hủy diệt nền văn hóa lâu đời của các sắc dân Tây Nguyên, đặc biệt là vấn đề an ninh quốc phòng khi hợp tác với Trung Quốc đã không được Tập đoàn công nghiệp than–khoáng sản Việt Nam và cả nhà nước Cộng sản Việt Nam nghiên cứu và báo cáo nghiêm chỉnh. Để trấn an dư luận, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã cho tổ chức hai cuộc Hội thảo khoa học với sự tham dự nhiều quan chức đảng, nhà nước và một số nhà khoa học tại tỉnh Đắk Nông (tháng 12 năm 2007) và tại Hà Nội (tháng 4 năm 2009) nhưng chỉ là biểu kiến. Tất cả những phản biện của nhiều nhà khoa học, kể cả những cảnh báo sâu sắc của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, một thành viên nghiên cứu cao cấp trong Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, về mức độ an toàn, hiệu quả kinh tế yếu kém và kỹ thuật lạc hậu của Trung Quốc đã không được chú ý. Ngoài ra, sự lên tiếng cảnh báo về nguy cơ Trung Quốc trên địa bàn Tây Nguyên của một số cựu tướng lãnh Cộng sản Việt Nam cũng không được Hà Nội quan tâm.

Ngày 3 tháng 3 năm 2009, hơn 100 trí thức, khoa học gia ở trong nước đã gửi thư lên quốc hội và chính phủ Cộng sản Việt Nam để yêu cầu cho trưng cầu dân ý về việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Chỉ năm ngày sau khi lá thư này được công bố, đã có hàng ngàn trí thức, thanh niên, dân chúng tham gia ký tên hưởng ứng. Trước sự kiện này, Ban bí thư cho phổ biến bản kết luận của Bộ Chính Trị liên quan đến việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng Bauxite trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2015 và 2005 đến năm 2025 vào ngày 24 tháng 4. Bản kết luận cũng chỉ nêu ra những điều chung chung như “Tây nguyên là khu vực nhạy cảm, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc phòng cho cả trước mắt và lâu dài, đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa”. Lợi dụng bản kết luận mang tính chung chung của Bộ chính trị, Bộ công thương Cộng sản Việt Nam đã tấn công lại bản kiến nghị của các trí thức, khoa học gia và đã phổ biến một bản thông cáo báo chí ngày 29 tháng 4, quy chụp rằng những người ký tên trong kiến nghị hay phản đối dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên là “hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện... thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng”.

Ngày 7 tháng 5 năm 2009, các trí thức, khoa học gia Việt Nam đã phản bác lại những quy chụp mang tính hàm hồ của Bộ Công Thương trong lá thư ngỏ số 2 và ngày 17 tháng 5 năm 2009, nhân kỳ họp quốc hội khóa 12, các trí thức, khoa học gia Việt Nam gửi lá thư ngỏ số 3 yêu cầu quốc hội mang vấn đề Bauxite ra thảo luận và yêu cầu chính phủ cho ngưng toàn bộ dự án khai thác Bauxite, sản xuất alumin hiện đang có với mọi đối tác.

Với một số những diễn tiến quanh vụ khai thác Bauxite tại Tây Nguyên cho thấy là ông Nông Đức Mạnh và một số thành viên trong Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 2001 đến nay là tác nhân chính của trái bom nổ chậm này. Chính ông Mạnh và Bộ chính trị đã đi đêm với Trung Quốc trong gần 8 năm để mặc cả về việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên. Không ai biết rõ những mặc cả này là gì nhưng ít ra người ta có thể suy đoán rằng những quyền lợi mà phía Bắc Kinh trả cho Bộ chính trị và đảng Cộng sản Việt Nam phải cao hơn những thiệt hại mà người dân Việt Nam tại Tây Nguyên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung phải hứng chịu qua vụ khai thác này. Nếu Hà Nội coi việc khai thác Bauxite là chủ trương lớn của đảng và nhà nước thì ông Mạnh và bộ chính trị không thể coi thường những thiệt hai về hai mặt: ô nhiễm môi trường và an ninh quốc phòng khi hợp tác với Trung Quốc qua dự án Bauxite.

