Monday, April 19, 2010

Định hướng dư luận, công lý ra sao? (phần 1)

2010-04-19

Tìm hiểu về định hướng dư luận trong vụ Nông trường Sông Hậu. Liệu“định hướng dư luận”có gây nguy hại cho việc thực thi công lý không.

Photo courtesy of VTC

Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm hôm 19-11-2009.

Hôm 8 tháng 4, trả lời chất vấn của báo giới về vụ án Nông trường Sông Hậu, Phó Bí thư Thành ủy Cần Thơ là ông Phạm Thanh Vận, dõng dạc tuyên bố: Chúng tôi đang đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo định hướng dư luận về vụ Nông trường Sông Hậu.
Và mới đây, một vài nguồn thạo tin cho biết, hôm 13 tháng 4, trong cuộc họp định kỳ với lãnh đạo các cơ quan truyền thông, Bộ Thông tin – Truyền thông đã ra lệnh cho hệ thống truyền thông Việt Nam, tạm ngưng thông tin về vụ án Nông trường Sông Hậu cho đến khi có kết quả điều tra lại.
Tại Việt Nam, thông tin theo chỉ đạo, nhằm thực hiện công việc gọi là “định hướng dư luận” đã trở thành điều bình thường. Có những dấu hiệu cho thấy “định hướng dư luận” gây nguy hại cho việc thực thi công lý. Vì sao? Mời qúy vị nghe Trân Văn tường trình...

Khi dân biết và dân bàn...

Đầu năm 2008, Nông trường Sông Hậu ở Cần Thơ bị thanh tra và Thanh tra kết luận, nơi này đã xảy ra vô số sai phạm trong đủ mọi lĩnh vực, từ quản lý, sử dụng đất và giao đất, nợ phải thu, nợ phải trả, đến cách tạo nguồn thu và sử dụng nguồn thu, thực hiện quy chế dân chủ.
Theo Kết luận Thanh tra, nợ cần phải thu ở Nông trường Sông Hậu lên tới cả trăm tỉ. So số liệu do nông trường báo cáo với số liệu kiểm tra thực tế thì có sự chênh lệch lên tới hơn 26 tỉ. Nông trường Sông Hậu nợ ngân hàng hàng trăm tỉ...

Theo Kết luận Thanh tra, nợ cần phải thu ở Nông trường Sông Hậu lên tới cả trăm tỉ. So số liệu do nông trường báo cáo với số liệu kiểm tra thực tế thì có sự chênh lệch lên tới hơn 26 tỉ. Nông trường Sông Hậu nợ ngân hàng hàng trăm tỉ...

Tháng 9 năm 2008, bà Trần Ngọc Sương – Giám đốc Nông trường Sông Hậu bị khởi tố về tội “lập qũy trái phép”. Công an Cần Thơ xác định đã có 29 tỷ được bỏ vào qũy trái phép và khoản tiền này được chi vô tội vạ vào việc tiếp khách, biếu xén, tặng cho.
Tháng 8 năm ngoái, bà Sương cùng bốn thuộc cấp bị đưa ra xử sơ thẩm tại Toà án huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ. Toà án huyện Cờ Đỏ phạt bà Sương 8 năm tù, buộc bồi thường 4,3 tỉ.
Do bà Sương và các thuộc cấp kháng cáo, giữa tháng 11 năm ngoái, Toà án thành phố Cần Thơ đưa vụ án ra xử phúc thẩm, tuyên bố giữ nguyên mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bà Sương.
Khoảng nửa tháng sau, Viện Kiểm sát huyện Cờ Đỏ loan báo đã khởi tố bà Trần Ngọc Sương để tiếp tục điều tra thêm về tội “Tham ô tài sản”.
Nếu chỉ căn cứ vào Kết luận Thanh tra, Kết luận Điều tra, Cáo trạng, các bản án thì vụ án Nông trường Sông Hậu và hình phạt mà hai cấp Toà ở Cần Thơ đã tuyên đối với bà Trần Ngọc Sương không có gì cần phải bàn thêm.
Tuy nhiên, khác với nhiều vụ án liên quan đến các tội phạm về chức vụ, vụ án Nông trường Sông Hậu đã tạo ra sự bất bình sâu rộng trong công chúng ở Việt Nam. Cả hệ thống truyền thông chính thống lẫn nhiều diễn đàn điện tử và blog đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích việc truy cứu trách nhiệm hình sự, kết án bà Sương. Vì sao?
Có lẽ phải bắt đầu từ câu chuyện về Nông trường Sông Hậu. Nông trường này do cha bà Sương là ông Trần Ngọc Hoằng, thành lập năm 1979 và trực tiếp lãnh đạo cho đến khi bà Sương trở thành giám đốc kế nhiệm.
Báo chí Việt Nam đã từng viết rất nhiều về việc, ông Trần Ngọc Hoằng chính là người biến 7.000 héc ta đất hoang, nhiễm phèn trở thành ruộng lúa, cùng với các nhà máy chế biến nông sản, khu dân cư, có hệ thống đường, hệ thống điện, bệnh viện, trường học,... giúp nông dân là nông trường viên có nhà, có thu nhập đủ sống, con cái được đến trường, học hành thành tài,...

