Tuần tra thường xuyên ở Trường Sa
HÀ NỘI (TH) - Một bản tin từ Hà Nội dẫn nguồn tin từ báo chí Trung Quốc nói rằng “Cục Quản Lý Nghề Cá Trung Quốc” ngày 25 tháng 4, 2010 loan báo bắt đầu tuần tra thường xuyên ở Biển Ðông.
Báo điện tử Vitinfo ở Hà Nội thuật tin báo Trung Quốc cho hay như vậy khi Bắc Kinh điều động hai tàu thay thế hai tàu khác làm nhiệm vụ hộ tống các tàu đánh cá của Trung Quốc trong khu vực.
Các tàu Trung Quốc đang thao dượt. (Hình:
Sự hộ tống chỉ là một hình thức nghênh cản, đe dọa tàu đánh cá cũng như các loại tàu khác của các nước trong đó có Việt
“Tàu ngư chính 301 và 302 Trung Quốc sẽ thay thế tàu ngư chính 311 và 202, đảm nhận nhiệm vụ tuần tra khu vực biển quần đảo Trường Sa kể từ 1 tháng 4,” Wu Zhuang, giám đốc Cục Ngư Nghiệp và Quản Lý Cảng Cá Biển Ðông thuộc Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc nói như vậy được dịch thuật lại trên Vitinfo.
Nguồn tin dẫn lời ông Wu, các tàu tuần tra được điều động để hộ tống tàu cá Trung Quốc hoạt động tại Biển Ðông và gia tăng quyền đánh bắt cá ở vùng biển quanh Trường Sa. Hai tàu trên đã rời Tam Á, thành phố biển của tỉnh Hải
Ðược biết, quần đảo Trường Sa đang là một trong những điểm nóng về tranh chấp chủ quyền biển đảo trên biển Ðông giữa Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Mã Lai và cả Ðài Loan. Việt
Năm 2002, các nước Ðông Nam Á và Trung Quốc ký bản thỏa ước “Nguyên Tắc Ứng Xử trên Biển Ðông” để tránh đụng độ quân sự. Cuộc họp thượng đỉnh ASEAN hồi đầu tháng cũng lập lại quân điểm này.
Hà Nội rất nhiều lần tuyên bố, “khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội cũng từng ra tuyên bố việc Trung Quốc cử tàu ngư chính đi tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa là “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam” đối với các quần đảo này.
Hôm 5 tháng 4, 2010, phản ứng trước hành động Trung Quốc cử tàu Ngư Chính tuần tra ở khu vực Trường Sa, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hà Nội đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc “chấm dứt ngay” hành động này.
“Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động này, không tiếp tục có các hành động gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình tại Biển Ðông, làm ảnh hưởng đến việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực.”
Nay thì Trung Quốc tiếp tục cử thêm đoàn tàu khác tới và Việt Nam cũng chưa thấy có lời tuyên bố suông nào tiếp theo.
Khi loan báo đưa đoàn tàu khác tới khống chế khu vực biển Trường Sa, Bắc Kinh tiếp Bộ Trưởng Quốc Phòng CSVN Phùng Quang Thanh.
Thông tấn xã Việt Nam ngày 23 tháng 4, 2010 đưa tin, khi đến Bắc Kinh ông Thanh nêu rõ, “Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn khẳng định mối quan hệ trước sau như một với Ðảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân đội và nhân dân Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển theo phương châm ‘16 chữ’ và tinh thần ‘4 tốt’ đã được lãnh đạo cấp cao hai nước xác định. Quan hệ quốc phòng là một nội dung rất quan trọng trong quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Việt
Hãng tin Tân Hoa Xã, cũng ngày 23 tháng 4, 2010, thì giản dị đưa tin Từ Tài Hậu, phó Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc “cam kết hợp tác với Việt Nam để tăng cường trao đổi và hợp tác hữu nghị giữa quân đội giữa hai nước.”
Nhưng lời nói và việc làm của Bắc Kinh hoàn toàn trái ngược nhau và lời tuyên bố của bà Nguyễn Phương Nga không có một tác dụng gì. Ngư dân Việt
0 comments:
Post a Comment