Rõ ràng là quyết định khai thác Bauxite tại Tây Nguyên chỉ nằm trong tay một thiểu số quyền lực ở Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam. Những bộ phận chuyên môn đảm trách các công đoạn khai thác hay kiểm tra chỉ giải quyết về mặt kỹ thuật, không có quyền hạn quyết định, nên vì thế mà ông Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên khi đi điều tra tại Bảo Lâm chỉ dám đề nghị bảo vệ môi trường, còn có làm hay không thì tùy theo chủ đầu tư. Nhìn như vậy, chúng ta mới thấy rằng ông Trương Tấn Sang, thường trực Ban bí thư cho phổ biến bản kết luận của Bộ chính trị hôm 24 tháng 4, hai tuần lễ sau khi hàng trăm trí thức, khoa học gia công bố bản kiến nghị về Bauxite mang một dụng ý chính trị.

Thứ nhất, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam gián tiếp cho biết là họ không thể rút lại dự án khai thác Bauxite mà đã bỏ tới 8 năm đi đêm với Bắc Kinh. Nghĩa là cả nước có chống gì đi nữa thì chủ trương khai thác này vẫn tiến hành với phía Trung Quốc.

Thứ hai, Bộ chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra ba quan tâm: 1/ an ninh quốc phòng; 2/ bán cổ phần cho nước ngoài; 3/ sử dụng lao động trong nước, cùng với việc úp úp mở mở xét lại việc tiến hành dự án khai thác tại Nhân Cơ trong bản kết luận chỉ là tìm cách câu giờ, hướng dư luận vào chuyện đã rồi.

Lãnh đạo đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam vốn đã dựa vào Trung Quốc để sống còn từ năm 1991 cho đến nay, và họ đã luôn tỏ ra khiếp nhược trước Bắc Kinh về các vấn đề cốt lõi như biên giới phía Bắc, vịnh Bắc Việt, quần đảo Hoàng sa và Truờng sa, Vùng Đặc Quyền Kinh Tế 200 Hải lý trên Biển Đông. Nay với vấn đề khai thác Bauxite sau 8 năm đi đêm, làm sao mà Cộng sản Việt Nam dám tuyên bố ngưng dự án. Do đó vấn đề khai thác Bauxite tại Tây Nguyên không còn thuần tuý ở khía cạnh hiệu quả kinh tế, ô nhiễm môi trường như nhiều người đề cập mà chính là thái độ chính trị của Cộng sản Việt Nam đối với Bắc Kinh.

Đây là sự tủi nhục của dân tộc ta hiện nay! Mỗi chúng ta đều có bổn phận giải quyết sự tủi nhục này, ngay bây giờ, bằng những hành động tích cực.

Lý Thái Hùng
20 tháng Năm, 2009

Khai Thác Bauxite: Một Dự Án Không Tưởng

Trước sức ép khá mạnh mẽ của dư luận từ sau khi các nhà trí thức tại Việt Nam gửi kiến nghị yêu cầu quốc hội Cộng sản Việt Nam cho ngưng tiến hành dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên, Bộ Công Thương – cơ quan chỉ đạo dự án khai thác Bauxite – đã gửi đến các đại biểu quốc hội Cộng sản Việt Nam một bản báo cáo mang số 91/BC-CP, gọi là tường trình về việc khai thác các dự án Bauxite, ngày 22 tháng 5 năm 2009. Bản báo cáo dài 13 trang chia làm năm phần:

Phần đầu tóm lược về những kế hoạch thăm dò và những dự tính khai thác Bauxite trong hai thời kỳ 2007 đến 2015 và từ 2016 đến 2025.

Phần hai tóm lược về tiến trình thực hiện dự án khai thác Bauxite bao gồm các dự án xây dựng nhà máy, tuyến đường sắt Tây Nguyên – Bình Thuận và cảng Kê Gà – Bình Thuận.