Báo chí Việt Nam đã từng viết rất nhiều về việc, ông Trần Ngọc Hoằng chính là người biến 7.000 héc ta đất hoang, nhiễm phèn trở thành ruộng lúa, cùng với các nhà máy chế biến nông sản, khu dân cư, có hệ thống đường, hệ thống điện, bệnh viện, trường học,... giúp nông dân là nông trường viên có nhà, có thu nhập đủ sống, con cái được đến trường, học hành thành tài,...

Điểm đáng chú ý nhất là từ giữa thập niên 1980, trong khi hệ thống nông trường, hợp tác xã, vốn được xem như nền tảng để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam bắt đầu tan rã thì Nông trường Sông Hậu vẫn tồn tại như một trung tâm sản xuất nông nghiệp nổi tiếng.
Nhờ thế, ông Trần Ngọc Hoằng, rồi bà Trần Ngọc Sương – người thay cha mình làm giám đốc, lần lượt được tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”. Riêng Nông trường Sông Hậu có đến hai lần được tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”. Chưa kể cá nhân bà Trần Ngọc Sương, còn từng được tặng các “Huân chương Lao động” từ hạng nhất đến hạng 3. Năm 2002, bà được bầu chọn là “Người phụ nữ ấn tượng khu vực châu Á – Thái Bình Dương”.

Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm hôm 19-11-2009.
Bà Trần Ngọc Sương tại phiên tòa phúc thẩm hôm 19-11-2009.Photo courtesy VTC
Trong mắt công chúng, bà Trần Ngọc Sương không giống như nhiều giám đốc doanh nghiệp nhà nước hay các viên chức đã từng phải ra toà, bị phạt tù cũng vì “lập qũy trái phép”, “cố ý làm trái” hay “tham ô tài sản”.
Cho dù hệ thống bảo vệ pháp luật ở Cần Thơ khẳng định, bà Sương đã vi phạm nhiều qui định pháp luật hiện hành, song công chúng vẫn xem bà là người ngay tình. Với cơ chế phi lý, trái qui luật, việc làm trái các qui định được xem như chuyện đương nhiên để có thể tồn tại và phát triển, thậm chí còn được xem là dũng cảm và đã có một số trường hợp được phong tặng danh hiệu anh hùng.
Đây cũng là lý do khiến hàng trăm nông dân là nông trường viên ở Nông trường Sông Hậu, cùng ký vào một thỉnh nguyên thư, xin đi tù thay giám đốc của họ.
Dư luận đã khiến Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam phải gửi văn bản, kiến nghị xem xét lại toàn bộ vụ án ngay sau khi Toà án Cần Thơ công bố bản án phúc thẩm. Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam tuyên bố, nếu Toà án và Viện Kiểm sát Tối cao cho rằng, không có cơ sở để xem xét kiến nghị của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thì Ủy ban Tư pháp Quốc hội sẽ “vào cuộc”. Bộ trưởng Công an Việt Nam loan báo đã yêu cầu Công an Cần Thơ báo cáo về quá trình điều tra vụ án. Nếu có sai sót thì Bộ Công an sẽ có ý kiến để sửa.
Cho dù hệ thống bảo vệ pháp luật ở Cần Thơ khẳng định, bà Sương đã vi phạm nhiều qui định pháp luật hiện hành, song công chúng vẫn xem bà là người ngay tình. Với cơ chế phi lý, trái qui luật, việc làm trái các qui định được xem như chuyện đương nhiên để có thể tồn tại và phát triển, thậm chí còn được xem là dũng cảm và đã có một số trường hợp được phong tặng danh hiệu anh hùng.