Phần ba tóm lược về những góp ý liên quan đến việc khai thác Bauxite từ các giới trí thức, chuyên gia trong thời gian qua trên mặt báo chí.

Phần bốn tóm lược về những quan điểm của Bộ Công Thương liên quan đến các góp ý ở phần ba nói trên và những nhận định của Bộ Công Thương về hiệu quả kinh tế, vấn đề lựa chọn sản phẩm, kế hoạch sản lượng dự án, hiệu quả xã hội – giữ gìn bản sắc Tây Nguyên, an ninh quốc phòng…

Phần sau cùng và cũng là phần quan trọng nhất của bản báo cáo vẫn là núp dưới chủ trương lớn của đảng, để cương quyết tiến hành và kêu gọi quốc hội hãy thường xuyên giám sát quá trình thực hiện dự án Bauxite.

Ấn tượng chung của dư luận về 13 trang báo cáo của Bộ Công Thương về việc đưa dự án khai thác Bauxite trở thành một ngành công nghiệp lớn như Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố tại Hải Phòng vào đầu tháng 5 vừa qua là hoàn toàn không tưởng.

Thứ nhất là không tưởng về hiệu năng kinh tế. Bản báo cáo đã không cho thấy toàn bộ số tiền đầu tư mà nhà nước sẽ bỏ vào dự án gồm lập các nhà máy Alumin tại Tân Rai, Nhân Cơ, xây dựng các tuyến đường sắt, cảng Kê Gà, các hồ nước chứa bùn đỏ, tốn phí về sự tái tạo lại đất sau khi khai thác, cái giá phải trả cho sự ô nhiễm môi trường và nhất là sự phá huỷ nền văn hóa và bản sắc Tây Nguyên là bao nhiêu để rồi từ đó so sánh với lợi nhuận trên từng tấn Alumin thu được. Trong bản báo cáo, Bộ Công Thương chỉ nói đến vấn đề lợi nhuận từ việc khai thác Bauxite rồi luyện thành Alumin và cho đó là hiệu quả kinh tế là một sự gian trá. Ngay cả Chủ tịch Tập đoàn than – khoáng sản là công ty chính lo việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên còn phải đánh giá 50 ăn – 50 thua và tuyên bố trong Hội thảo về Bauxite ngày 9 tháng 4 năm 2009 tại Hà Nội, cho thấy là bản cáo của Bộ Công Thương hoàn toàn với chủ đích đánh lừa dư luận và chỉ làm trò cười cho dư luận khi cố tình “lấy vải thưa che mắt thánh”. Một dự án có hiệu quả kinh tế đúng nghĩa phải được tính toán toàn bộ những chi phí của các dự án chính, dự án phụ thuộc, những cái giá phải trả trong ngắn hạn cũng như dài hạn của hệ quả ô nhiễm môi sinh, và phải đối chiếu với những kế hoạch khai thác khác trong vùng rồi mới có thể kết luận về thành quả kinh tế có hay không của việc khai thác Bauxite.

Thứ hai là không tưởng về tác động môi trường. Bản báo cáo đã khẳng định rằng bùn đỏ của Bauxite Tây nguyên không có chất gây độc hại cho môi trường, không có chất phóng xạ và không thuộc loại rác thải nguy hiểm, vì thế Bộ Công Thương cho rằng chỉ cần quan tâm mặt quản lý, kiểm tra kỹ lưỡng thì sẽ không nguy hại. Đây là mấu chốt của sự không tưởng khi: 1/ Chỉ dựa trên một vài thử nghiệm phân chất bùn đỏ không đủ để phủ nhận kinh nghiệm chung của hầu hết các quốc gia khai thác Bauxite, đó là bùn đỏ chứa lượng kiềm lớn rất có hại cho các nguồn nước; 2/ Dù Bộ Công Thương có hứa là sẽ kiểm soát chặt chẽ và giải quyết bằng những kỹ thuật tối tân; nhưng thực tế của Tây Nguyên cho thấy là nhà nước CSVN không đủ khả năng để thích ứng cái gọi là “những công nghệ xử lý hiện đại” vì hai lý do: quá đắt đỏ, do đó không đáp ứng hiệu quả kinh tế và nhất là các hồ nước chứa bùn đỏ dễ bị mưa cuốn đi rất nhanh sau mỗi đợt mưa lớn bởi cây rừng đã bị đốn đi gần hết. Không thể nào một báo cáo cấp chính phủ khi đề cập đến việc bảo vệ môi trường mà lại chỉ nói rằng “Bộ tài nguyên và môi trường sẽ chủ trì phối hợp các ban ngành để lo”; đây là lề thói làm việc kiểu “đánh trống bỏ dùi”, tuyên bố lấy lệ kiểu lấp liếm sự thật.


Thứ ba là không tưởng về an ninh - quốc phòng. Bản báo cáo nói rằng việc nhân công Trung Quốc đưa sang làm việc tại Tây Nguyên chỉ nằm trong phần xây dựng nhà máy luyện alumin do nhà thầu Chinalco của Trung Quốc đưa sang hiện có khoảng 600 lao động, còn bao nhiêu thì sẽ do công nhân Việt Nam đảm trách. Qua cách trình bày, Bộ Công Thương muốn cho dư luận hiểu là số công nhân Trung Quốc làm việc ở Tây Nguyên không bao nhiêu, chỉ vài ngàn người và họ sẽ rời Việt Nam sau khi số công nhân Việt Nam có thể đảm trách hoàn toàn. Bộ Công Thương đã không cho biết là số công nhân Trung Quốc sẽ rời Việt Nam vào lúc nào trong quá trình khai thác Bauxite kéo dài đến năm 2025 cũng như không cho biết về kế hoạch chuyển giao kỹ thuật được thực hiện ra sao giữa công nhân Trung Quốc và Việt Nam. Nhưng điều tai hại mà Bộ Công Thương che giấu là số lao động Trung Quốc hiện không phải 600 mà lên đến hằng nhiều ngàn người. Tuy nhiên sự đe dọa an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên, không chỉ ở số lượng công nhân Trung Quốc mà chính là những cán bộ tình báo trà trộn vào công nhân để sang hoạt động tại Việt Nan. Với bản chất bá quyền của Bắc Kinh qua vụ Biển Đông hiện nay, chỉ cần sau 10 năm hoạt động, cho đến năm 2025, Trung Quốc sẽ nắm toàn bộ Tây Nguyên.

Thứ tư là không tưởng về việc biến Tây Nguyên thành nơi phát triển công nghiệp Bauxite. Bản báo cáo viết rằng để phát triển Tây Nguyên không thể chỉ dựa vào phát triển cây công nghiệp như cà phê, chè và cao su mà phải tận dụng và phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế của Tây Nguyên, đặc biệt là về thủy điện và khoáng sản (chủ yếu là Bauxite). Đúng là Tây Nguyên có hai lợi thế về Thuỷ điện và Bauxite, nhưng trong vòng 50 năm trước mặt, lợi thế đó không mang lại những lợi nhuận to lớn cho Tây Nguyên so với việc trồng cây công nghiệp vì khả năng của con người và đất nước Việt Nam chưa thể biến Thủy điện và Bauxite thành lợi thế của mình. Do đó khi khả năng không có và chưa nắm vững toàn bộ những kinh phí mà phải dựa vào sức người để khai thác thì sẽ trở thành hoang tưởng với những dự án chấp vá như Bộ Công Thương đã báo cáo.

Nói tóm lại, dự án khai thác Bauxite tại Tây Nguyên không có tính thuyết phục về mặt kinh tế, tài chánh, xã hội, an ninh. Nó sẽ trở thành một gánh nặng tai hại cho dân tộc Việt Nam nếu Bộ Công Thương nói riêng và đảng Cộng Sản Việt Nam nói chung vẫn cứ tiếp tục với những dự tính không tưởng nói trên.

Lý Thái Hùng
Ngày 28 tháng 5 năm 2009