Mới đây, Viện Kiểm sát Tối cao cho biết, đã hoàn chỉnh kháng nghị gửi Toà án Tối cao. Theo Viện Kiểm sát Tối cao, cả hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều có thiếu sót và sai lầm nghiêm trọng, do vậy, họ đề nghị Toà án Tối cao xem xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, hủy cả hai bản án để điều tra, xét xử lại từ đầu.

Quyền được nói: Điều đương nhiên nhưng không hề có

Những người theo dõi sát các diễn biến thời sự tại Việt Nam đều cho rằng, dư luận là tác nhân chính khiến hệ thống chính trị ở Việt Nam phải xét lại vụ án liên quan đến Nông trường Sông Hậu.
Chuỗi sự kiện: Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam kiến nghị xem xét lại toàn bộ vụ án, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam tuyên bố, nếu Toà án và Viện Kiểm sát Tối cao cho rằng, không có cơ sở để xem xét kiến nghị của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thì ủy ban này sẽ “vào cuộc”, rồi Bộ trưởng Công an Việt Nam hứa nếu có sai sót thì sẽ có ý kiến để sửa và mới đây, Viện Kiểm sát Tối cao thông báo đã gửi kháng nghị, đề nghị Toà án Tối cao xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm để hủy cả hai bản án, điều tra, xét xử lại từ đầu,... được nhận định là “xưa nay hiếm”.

Bộ trưởng Công an Việt Nam hứa nếu có sai sót thì sẽ có ý kiến để sửa và mới đây, Viện Kiểm sát Tối cao thông báo đã gửi kháng nghị, đề nghị Toà án Tối cao xét lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm để hủy cả hai bản án, điều tra, xét xử lại từ đầu
Vì sao? Các văn bản cũng như tuyên bố vừa đề cập đều nhắc đến hai yếu tố: Dư luận đang rất bất bình và cần khôi phục lòng tin nơi công chúng.
Liệu bà Trần Ngọc Sương, người được xem là nạn nhân chính trong vụ án Nông trường Sông Hậu, nghĩ gì về vai trò của dư luận và tương quan giữa dư luận với thực thi công lý? Bà có điều gì muốn nói với công chúng? Đó là những câu hỏi mà chúng tôi dự định sẽ đề nghị bà cho thính giả của Ban Việt ngữ Đài Á châu Tư Do biết...
Trân Văn: Thưa bà, bà là bà Trần Ngọc Sương?
Bà Trần Ngọc Sương: Dạ thưa phải.
Trân Văn: Thưa bà tôi là Trân Văn ở Đài Á Châu Tự Do.
Bà Trần Ngọc Sương: Thôi, xin, xin miễn anh... Tôi, tôi không tiếp đâu anh, xin lỗi anh nhá... Tôi không tiếp những đài ở nước ngoài vì tôi cũng là một đảng viên, thành ra tôi cũng phải rất có trách nhiệm đối với đất nước. Cho tôi miễn trả lời nha anh.
Trân Văn: Dạ rồi, cám ơn bà.
Hiến pháp Việt Nam minh định, Việt Nam tôn trọng tất cả các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền tự do ngôn luận. Tuy nhiên bà Trần Ngọc Sương, người được cho là đã bỏ cả cuộc đời để xây dựng và phát triển Nông trường Sông Hậu, đến cuối đời, mắc nhiều chứng bệnh hiểm nghèo, không chồng, không con, không nhà cửa rồi trở thành bị án chính của một vụ án mà theo bà, nếu không minh bạch, bà sẽ tự tử,... vẫn không dám nói.
Đã có không ít người cho rằng, vì công dân không có quyền tự do bày tỏ ý kiến nên việc thực thi công lý tại Việt Nam trở nên hết sức tùy tiện. Điều đó đúng hay sai? Mời qúy vị đón nghe bài kế tiếp

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/How-about-the-justice-if-public-opinion-is-always-oriented-part1-04192010075129.html

0 comments:

Post a Comment